Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 24-11-2017

  • Cập nhật : 23/11/2017

Lào mua sắm lượng vũ khí Trung Quốc lớn kỷ lục

Hôm 13/11, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Tập đoàn Norinco của Trung Quốc đã ký hợp đồng bán vũ khí trị giá 250 triệu USD.

Lễ ký kết diễn ra với đại diện của Quân đội Lào là Bộ trưởng Quốc phòng nước này, trong khi phía Tập đoàn công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc- NORINCO của Trung Quốc là một lãnh đạo cấp cao của họ.

Với ngân sách quốc phòng khoảng 18,5 triệu USD hàng năm (số liệu được trang mạng Global Firepower đưa ra) thì gói mua sắm vũ khí có trị giá tới 250 triệu USD có thể xem như một kỷ lục mới của đất nước Triệu Voi.

le ky hop dong mua sam vu khi giua bo quoc phong lao va tap doan norinco - trung quoc

Lễ ký hợp đồng mua sắm vũ khí giữa Bộ Quốc phòng Lào và Tập đoàn NORINCO - Trung Quốc

Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về danh mục hàng hóa mà phía Trung Quốc sẽ cung cấp cho Lào.

Tuy nhiên do Tập đoàn NORINCO có thế mạnh trong lĩnh vực chế tạo vũ khí bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp nên có thể dự đoán rằng đợt mua sắm chủ yếu nhằm hiện đại hóa Lục quân.

Đây cũng được xem là động thái đưa Lục quân Lào tiến lên hiện đại, tiệm cận với các quốc gia trong khu vực, nhất là sau khi Không quân Lào đã cho thấy ý định đặt hàng các máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130 của Nga để vừa đào tạo phi công, vừa làm tiêm kích phòng không.

luc luong dac biet cua quan doi lao trong le dieu binh, dieu hanh ky niem 40 nam quoc khanh, tren tay ho la sung carbine qbz-97b do trung quoc san xuat

Lực lượng đặc biệt của Quân đội Lào trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Quốc khánh, trên tay họ là súng Carbine QBZ-97B do Trung Quốc sản xuất

Thực ra chỉ dấu cho thấy Lào sẽ mua số lượng lớn vũ khí Trung Quốc đã xuất hiện từ cách đây 2 năm, khi lực lượng đặc biệt của họ diễu binh qua lễ đài với súng carbine QBZ-97B do Tập đoàn NORINCO sản xuất.

Đúng như dự đoán của các chuyên gia, khẩu súng nhỏ của Trung Quốc đã báo trước sự thay đổi lớn của Quân đội nhân dân Lào trong tương lai, điều này cũng hợp lý vì vũ khí Trung Quốc có đơn giá mềm hơn rất nhiều sản phẩm của Nga, Mỹ.

Hiện vẫn chưa rõ Lào lấy nguồn tài chính từ đâu để thực hiện hợp đồng giá trị lớn trên, nhưng khả năng rất cao là Bắc Kinh đã cung cấp cho Vientiane một gói tín dụng ưu đãi như những gì họ đang làm với đối tác khác trong khu vực là Campuchia.(Baodatviet)
----------------------------------

Nga đang dần từ bỏ học thuyết kiềm chế hạt nhân?

Theo National Interest (Mỹ), Nga đang ngày càng ít dựa vào kho vũ khí hạt nhân của mình như là phương tiện kiềm chế chiến lược đối với kẻ thù vì các loại vũ khí thông thường của Nga cũng đã đủ sức thực hiện nhiệm vụ này.

Cụ thể, nhờ những đột phá trong việc nghiên cứu, thiết kế và phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao, nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội, Nga có thể chỉ cần sử dụng các loại vũ khí thông thường mà chưa cần đến vũ khí hạt nhân nếu như an ninh quốc gia Nga bị đe dọa.

Theo National Interest (NI), Nga ngày càng ít đặt trọng tâm vào các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật vì hiện Moscow đã có các loại vũ khí thông thường độ chính xác cao và có bán kính hoạt động lớn, ví dụ như tên lửa hành trình Kalibr. Ngoài ra, Moscow cũng hy vọng vũ khí siêu thanh phi hạt nhân bán kính hoạt động lớn để thực hiện các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược.

“Trong tương lai, tiến trình phát triển vũ khí độ chính xác cao đang được đẩy mạnh và các thiết kế tên lửa siêu thanh sẽ cho phép Nga chuyển phần lớn nhiệm vụ kiềm chế chiến lược từ lực lượng hạt nhân sang cho lực lượng phi hạt nhân”, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga, tướng Valery Gerasimov từng khẳng định.

“Trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã đạt được bước đột phá lớn trong trang bị cho các lực lượng vũ trang các loại vũ khí có độ chính xác cao, bán kính hoạt động lớn. Quân đội Nga đã nhận được hàng loạt tổ hợp tên lửa chiến thuật - chiến dịch Iskander-M, các tàu ngầm, tàu nổi được trang bị các tên lửa hành trình Kalibr. Nga cũng đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tầm xa được trang bị các tên lửa hành trình mới Kh-101”, tướng Valery Gerasimov bổ sung.

Trước đó, nhiều chuyên gia phân tích cũng đã nhận định rằng Nga đang ngày càng không coi vũ khí hạt nhân như là phương tiện kiềm chế chiến lược nhờ sự phát triển của kho vũ khí thông thường có bán kính hoạt động lớn.

Trong những năm 1990, đầu những năm 2000, đặc biệt là sau khi NATO can thiệp vào Kosovo của Serbia mà không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép, Nga đã phát triển học thuyết riêng của mình. Theo đó, Moscow có thể là quốc gia đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân để “phi leo thang hóa” các cuộc xung đột.

Cốt lõi của học thuyết này là việc tấn công hạt nhân vào các đối tượng xâm lược chỉ sử dụng vũ khí thông thường có thể buộc kẻ xâm lược phải từ bỏ ý định của mình.

he thong ten lua phong khong  s-400 cua nga

Hệ thống tên lửa phòng không  S-400 của Nga

“Chiến lược của Nga trong phi leo thang hóa xung đột là ở chỗ đem đến cho kẻ xâm lược các tổn thất có tính toán nhưng các tổn thất này đối với kẻ thù là khó có thể chịu đựng được”, chuyên gia Nga về các vấn đề giải giáp vũ khí Nikolai Sokov nhận định.

Theo NI, mặc dù chiến lược phi leo thang hóa xung đột của Nga ít được phương Tây biết đến cho đến khi Nga đưa ra học thuyết quân sự năm 2010 nhưng thực tế văn kiện này đã nâng cao “trần” mà Nga phải sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Trong khi đó, theo văn kiện được đưa ra năm 2000, Moscow có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân “trong các bối cảnh nguy hiểm đối với an ninh quốc gia”, còn trong văn kiện năm 2010, vũ khí hạt nhân sẽ chỉ sử dụng khi “sự tồn tại của nước Nga đang bị đe dọa", chuyên gia Nikolai Sokov đánh giá về sự khác nhau giữa hai văn kiện học thuyết quân sự của Nga.

Sự thay đổi này sẽ không thể diễn ra nếu như Nga chưa khôi phục được kho vũ khí phi hạt nhân, cũng như chưa chế tạo được các loại vũ khí độ chính xác cao có bán kính hoạt động lớn.

NI kết luận rằng Moscow bắt đầu từ bỏ dần học thuyết kiềm chế hạt nhân được đưa ra năm 2013 và biểu hiện của nó là loại vũ khí giết người hàng loạt này không còn được đưa vào cuộc tập trận chung Nga - Belarus mang tên  Zapad-2017. Điều này, theo chuyên gia Nikolai Sokov, là do Moscow đã bắt đầu tin tưởng hơn vào kho vũ khí thông thường của mình.

“Với việc phát triển được các loại vũ khí thông thường, Nga ngày càng ít phụ thuộc vào kho vũ khí hạt nhân của mình. Những tuyên bố, nhận định của tướng Valery Gerasimov và chuyên gia Nikolai Sokov là đúng. Quân đội Nga đã ngày càng ít phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân và đây là dấu hiệu tốt”, NI kết luận.(infonet)
----------------------------

Ấn Độ phóng thành công BrahMos-A, Trung Quốc hết dèm pha

Không còn là một vũ khí trên giấy, tên lửa hành trình không đối hạm siêu âm BrahMos-A vừa được Ấn Độ phóng thử thành công từ tiêm kích Su-30MKI.

Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos-A là phiên bản không đối hạm được sửa đổi từ biến thể phóng từ tàu mặt nước PJ-10 BrahMos - sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ - DRDO với NPO Mashinostroyenia của Nga.

BrahMos-A có tầm bắn 300 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 200 kg, tốc độ lớn nhất Mach 3 nhờ được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng do Nga chế tạo.

Tuy nhiên đáng lưu ý nhất của BrahMos-A lại là trọng lượng lên tới 2,5 tấn, theo đánh giá là quá khổ đối với tiêm kích thông thường, do vậy mà các máy bay chiến đấu Su-30MKI đã yêu cầu phải gia cố khung thân mới mang nổi vũ khí trên. 

Trong các cuộc triển lãm quân sự, Su-30MKI chỉ đeo vỏ tên lửa BrahMos-A dưới bụng còn những lần thử nghiệm gần đây chỉ là kiểm tra giá treo vũ khí hay tình trạng khí động học của máy bay.

ten lua khong doi ham brahmos-a treo duoi bung tiem kich su-30mki

Tên lửa không đối hạm BrahMos-A treo dưới bụng tiêm kích Su-30MKI

Như để đáp trả nghi ngờ từ phía Trung Quốc rằng BrahMos-A không có tính khả thi khi cố gắng trang bị cho máy bay tiêm kích, Không quân Ấn Độ vừa mới phát hành đoạn video ghi lại vụ phóng thử thành công đầu tiên của tên lửa tiên tiến và cực kỳ đáng sợ này.

Trong đoạn video, tên lửa BrahMos-A đã được thả khỏi tiêm kích Su-30MKI, nó rơi theo trọng lực một quãng đường khá dài, thậm chí còn gây cảm giác vụ phóng thử đã thất bại vì động cơ không kích hoạt được thì bất ngờ luồng phụt mạnh mẽ từ đuôi xuất hiện, đẩy quả tên lửa tới vận tốc siêu âm lao về phía mục tiêu.

chia sephong toten lua khong doi ham brahmos-a duoc tha khoi may bay chien dau su-30mki

Phóng toTên lửa không đối hạm BrahMos-A được thả khỏi máy bay chiến đấu Su-30MKI

-----------------------------

Mỹ chật vật mới chặn được tên lửa loại biên Nga

Dù Topol-M bắt đầu bị loại biên và thay bằng RS-24 nhưng theo Tướng Nga, để chặn tên lửa này, Mỹ cần gần chục quả tên lửa mới có thể thành công.

Hãng RT của Nga vừa bất ngờ công bố đoạn video mới được quay ở cự ly khoảng 50m về vụ phóng tên lửa Topol-M. Trong lần phóng này, Quân đội Nga đã lần lượt phóng tới 3 quả tên lửa đạn và chúng hạ gục mục tiêu từ khoảng cách hàng ngàn km.

Theo nguồn tin này, trong 3 quả tên lửa đạn đạo được phóng đi có một quả RS-12 Topol-M được phóng đi từ dàn phóng di động ở bãi thử Plesetsk và phá hủy thành công mục tiêu ở bãi thử tại bán đảo Kamchatka (Viễn Đông Nga).

My chat vat moi chan duoc ten lua loai bien Nga Vụ phóng Topol-M được ghi hình ở cự ly gần.

Cùng với đó là tàu ngầm hạt nhân Novomoskovsk (NATO định danh là Delta-IV) của Hạm đội Phương Bắc từ biển Barents phóng đi 1 tên lửa đạn đạo Sineva và tấn công trúng mục tiêu cũng tại bãi thử ở Kamchatka.

Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân Thánh George chiến thắng của Hạm đội Thái Bình Dương từ biển Okhotsk cũng đã thực hiện thành công vụ phóng 1 tên lửa đạn đạo và bắn trúng mục tiêu ở bãi thử Chizha, Bắc nước Nga.

Tất cả những vụ phóng này đều phá hủy thành công mục tiêu giả định, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đồng thời giải thích thêm rằng việc phóng tên lửa là để kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí và cả lực lượng tên lửa Nga.

Dù Nga tuyên bố động thái phóng tên lửa này chỉ nhằm kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, tuy nhiên nó lại được diễn ra tại thời điểm quan hệ Nga - Mỹ trở nên nóng lên do liên quan đến tình hình chiến sự tại Syria.

Nhưng việc Nga phóng tên lửa lại diễn ra ngay khi một cựu Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) đã bình luận: Topol-M là loại vũ khí cực mạnh mẽ và gần như không thể đánh chặn, Mỹ phải cần tới 7 quả tên lửa mới có thể hy vọng ngăn chặn được đòn tấn công từ 1 quả Topol-M.

"Từ những thông tin và liên lạc tôi có được qua trao đổi với giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ, tôi biết rằng người Mỹ phải cần đến từ 5 đến 7 quả tên lửa đánh chặn để bắn hạ được 1 quả tên lửa Topol-M của Nga trong tình huống có xung đột", vị cựu lãnh đạo của SMF cho biết.

Tuyên bố của Nga đã xem nhẹ năng lực của hệ thống phòng thủ Mỹ khi Topol-M đã bắt đầu được Nga cho nghỉ hưu và thay thế bằng tên lửa thế hệ mới RS-24 Yars, thông tin này đã được chính SMF cho biết. Trong phát biểu của mình, ông Karakayev, chỉ huy của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga khẳng định, RS-24 đã hoàn thành tốt các bài thử nghiệm và chứng minh nó là loại vũ khí rất đáng tin cậy.

"Hệ thống phóng tên lửa di động được vũ trang bằng tên lửa RS-24 là bản nâng cấp của Topol-M, chúng tôi sản xuất nó bằng toàn bộ kinh nghiệm và công nghệ sản xuất các hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ 5.

Do đó, lực lượng tên lửa chiến lược Nga SMF bắt đầu được vũ trang bằng tên lửa loại này và tên lửa Topol-M sẽ không được cung cấp nữa", ông Karakayev khẳng định.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 23-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 23-11-2017

    Việt Nam dự mua máy bay Su-35 Nga, báo Trung Quốc "bàn hươu tán vượn"; Triều Tiên tố Mỹ ‘khiêu khích nghiêm trọng và vi phạm bạo lực’; Tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam rời Hawaii về nước; Sina: Việt Nam có ý định mua chiến đấu cơ F-16 Mỹ, F-15J và P-3C Nhật Bản

  • Tin thế giới đáng chú ý 23-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 23-11-2017

    Mỹ trừng phạt 13 tổ chức của Trung Quốc, Triều Tiên; Triều Tiên bị tố vi phạm thỏa ước ngừng bắn; Nga phát hiện độ phóng xạ cao gấp 1.000 lần bình thường, nghi từ sự cố hạt nhân; Tổng thống Putin: Sắp kết thúc chiến dịch quân sự tại Syria

Bài cùng chuyên mục