Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 16-08-2017

  • Cập nhật : 16/08/2017

Nhật Bản âm thầm để Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ?

Theo hãng tin RT, Nhật Bản đã chính thức chấp thuận mang vũ khí hạt nhân tới đảo Okinawa (Nhật Bản) không lâu trước khi thỏa thuận song phương nhằm trao trả đảo này cho Nhật Bản được ký kết năm 1969.

Một bản ghi nhớ của Mỹ ghi ngày 17/11/1969 mới được Mỹ tiết lộ có nội dung rằng quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nhật Bản là ông Hiroto Tanaka đã nói với Cố vấn An ninh Quốc gia khi đó là ông Henry Kissinger “Nhật Bản không phản đối Mỹ” đưa vũ khí hạt nhân lên đảo Okinawa trong trường hợp khẩn cấp.

ten lua hat nhan titan ii cua my.

Tên lửa hạt nhân Titan II của Mỹ.

Cũng theo tài liệu này, cuộc hội đàm giữa hai ông Tanaka và Kissinger diễn ra vài ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Eisuke Sato và Tổng thống Mỹ Richard Nixon đạt được thỏa thuận ngầm nhằm đưa vũ khí hạt nhân tới Okinawa. Hai ngày sau đó, hội nghị dẫn đến quá trình trao trả Okinawa cho Nhật Bản đã bắt đầu.

Mặc dù thông tin về việc Nhật Bản và Mỹ có thỏa thuận bí mật về việc bố trí vũ khí hạt nhân để đổi lại chủ quyền đảo Okinawa đã được biết đến từ lâu, song đây là lần đầu tiên một tài liệu chính thức của Mỹ xác nhận điều này.

Khi đó, ông Tanaka nói rằng vấn đề hạt nhân “rất quan trọng đối với Nhật Bản và thành bại của cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Sato và Tổng thống Nixon sẽ quyết định đến vấn đề này”. Tài liệu của Mỹ nói thêm, “Ông Tanaka đã có cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Nhật Bản và nhận thấy rằng Nhật Bản không phản đối Mỹ về việc đưa vũ khí hạt nhân đến lãnh thổ nước này”.

Ông Tanaka cũng nhấn mạnh rằng việc Nhật Bản ngầm chấp thuận Mỹ đưa vũ khí hạt nhân lên đảo Okinawa nhất thiết không được công bố trước công chúng bởi người Nhật Bản phần đông phản đối điều này.

Tài liệu mật của Mỹ cho thấy rằng lãnh đạo Nhật Bản đã vi phạm Nguyên tắc Phi Hạt nhân mà họ đã đưa ra vào năm 1967, trong đó nêu rõ rằng Nhật Bản không sản xuất, sở hữu vũ khí hạt nhân hay đưa loại vũ khí này vào lãnh thổ đất nước. Dù vậy, chính phủ Nhật Bản khi đó khẳng định trước công chúng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không xuất hiện ở Okinawa, và Nguyên tắc Phi Hạt nhân cũng giúp Thủ tướng Sato giành giải Nobel Hòa Bình năm 1974.

Thỏa thuận trao trả Okinawa giữa Mỹ và Nhật Bản đã được lãnh đạo hai nước thống nhất vào năm 1969 và chính thức được ký kết cùng lúc tại Washington và Tokyo vào ngày 17/06/1971. Hòn đảo này được chính thức trả lại cho Nhật Bản vào ngày 15/05/1972 sau 27 năm thuộc sự kiểm soát của Mỹ.

Từ đó đến nay, Mỹ luôn đảm bảo sự hiện diện quân sự của mình trên đảo Okinawa. Thống đốc đảo Okinawa cùng rất nhiều người dân từ lâu đã không hài lòng trước sự xuất hiện của quân đội Mỹ trên đảo, và nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra.(Infonet)
--------------------------

Đối đầu biên giới Trung Quốc -Ấn Độ: Nga có thể "tháo ngòi" xung đột?

Báo Nga đề xuất xử lý ổn thỏa vấn đề biên giới để xây dựng quan hệ tam giác Nga - Trung - Ấn, từ đó quyết định chiều hướng phát triển của Âu - Á thậm chí toàn thế giới, đẩy Mỹ và đồng minh ra khỏi khu vực.

nga co the dung ra dong vai tro hoa giai trong doi dau bien gioi trung - an. trong hinh la chu tich trung quoc tap can binh, thu tuong an do narendra modi va tong thong nga vladimir putin. anh: business standard.

Nga có thể đứng ra đóng vai trò hòa giải trong đối đầu biên giới Trung - Ấn. Trong hình là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Business Standard.

Tờ Quan điểm Nga gần đây cho rằng tranh chấp lãnh thổ Trung - Ấn có lịch sử lâu dài, nhưng sau khi Ấn Độ gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), vấn đề này đã làm cho Nga đặc biệt quan tâm. 
Hai bên đều có lý do trong cuộc đối đầu này. Trung Quốc muốn xây dựng đường ô tô trên cái gọi là “lãnh thổ của mình”. Nhưng người Ấn Độ tin rằng nếu Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược đối với Ấn Độ, sự kiện trước tiên chính là chốt chặn “cổ họng” - hành lang Siliguri. Trong khi đó, việc xây dựng đường sá trên cao nguyên Doklam ở cách đó không xa chính là đã thể hiện rõ ý đồ của Trung Quốc.
Trên thực tế, từ cao nguyên Doklam đến hành lang Siliguri xa trên 100 km, hai nước lớn về vũ khí hạt nhân này nổ ra chiến tranh cũng là việc khó có thể tưởng tượng. 
Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ đều nhấn mạnh đến “chủ quyền lãnh thổ” của mình. Huống hồ, cao nguyên Doklam là điểm cao khống chế quan trọng của dãy núi Himalayas, hai bên giằng co căng thẳng.
“Quả mìn biên giới” do người Anh chôn xuống đã ngăn cản hai nền văn minh cổ này xây dựng quan hệ bình thường. Nga có thể phát huy vai trò quan trọng trên phương diện này.
Bắc Kinh và New Delhi đều có đủ các nhà chính trị hiểu rõ hai bên làm đối tác tốt hơn là làm kẻ thù. Cho dù không giải quyết được tranh chấp thì họ cũng mong muốn làm dịu vấn đề. 
ba nha lanh dao nga, trung quoc va an do sap gap nhau o hoi nghi thuong dinh brics tai ha mon, trung quoc. anh: deccan chronicle.

Ba nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sắp gặp nhau ở Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn, Trung Quốc. Ảnh: Deccan Chronicle.

Rõ ràng, điều cần đề cập đến không phải là nhượng bộ hay trao đổi lãnh thổ, nhưng hai nước có thể tránh tập trung vào tranh chấp lãnh thổ, duy trì hiện trạng, không bị khiêu khích bởi bên thứ ba. Báo Nga cho rằng Mỹ rất muốn Ấn Độ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, giống như Anh ủng hộ Ấn Độ đối đầu với Trung Quốc.
Trong khi đó, Bắc Kinh và New Delhi đều mong muốn “công việc châu Á do người châu Á tự giải quyết” (quan điểm này thực ra là do Trung Quốc đưa ra và Trung Quốc muốn đóng vai trò chủ đạo). Nhưng nếu coi láng giềng là kẻ thù thì không thể thực hiện được mong muốn này. 
Hai nền văn minh lớn ở bên cạnh nhau có lịch sử chung vài nghìn năm làm sợi dây gắn bó. Giữa hai bên không có bất cứ lý do quan trọng và điều kiện tiền đề nào để xảy ra xung đột.
Nga hy vọng duy trì quan hệ chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời xây dựng tam giác Moscow - New Delhi - Bắc Kinh trong tương lai để quyết định chiều hướng phát triển của Âu - Á và toàn thế giới. 
Mặc dù nhiệm vụ này to lớn và khó khăn, nhưng nó hoàn toàn không phải là ảo tưởng. Ba nước đóng vai trò quan trọng và triển khai hợp tác trong BRICS, từ năm nay đã trở thành đối tác của nhau trong tổ chức SCO.
Ấn Độ gia nhập SCO là một thử thách to lớn của Nga - tương lai của SCO và quan hệ Nga - Ấn đều sẽ tùy thuộc vào quan hệ tam giác Nga - Trung - Ấn được xây dựng như thế nào.
du luan dang quan tam den kha nang thu tuong an do tham du brics va gap go song phuong voi chu tich trung quoc tap can binh trong thoi gian toi. anh: india today.

Dư luận đang quan tâm đến khả năng Thủ tướng Ấn Độ tham dự BRICS và gặp gỡ song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian tới. Ảnh: India Today.

Nga không có thực lực kinh tế gây lo ngại cho Ấn Độ như Trung Quốc, nhưng Nga có kinh nghiệm xây dựng quan hệ tốt đẹp với hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.
New Delhi và Bắc Kinh tin tưởng vào Moscow. Chính vì vậy, Nga có thể và cũng cần giúp đỡ Trung Quốc và Ấn Độ mở rộng hợp tác địa - chính trị, thu hẹp mâu thuẫn, giải quyết tranh chấp, giảm thiểu bất mãn.
Ba nước có thể xây dựng hệ thống an ninh công cộng ổn định ở châu Á, giải quyết vấn đề Afghanistan và các vấn đề khu vực khác. Nếu còn tiến hành hợp tác với Iran và các nước Hồi giáo khác thì có thể cùng nhau đẩy các lực lượng quân sự bên ngoài ra khỏi châu Á, làm cho Mỹ và Anh không thể tiếp tục sử dụng các mâu thuẫn nội bộ khu vực để làm “con bài”.
Tuy nhiên, tất cả phải bắt đầu từ giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc trong một tháng nữa, nhà lãnh đạo ba nước có thể bàn đến vấn đề này.(Viettimes)
-----------------------------

Singapore kết án 3 người gốc Việt cưỡng hiếp phụ nữ Malaysia

Tòa án Singapore hôm 15-8 tuyên án tù giam và phạt roi đối với 3 du khách người Anh gốc Việt vì tội cưỡng hiếp một phụ nữ Malaysia vào năm ngoái.

Khong Tam Thanh, 22 tuổi, bị tuyên 6 năm tù giam và phạt 8 roi. Vu Thai Son, 24 tuổi, bị tuyên 6 năm 6 tháng tù giam và phạt 8 roi. Michael Le, 24 tuổi, bị tuyên 5 năm 6 tháng tù giam và phạt 5 roi.

Cả 3 thừa nhận cưỡng hiếp tập thể một phụ nữ Malaysia 22 tuổi, danh tính không được công bố, tại khách sạn Carlton – Singapore trong lúc cô ta say xỉn.

Trong suốt phiên tòa, Ủy viên Tư pháp Hoo Sheau Peng đã mô tả hành vi của 3 đối tượng nêu trên là "đáng khinh". 

Bà Peng khẳng định hành vi phạm tội của Son là nghiêm trọng nhất vì người này không dùng biện pháp an toàn, qua đó gây nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh liên quan đến tình dục và có thể khiến nạn nhân mang thai ngoài ý muốn.

 

michael le (trai) va khong tam thanh. anh: straits times

Michael Le (trái) và Khong Tam Thanh. Ảnh: Straits Times

 

Cũng theo bà Peng, tội của Thanh nặng hơn Le vì hắn ta mở cửa phòng sau khi phạm tội, tạo điều kiện cho các hành vi phạm tội khác.

Thanh được phép bắt đầu thụ án vào ngày 22-8 còn Le là vào ngày 18-8 để cả 2 được gặp gia đình. Cả 2 được tại ngoại sau khi nộp phạt 50.000 USD/người. 

Trong khi đó, Son đã bị giam giữ kể từ khi bị bắt.

Trước đó, vào ngày 14-8, công tố viên G. Kannan tìm kiếm mức án cho Le là 6 năm tù giam còn với Thanh và Son là 7 năm. "Họ đối xử với nạn nhân như thể cô ta là một món đồ vật để sử dụng và lạm dụng" – ông Kannan khẳng định.

Tuy nhiên, phiên toàn hôm 15-8 không giải thích vì sao mức án được giảm nhẹ. 

Mức án tối đa cho tội danh cưỡng hiếp là 10 năm tù giam.

Trước đó, vào ngày 9-9 năm ngoái, 3 du khách người Anh gốc Việt cùng với một nhóm bạn bay đến Singapore tham dự lễ hội âm nhạc và tiệc tùng. 

Tại đây, một người trong nhóm là Trinh Viet Anh, 24 tuổi, chủ động làm quen với người phụ nữ trẻ Malaysia nêu trên. Sau đó, cô ta đề nghị đến phòng của Anh để "vui vẻ".

Sau khi "quan hệ" cô gái người Malaysia đi ngủ và đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau, Anh để Thanh vào phòng. Thanh, Son và Le sau đó đã luân phiên cưỡng hiếp nạn nhân.

Trong lúc Le đang giở trò thì nạn nhân thức giấc và yêu cầu được biết y là ai. Nạn nhân báo cảnh sát 1 ngày sau đó. Anh khẳng định không liên quan đến vụ việc.(NLĐ)
----------------------

Indonesia phá âm mưu đánh bom dinh tổng thống

Cảnh sát Indonesia ngày 15-8 bắt giữ 5 nghi can là phiến quân Hồi giáo vì có liên quan đến âm mưu tấn công dinh tổng thống bằng bom tự chế.

tong thong indonesia joko widodo (giua) va thanh vien noi cac dung truoc dinh tong thong - anh: reuters

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (giữa) và thành viên nội các đứng trước Dinh tổng thống - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, các nghi can bị bắt tại một ngôi nhà ở Bandung, thủ phủ tỉnh Tây Java, chỉ cách thủ đô Jakarta 120km về phía đông nam.

Cảnh sát chống khủng bố cũng tìm thấy số hóa chất nghi dùng để chế tạo bom cho vụ tấn công dinh tổng thống ở Jakarta, được lên lịch vào cuối tháng này. Một số sĩ quan kể lại họ có cảm giác bị bỏng và da đỏ tấy khi bước vào nhà.

Hai trong số 5 nghi can bị bắt giữ là một cặp vợ chồng từng bị trục xuất khỏi Hong Kong với cáo buộc truyền bá tư tưởng khủng bố.

Reuters dẫn lời cảnh sát cho biết nhóm nghi can này đã học chế bom qua một trang web do một người Indonesia, được cho là đã chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria, điều hành.

“Đây có lẽ là lần đầu tiên phương pháp tấn công bằng bom tự chế với các hóa chất nguy hiểm được phát hiện ở Tây Java” - người pháp ngôn sở cảnh sát Tây Java Yusri Yunus cho biết.

Ông Yunus không tiết lộ các hóa chất này là gì, cũng như chi tiết âm mưu đánh bom của nhóm nghi can.

Nhiều vụ tấn công quy mô nhỏ lấy cảm hứng từ IS vẫn diễn ra ở Indonesia, quốc gia hồi giáo đông dân nhất thế giới, song đa số đều được lên kế hoạch hay tiến hành rất nghiệp dư. Các cuộc tấn công chủ yếu là dùng vũ khí tự chế và gây thương vong cũng như thiệt hại chỉ ở mức tối thiểu.

Tuy nhiên, cảnh sát bắt đầu quan ngại khi các âm mưu tấn công có vẻ ngày càng tinh vi hơn, nhất là sau vụ đánh bom kép bằng nồi cơm điện làm ba cảnh sát thiệt mạng tại một trạm xe buýt ở Jakarta hồi tháng 5.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 16-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 16-08-2017

    Nga cam kết trả đũa mạnh mẽ nếu Mỹ gây khó cho hoạt động ngoại giao; Patriot Mỹ "bó tay" trước tên lửa phiến quân tấn công A rập Xê út?; Đệ nhất phu nhân Zimbabwe bị bắt tại Nam Phi

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 16-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 16-08-2017

    Thủ tướng Ấn Độ cảnh báo thế lực thù địch nước ngoài; Venezuela đòi 'động binh' vì bị Mỹ đe dọa; ​Ukraine phủ nhận bán công nghệ tên lửa cho Triều Tiên; Nếu bùng nổ, chiến tranh Trung-Ấn có thể lan từ cao nguyên Doklam tới Ấn Độ Dương

Bài cùng chuyên mục