Trung Quốc hành động nóng, quyết giành miếng bánh Syria
Một đất nước vừa trải qua cuộc chiến đẫm máu, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, hàng hóa khan hiếm chính là mảnh đất màu mỡ mà Bắc Kinh hướng tới.
Ngày 28/11, giới truyền thông Trung Đông cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch triển khai quân tới Syria để hỗ trợ các lực lượng của Tổng thống Bashar Al-Assad.
Theo các nguồn tin, động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quan ngại về sự hiện diện của các chiến binh Hồi giáo tại khu vực Đông Turkestan, những tay súng được xác định đang hỗ trợ các nhóm đối lập tại Syria.
Nguồn tin trên cho biết thêm, Bộ Quốc phòng Trung Quốc có ý định triển khai 2 đơn vị được biết đến là "Những con Hổ Siberia" và "Hổ Đêm" thuộc Các Lực lượng tác chiến đặc biệt đến trợ giúp lực lượng chính phủ Syria.
Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc được cử đến Syria. Năm 2015, chính quyền Syria đã cho phép khoảng 5.000 binh sĩ quân đội Trung Quốc vào lãnh thổ nước này như các lực lượng đồng minh và đồn trú tại khu vực Tây Latakia.
Ngoài binh sĩ, các thiết bị hải quân và không quân, các cố vấn quân sự Trung Quốc cũng được cử tới Syria.
Lính đặc nhiệm Trung Quốc
Tại một cuộc họp hồi tuần trước với Cố vấn Tổng thống Syria Bouthaina Shaaban, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền Syria nhằm ngăn chặn các chiến binh từ Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan.
Chính quyền Syria cũng từng thông báo rằng khoảng 5.000 tay súng người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm sắc tộc Hồi giáo mà Trung Quốc cáo buộc là khủng bố, đã đến Syria thông qua khu vực Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới quan sát cho rằng, việc Trung Quốc triển khai quân sang Syria giúp chính quyền Assad chỉ là phần nổi. Mục đích chính của Bắc Kinh nhằm triển khai cho kế hoạch sắp tới của mình tại Syria.
Mới đây, ông Imad Moustapha, Đại sứ Syria tại Trung Quốc cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc đã thể hiện ''mối quan tâm lớn'' trong tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Syria.
Hàng ngày, ông Moustapha đều tiếp nhận các đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc lớn sang Syria khảo sát.
''Hầu hết họ đang trong giai đoạn mở văn phòng đại diện ở Damascus lẫn nhiều thành phố khác. Nhiều đoàn khảo sát thị trường đã sang gặp cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước Syria rồi trở về báo cáo cho cấp trên của mình. Một số đã ký được hợp đồng làm ăn, một số khác đang trong quá trình thương thảo hợp đồng'', vị Đại sứ tiết lộ.
Đưa quân sang Syria vào giai đoạn cuối của cuộc chiến là một bước đi khá chắc chắn của Bắc Kinh. Một mặt, Trung Quốc muốn tạo dựng mối quan hệ với chính quyền Damacus, một mặt tạo chỗ đứng vững chắc để có thể đưa các doanh nghiệp của mình sang làm ăn tại Syria.
Dường như chính quyền Bắc Kinh rất tự tin về sự kết thúc chiến tranh tại Syria trong thời gian ngắn. Do đó, Trung Quốc đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề Syria.
Một đất nước vừa trải qua cuộc chiến đẫm máu, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, hàng hóa khan hiếm, đây chính là mảnh đất màu mỡ mà Bắc Kinh hướng tới.(Baodatviet) ----------------------------
Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa khi châu Á đang say ngủ
Theo hãng tin Reuters, các quan chức cho biết Triều Tiên đã phóng một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đến gần Nhật Bản và một số người cho rằng về lý thuyết thủ đô Washington đã nằm trong tầm ngắm của tên lửa Triều Tiên.
Triều TIên đã phóng thử tên lửa trở lại, các nước lân cận ngay lập tức trở nên hoang mang.
Quân đội Hàn Quốc cho biết, vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên diễn ra lúc khoảng 3h30 sáng ngày 29/11. Tên lửa này đã đạt độ cao 4.500km và bay một quãng đường khoảng 960km trước khi rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
“Tên lửa Triều Tiên đã bay cao hơn các loại tên lửa mà họ từng phóng đi, và điều này cho thấy họ đang tiếp tục chế tạo tên lửa có thể đe dọa bất kỳ đâu trên thế giới”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trả lời báo giới tại Nhà Trắng.
Ông Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã có cuộc trao đổi qua điện thoại và đồng ý sẽ giúp Nhật Bản nâng cao khả năng phòng vệ quân sự. “Đây là vấn đề mà chúng ta có thể giải quyết được”, ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng về cuộc phóng thử tên lửa mới nhất. Ông cũng nói rằng sự kiện này sẽ không thay đổi chính sách gây sức ép của ông đối với Triều Tiên.
Washington đã nhiều lần nói rằng họ vẫn để ngỏ mọi phương án đối phó với Triều Tiên, trong đó có phương án quân sự, song họ muốn dùng phương án ngoại giao để Bình Nhưỡng tự nguyện từ bỏ chương trình vũ khí của mình.
“Các biện pháp ngoại giao vào thời điểm hiện tại vẫn còn hiệu lực”, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết. “Hoa Kỳ vẫn cam kết tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải giáp vũ khí hạt nhân và chấm dứt những hành động gây hấn của Triều Tiên”.
Bên cạnh việc thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, “cộng đồng quốc tế phải có biện pháp tăng cường an ninh trên biển, trong đó bao gồm đóng cửa các tuyến đường biển dẫn đến Triều Tiên”, ông Tillerson nói thêm.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nhóm họp với nhau trong ngày 29/11 để bàn về cuộc phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Bình Nhưỡng vẫn nhất quyết không từ bỏ chương trình vũ khí của mình và ngồi lại vào bàn đàm phán.
Triều Tiên thử nghiệm tên lửa chỉ một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa nước này vào danh sách các nước tài trợ khủng bố. Điều này cho phép Mỹ có thể áp đặt thêm nhiều lệnh cấm vận hơn và sẽ khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nóng hơn nữa.
Đây cũng là lần thử tên lửa đầu tiên của Triều Tiên kể từ giữa tháng 9 tới nay. Trong thời gian qua, Bình Nhưỡng đã tiến hành hàng chục cuộc phóng thử tên lửa mặc cho những lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc. Ông Trump đã thề sẽ không để Triều Tiên có trong tay tên lửa hạt nhân có thể bắn đến lãnh thổ nước Mỹ.(Infonet) ------------------------------
Triều Tiên gây sốc, phóng tên lửa đạn đạo ICBM có thể tấn công bất cứ đâu ở Mỹ
Đêm ngày 28 rạng ngày 29.11.2017, Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo. Theo trang Washington Post, tên lửa vượt qua khoảng cách khoảng 1.000 km và rơi xuống khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản. Hàn Quốc đáp trả bằng cuộc diễn tập tên lửa, Nhật Bản họp nội các vào 3 giờ sáng.
Quang Anh - /
Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo - ảnh minh họa của NY TimesĐây là là vụ phóng tên lửa đầu tiên
của Bình Nhưỡng kể từ giữa tháng 09.2017. Vụ phóng tên lửa đạn đạo được cho là một động thái trả đũa với Nhà Trắng, khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.
Lầu Năm Góc cho biết, theo những nhận định ban đầu, đây là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), được phóng lên từ khu vực Sain Ni, Triều Tiên. Tên lửa bay với thời gian và độ cao gấp đôi so với lần phóng trước đây.
Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản khẳng định tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), sau khi vượt khoảng cách gần 1.000 km đã rơi xuống khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của đất nước này và không gây bất cứ tổn thất nào.
Ngay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa, quân đội Hàn Quốc đáp trả bằng việc tổ chức một cuộc diễn tập phóng tên lửa có độ chính xác cao.
Tổng thống Donald Trump phản ứng thận trọng với tin tức vụ phóng tên lửa đạn đạo mới, dường như ông không ngạc nhiên với sự cố này và tuyên bố: "Đây là tình huống mà chúng tôi sẽ xử lý."
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis bày tỏ sự lo ngại về những tiến bộ kỹ thuật mà Bình Nhưỡng đạt được trong vụ phóng tên lửa này, ông cho biết tên lửa đã bay với thời gian 53 phút, đạt độ cao 4.000 km và bay được 960 km trước khi rơi xuống phía tây của khu vực bắc đảo Honshu, đảo lớn nhất Nhật Bản, cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng của chương trình tên lửa Triều Tiên.
Ông Mattis nhấn mạnh: "Điểm mấu chốt là Bắc Triều Tiên tiếp tục những nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa - một mối đe dọa trực tiếp gây nguy hiểm cho hòa bình khu vực và thế giới, đe dọa trực tiếp an ninh Mỹ".
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiến hành một cuộc họp nội các khẩn cấp, tổ chức vào khoảng 3 giờ 30 sáng (giờ địa phương).
Sau cuộc họp khẩn cấp của chính phủ Nhật Bản, ông Abe tuyên bố, yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, khẳng định Nhật Bản sẽ "không chấp nhận hành động liều lĩnh của Triều Tiên".
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên lần này bay cao hơn và lâu hơn so với 2 lần phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trước đó, với khoảng thời gian là 37 phút trong đợt phóng ngày 04.07 và 47 phút ngày 28.07.
David Wright, một nhà khoa học thuộc Ủy ban Các nhà khoa học Mỹ, nhận xét tên lửa này hoạt động tốt hơn so với hai tên lửa được phóng vào tháng 7, có thể bắn tới Washington hoặc bất cứ khu vực nào của lãnh thổ Hoa Kỳ.(Infonet) ---------------------
Triều Tiên gây sốc, phóng tên lửa đạn đạo ICBM có thể tấn công bất cứ đâu ở Mỹ
Tín hiệu kinh tế mới nổi bật được Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vui mừng công bố hôm 27/11.
Theo ông Medvedev, khối lượng xuất khẩu của Nga trong 3 quý đầu năm nay đã tăng gần 1/4 và đạt 255 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu đã tăng gần 52 tỷ USD.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
"Theo dữ liệu thống kê sơ bộ, tăng trưởng về xuất khẩu đã đạt được trong ba quý đầu năm nay lên đến 255 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái đã tăng gần 52 tỷ USD. Nói chung đây là một động lực tốt" - Thủ tướng Nga nói.
Thủ tướng Medvedev cho biết, yếu tố đáng kể để Nga có được thành công này là sức tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tìm cách hướng ra thị trường bên ngoài nước.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ, chiến lược của nhiều doanh nghiệp cùng với sự gia tăng về giá của hàng hóa trên khắp thế giới đã giúp Nga có được thành công này.
Lượng xuất khẩu về năng lượng và hàng nông sản, đặc biệt là lúa mỳ, vũ khí là các mặt hàng chiến lược của Nga trong xuất khẩu năm nay.
Xuất khẩu nông nghiệp nhiều triển vọng dù giá giảm 30%.
Công bố vào cuối tháng 10/2017, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu đã đạt mức cao nhất trong lịch sử vào năm qua.
Nga đã xuất khẩu hơn 5,2 triệu thùng dầu thô và dầu khí mỗi ngày cộng với hơn 2,4 triệu thùng dầu mỏ mỗi ngày vào năm 2016, chủ yếu là sang các nước ở châu Âu.
Xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ chiếm gần 70% trong tổng sản lượng dầu mỏ của Nga vào năm 2016. Ngành công nghiệp dầu khí và khí đốt của Nga là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế của Nga, với doanh thu từ các hoạt động dầu khí và khí tự nhiên-bao gồm xuất khẩu chiếm 36% doanh thu ngân sách liên bang của Nga.
Tuy nhiên, tới nay, nông sản, thực phẩm và xuất khẩu vũ khí cũng gặt hái nhiều thành công.
----------------------------
Quân đội Ấn Độ tiến hành tập trận quy mô lớn ở quần đảo Andaman - Nicobar. Ảnh: Times Now.
Tập trận hải, lục, không quân Theo tờ The Times of India, quân đội Ấn Độ coi quần đảo Andaman - Nicobar là một điểm tựa chiến lược để đối phó với các động thái của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời bảo đảm an toàn cho việc đi lại ở tuyến đường hàng hải Malacca. Theo bài báo, từ ngày 20 đến ngày 24/11, lực lượng đặc nhiệm và lực lượng thông thường Ấn Độ phối hợp với máy bay chiến đấu, máy bay vận tải hạng nặng, tàu chiến và xe chiến đấu bộ binh triển khai "diễn tập phòng vệ quần đảo Andaman - Nicobar" (DANX), mục đích là tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng giữa lục, hải, không quân Ấn Độ ở khu vực này. Được biết, Bộ tư lệnh Andaman - Nicobar (ANC) được thành lập vào tháng 10/2001, là bộ tư lệnh chiến khu liên hợp 3 quân chủng duy nhất của quân đội Ấn Độ hiện nay, có thể điều động thống nhất tất cả các nhân lực và vật tư của hải, lục, không quân, mục đích là bảo đảm lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Đông Nam Á và eo biển Malacca. Những năm gần đây, do tranh giành địa bàn, thiếu thốn tài nguyên, lo ngại về môi trường và sự xem nhẹ trên phương diện chính trị, quân sự, bộ tư lệnh này chưa được coi trọng lắm. Tuy nhiên, hồi tháng 10/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã đến thăm quần đảo này, khẳng định chính phủ Ấn Độ rất ủng hộ đối với Bộ tư lệnh Andaman - Nicobar. Một quan chức Ấn Độ cho biết: “Cuộc diễn tập lần này là cuộc diễn tập quy mô lớn lần đầu tiên do ANC tổ chức nhằm tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng của quân đội. Mục đích chủ yếu của cuộc diễn tập là tiến hành kiểm tra trình tự và hoạt động huấn luyện bảo vệ quần đảo Andaman - Nicobar”.
Quân đội Ấn Độ tiến hành tập trận quy mô lớn ở quần đảo Andaman - Nicobar. Ảnh: Indian Navy.
Quan chức này nói: "Trọng điểm diễn tập là hành động của máy bay chiến đấu, nhảy dù trên biển vào ban đêm, binh sĩ trượt xuống từ máy bay trực thăng và đổ bộ, trong đó có một khoa mục đặc biệt là luyện tập đánh chiếm đảo trong tình huống đảo bị rơi vào tay đối phương. Tổng tư lệnh ANC, trung tướng Verma kêu gọi toàn thể binh sĩ chú ý tới những nội dung quan trọng của cuộc diễn tập, tiến hành chuẩn bị tốt và đầy đủ cho mọi khả năng có thể xảy ra trong tương lai”. Cùng với việc tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ở khu vực Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ đã triển khai máy bay tuần tra săn ngầm trên biển P-8I Poseidon và máy bay trinh sát ở quần đảo này. Không quân Ấn Độ cũng triển khai thường trực các máy bay chiến đấu tuyến đầu như Su-30MKI để sẵn sàng cho các hoạt động trên vịnh Bengal. Ngoài duy trì giám sát, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ còn muốn có một Bộ tư lệnh Andaman - Nicobar mạnh để bảo đảm cho tuyến đường hàng hải ở khu vực này được thông suốt, tấn công các hoạt động buôn bán ma túy và buôn lậu vũ khí, tiến hành bảo đảm an ninh cho vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ ở khu vực này. Những năm gần đây, hải quân Ấn Độ không ngừng mở rộng mức độ quan tâm đến Đông Nam Á. Quần đảo Andaman - Nicobar có thể được coi là một bàn đạp chiến lược, cung cấp hỗ trợ hậu cần để Ấn Độ điều động tàu chiến đến khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Từ ngày 20 - 24/11/2017, quân đội Ấn Độ tiến hành tập trận quy mô lớn ở quần đảo Andaman - Nicobar. Ảnh: Indian Navy.
Từ năm 2011 trở đi, quân đội Ấn Độ không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự của quần đảo Andaman - Nicobar. Lục quân Ấn Độ ở quần đảo này đã tăng đến 1 lữ đoàn, trong tương lai có kế hoạch tăng lên 1 sư đoàn (khoảng 15.000 quân). Trên quần đảo xây dựng 4 căn cứ không quân và lực lượng đường không hải quân, đồng thời chuẩn bị tiếp tục tăng số lượng sân bay. Tuy nhiên, về hải quân, trước đây tàu chiến triển khai ở cảng Blair trên quần đảo này còn hạn chế, chỉ có vài tàu tuần tra cỡ nhỏ. Hải quân Ấn Độ có kế hoạch tăng số lượng tàu chiến tại quần đảo này lên 32 chiếc vào năm 2022. Phá núi, mở đường ở biên giới Không chỉ đối phó với Trung Quốc ở trên biển, quân đội Ấn Độ cũng tích cực “phá núi, mở đường” ở khu vực biên giới Trung - Ấn. Theo tờ Thời báo Hindustan, Ấn Độ đã quyết định cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới Trung - Ấn, yêu cầu lực lượng công binh tập trung thi công để “bảo đảm có thể nhanh chóng vận chuyển binh lực khi cần thiết”. Lực lượng công binh Ấn Độ đã triển khai một loạt biện pháp, bao gồm đặt mua nhiều thiết bị, phương tiện để xẻ đá và làm đường. Quân đội Ấn Độ cũng đã đặt mua hơn 1.000 máy dò mìn để tăng cường khả năng dò mìn cho lực lượng công binh. Ngoài ra, quân đội Ấn Độ cũng đã mua sắm hơn 100 máy xúc đào mới để nâng cao khả năng mở đường cho công binh ở dọc khu vực miền núi phía bắc. Quân đội Ấn Độ còn có kế hoạch xây dựng 50 cây cầu ngắn và rất nhiều đường băng ngắn để tăng cường khả năng chuyển quân.
Một chiếc xe tải đi qua phía bắc Srinigar Ấn Độ. Ảnh: Hindustan Times.
Theo kế hoạch, lực lượng công binh Ấn Độ trước tiên sẽ bắt đầu mở đường ở địa hình miền núi. Nếu cần thì Tổ chức đường sá biên giới (BRO) Ấn Độ sẽ được huy động tăng cường. Tháng 7/2016, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju cho biết đến năm 2020, sẽ xây dựng được tổng cộng 73 đường ô tô ở khu vực gần tuyến biên giới Trung - Ấn. Kế hoạch này thực ra được đưa ra từ năm 2006, nhưng đến năm 2012 vẫn còn 80% công trình chưa hoàn thành. Được biết, trong 73 đường ô tô cần xây dựng, có 46 đường do quân đội Ấn Độ phụ trách. 73 đường ô tô này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Ấn Độ, là một mắt khâu quan trọng trong chiến lược của Ấn Độ tại khu vực biên giới Trung - Ấn. Sau khi kết thúc cuộc đối đầu ở Doklam, Ấn Độ lập tức bắt tay tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở. Gần đây, để tiến hành hiện đại hóa bộ binh, quân đội Ấn Độ còn đưa ra một kế hoạch mua sắm khổng lồ, dự tính sẽ chi 400 tỷ rupee để mua lượng lớn súng máy hạng nhẹ, súng carbine, súng trường tấn công. -------------------
Mỹ nâng cấp AT4 cho chiến trường Trung Đông
Dù AT4 được coi là súng chống tăng không giật cực mạnh nhưng để phát huy hiệu quả hơn cho chiến trường Trung Đông, Mỹ đã nâng cấp lên chuẩn AT4 CS.
Súng chống tăng AT4 là sản phẩm phát triển từ nguyên mẫu Pansarskott của Thụy Điển. Năm 1982, vũ khí này đã được Bộ Quốc phòng Mỹ lựa chọn làm vũ khí thay thế cho khẩu M72 đã quá cũ của nước này.
Mặc dù rất ấn tượng với cấu tạo đơn giản và độ bền của khẩu AT4, nhưng Mỹ vẫn tìm thấy một vài chi tiết có thể cải tiến như bổ sung các tấm cản trước và sau ở hai đầu ống phóng, cũng như những thay đổi khác liên quan đến cơ cấu ngắm cùng dây đeo.
Súng AT4.
AT4 được Quân đội Mỹ thông qua với vai trò súng phóng rocket đa năng hạng nhẹ dưới tên gọi M136. Súng chống tăng AT4 có chiều dài 1.016 mm, khối lượng 6,7 kg, đường kính nòng bên trong là 84 mm, hoạt động tốt trong dải nhiệt độ từ -40 độ C đến 60 độ C.
Súng hoạt động trên nguyên tắc không giật, trong đó độ giật của súng được triệt tiêu nhờ lượng khí đẩy ra từ phía sau ống phóng. Súng AT4 tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất nhờ ống phóng làm bằng sợi thủy tinh, nhẹ và rẻ hơn.
Nguyên tắc chung của súng không giật là các bộ phận không phải chịu áp lực quá nhiều mà hầu hết được chuyển theo luồng khí phụt ra phía sau. Thực tế này cho phép súng có trọng lượng nhẹ, kết hợp được với đầu đạn lớn, sức công phá mạnh.
AT4 có bộ phận chặn bằng nhựa đặt ở chính giữa ống phóng, ngay sau vỏ đạn và nơi chứa nhiên liệu đẩy được che chắn bởi ống phóng bên ngoài.
Khi nhiên liệu cháy tạo ra áp suất tới ngưỡng để đẩy đầu đạn, chi tiết chặn sẽ tự động hủy, cho khí thoát ra phía sau, khẩu súng không bị giật nhưng tạo ra luồng khí phụt có áp lực rất lớn có thể khiến người đứng phía sau hoặc chính xạ thủ thiệt mạng khi khai hỏa trong không gian hẹp. Ngoài ra còn dễ làm xạ thủ bị lộ vị trí.
Vấn đề này được giải quyết bằng phiên bản AT4 CS (Confined Space - Không gian hạn chế), thiết kế đặc biệt cho chiến tranh đô thị. AT4 CS dùng thiết bị giảm giật chuyên dụng bằng nước muối để hấp thu tác động, làm cho áp lực luồng khí đi ra phía sau giảm hẳn, phù hợp điều kiện tác chiến chật hẹp.
Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Liên minh kim cương là bước đầu để thành lập NATO ở châu Á?; Chiến lược của Úc trong Indo - Pacific; Tàu chiến Iran đến vịnh Mexico, áp sát Mỹ; Dự báo 15 mục tiêu tên lửa Triều Tiên nhắm đến
Lào mua sắm lượng vũ khí Trung Quốc lớn kỷ lục; Nga đang dần từ bỏ học thuyết kiềm chế hạt nhân?; Ấn Độ phóng thành công BrahMos-A, Trung Quốc hết dèm pha; Mỹ chật vật mới chặn được tên lửa loại biên Nga
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Cấp cứu ngư dân bị 'tàu lạ' bắn trọng thương khi đánh bắt gần Trường Sa
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Lo Sợ NATO Của Châu Á Trung Quốc Tạm Ngưng Xây Đảo Ở Biển Đông
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Campuchia - thêm Một Sàn Đấu Mới Của Mỹ Và Trung Quốc
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Nguy cơ bùng phát chiến tranh tàu ngầm ở Biển Đông - Chạy đua vũ trang dưới đáy biển
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Trung Quốc Lại Tiếp Tục Mua Chuộc Myanmar, Việt Nam Cần có đối sách gì?
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Biển Đông ngày càng phức tạp khi lòng tin chiến lược tiếp tục sa sút
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Nhật chốt chặt chuỗi đảo thứ nhất, phát triển Tomahawk đánh phủ đầu đối phó Trung Quốc
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Biển Đông - Gốc bệnh Trung Quốc vẫn còn