Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 18-01-2018

  • Cập nhật : 18/01/2018

Nghi vấn Trung Quốc tăng cường quân sự gần biên giới Ấn Độ

Ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đang xây dựng khu phức hợp quân sự rộng lớn gần cao nguyên Doklam, điểm nóng trong căng thẳng biên giới với Ấn Độ hồi tháng 8.2017.

binh si an do tuan tra tai gioi tuyen an - trung reuters

Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại giới tuyến Ấn - Trung REUTERS

Hãng Sputnik ngày 18.1 đưa tin các bức ảnh vệ tinh mới đây cho thấy cơ sở quân sự trên của quân đội Trung Quốc nằm cách biên giới Ấn Độ gần 10 km về phía đông.

Quân đội Trung Quốc được cho là đang xây dựng nhiều đường hào, doanh trại, bãi đáp trực thăng cũng như các vị trí để đặt pháo.

Ngoài ra, Bắc Kinh dường như cũng đã triển khai binh sĩ và một số lượng hùng hậu xe thiết giáp tới khu phức hợp trên, bao gồm xe thiết giáp hiện đại ZBL-09.

Đây được cho là kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng căn cứ quân sự thường trực. Các nguồn tin cho biết thêm sau cuộc đối đầu ở Doklam kéo dài 73 ngày và kết thúc hôm 28.8.2017, dù hai bên nhất trí rút quân nhưng các binh sĩ Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện diện tại đây.

Phản ứng trước thông tin trên, Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ Bipin Rawat ngày 17.1 nói rằng đây có vẻ là các hoạt động xây dựng tạm thời của Trung Quốc. Ông Rawat cho rằng khu phức hợp trên nhằm bảo vệ khí tài của Trung Quốc trước thời tiết mùa đông khắc nghiệt của Tây Tạng. “Tuy nhiên, nếu Trung Quốc quay trở lại Doklam, chúng tôi cũng sẽ ở đó và đối mặt với họ”, ông Rawat cảnh báo.

Cao nguyên Doklam hiện do Bhutan kiểm soát nhưng Trung Quốc có yêu sách chủ quyền và gọi là Động Lãng. Đây cũng là nơi giao nhau giữa biên giới ba nước Trung Quốc, Bhutan và Ấn Độ. 

Hồi tháng 6.2017, cuộc đối đầu giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ bùng nổ khi Bắc Kinh mở rộng con đường ở Doklam hướng sang phía nam, giáp với Ấn Độ.

Các binh sĩ Ấn Độ được điều động ngăn chặn động thái thái này. Ấn Độ tuyên bố hành động thay cho Bhutan, vốn là quốc gia có “mối quan hệ đặc biệt”. Tờ The Times of India cảnh báo Trung Quốc sẵn sàng chiếm Doklam để có thể dễ dàng điều quân tràn sang Ấn Độ.(THanhnien)
------------------------------

Tàu sân bay Mỹ sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 3 tới?

Chiều 18/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam và Hoa Kỳ đang trao đổi về khả năng tàu sân bay Mỹ sẽ lần đầu tiên thăm cảng của Việt Nam trong năm 2018.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị xác nhận thông tin về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên đang trong quá trình trao đổi và thông tin cụ thể sẽ được thông báo sau.

nguoi phat ngon bo ngoai giao viet nam, le thi thu hang.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng.

"Trong triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, Việt Nam chủ trương phát triển hợp tác sâu rộng với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trên tinh thần đó, hai bên đang trao đổi về việc tàu sân bay Mỹ thăm cảng của Việt Nam trong năm 2018", bà Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí chiều 18/1.

Trả lời câu hỏi liên quan đến chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tới Việt Nam trong thời gian tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay: “Việc xác nhận thông tin về chuyến thăm sẽ do Bộ Quốc phòng đưa ra vào thời điểm thích hợp”.

Trước đó, bà Amy Searight, Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) ngày 17/1 cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm Việt Nam vào tuần tới. Bà Searight từng là phó trợ lý bộ trưởng tại Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách khu vực Nam và Đông Nam Á nhiệm kỳ 2014 - 2016.

Theo bà Searight, một trong những nội dung chính mà cơ quan quốc phòng hai nước đang phối hợp là chuẩn bị cho chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam dự kiến vào tuần đầu tháng 3 này.

Hồi tháng 8/2017, Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã nhất trí về chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ trong cuộc gặp hôm 8/8 tại Lầu Năm Góc.

Đây sẽ là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam kể từ năm 1975, dấu hiệu cho thấy quan hệ hai nước đã cải thiện tích cực.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi về việc này khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Nhà Trắng hồi cuối tháng 5/2017.(Infonet)
-----------------------------

Mỹ cắt 2 tỷ USD viện trợ, Pakistan quay sang Trung Quốc, Nga

Một cựu phi công Pakistan cho rằng Mỹ đang triển khai chiến lược trong khu vực nhằm đối phó với Trung Quốc, chứ không phải là đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Pakistan sẽ ngả về phía Trung Quốc và Nga.

tong thong my donald trump. anh: forbes.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Forbes.

Gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Pakistan trở nên căng thẳng, nguyên nhân chính là Mỹ không còn coi trọng Pakistan trong chiến lược Nam Á mới, hơn nữa còn chỉ trích mạnh mẽ Pakistan không hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ chỉ trích Pakistan vẫn giúp đỡ các phần tử Taliban. 
Tuy nhiên, theo giới phân tích phương Tây, Tổng thống Mỹ phê phán các nước, trong đó có Pakistan có một phần là để làm dịu thái độ trong nội bộ Mỹ. Tổng thống Mỹ cũng từng đưa ra những lời "đe dọa" đối với NATO, Liên Hợp quốc và Nhật Bản. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn cắt khoản viện trợ quân sự khoảng 2 tỷ USD cho Pakistan.
Những năm gần đây, hoạt động viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Pakistan từng bước giảm xuống. Nếu Mỹ chấm dứt viện trợ cho Pakistan, Pakistan sẽ chuyển sang tìm kiếm viện trợ từ Trung Quốc hoặc Nga.
Theo tờ The Financial Times Anh ngày 12/1, Pakistan đã chấm dứt chia sẻ các tin tức tình báo quan trọng với Mỹ. Quan chức Pakistan cho hay Pakistan sẽ không tiếp tục chia sẻ với Mỹ về những tin tức tình báo đến từ những người bản địa ở khu vực biên giới giữa Pakistan và Afghanistan. Điều này buộc Mỹ phải dựa vào trinh sát trên không và thông tin chặn thu được.
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khurram Dastgir Khan ngày 9/1 cho biết một phần hành động chia sẻ tình báo với Mỹ sẽ chấm dứt. Nhưng điều hiện còn chưa rõ là sẽ chấm dứt những hành động cụ thể nào. Báo chí Ấn Độ cho rằng phát biểu này đã cho thấy quan hệ Mỹ - Pakistan đã đi xuống đến mức thấp nhất mới.
bo truong quoc phong pakistan khurram dastgir khan. anh: india today.

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khurram Dastgir Khan. Ảnh: India Today.

Ông Khurram Dastgir Khan cho hay Pakistan vẫn đang cân nhắc các phương án cấp tiến hơn - không để Mỹ lấy Pakistan làm tuyến đường trên bộ để tiến vào Afghanistan. Một phương án lựa chọn khác sẽ là tăng chi phí khi Mỹ lấy Pakistan làm "con đường", từ đó bù lại khoản viện trợ quân sự đã mất.
Tuy nhiên, quan chức Mỹ cho biết, những năm gần đây họ đã mở ra được những tuyến đường cung cấp thay thế không dựa vào Pakistan, nhưng thừa nhận những tuyến đường này không thuận lợi lắm.
Một quan chức ngoại giao cho hay Mỹ vẫn chưa nhận được thông báo chính thức về chấm dứt hợp tác của phía Pakistan. Nhưng để phản hồi sự lo ngại Pakistan có thể hạn chế chia sẻ tình báo sau khi viện trợ quân sự bị cắt đứt, một số thành viên trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng hành động này không nhất thiết mang tính lâu dài.
Một hậu quả từ việc Mỹ cắt đứt viện trợ quân sự có lẽ là thúc đẩy Pakistan xích lại gần hơn với Trung Quốc. Vừa qua, quan chức cấp cao Pakistan cho biết Trung Quốc "đáng tin cậy", là "người bạn đã trải qua nhiều thử thách". Nhà lãnh đạo quân đội Pakistan cho biết họ đang cân nhắc mua sắm máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Pakistan nói: "Trong nhiều năm, người Mỹ luôn quy sự thất bại trong cuộc chiến tranh Afghanistan của họ cho chúng tôi. Nếu chúng tôi không tìm cách đa dạng hóa nguồn cung trang bị quân sự thì chúng tôi sẽ trở thành kẻ ngốc lớn nhất".
Ngoại trưởng Pakistan Khawaja Asif gần đây cho biết trọng điểm của Pakistan là phải tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc và Nga, dựa vào Mỹ là một nhận thức sai lầm. Có tin trong giới ngoại giao Islamabad cho hay Pakistan cũng không hài lòng với kế hoạch tấn công đồng bộ đối với Taliban của Mỹ ở Afghanistan.
ngoai truong pakistan khawaja asif. anh: the express tribune.

Ngoại trưởng Pakistan Khawaja Asif. Ảnh: The Express Tribune.

Theo nhà phân tích Kaiser Tufail, cựu phi công không quân Pakistan, thực ra, Mỹ triển khai các hành động hiện nay là để đối phó với Trung Quốc chứ không phải đối phó chủ nghĩa khủng bố. Ở khu vực này, Mỹ cho rằng họ đã gặp khó khăn trong việc đóng quân lâu dài ở Afghanistan để đối phó với vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Kaiser Tufail cho rằng Mỹ muốn Pakistan phản đối tất cả các thế lực chính trị ở Afghanistan muốn quân đội Mỹ rút khỏi nước này. Những thế lực này bị Mỹ gọi là phần tử khủng bố, còn Pakistan bị Mỹ chỉ trích là ủng hộ những thế lực này.
Về căn bản, Washington muốn Islamabad ủng hộ những tổ chức ở Afghanistan được Mỹ ủng hộ. 
Theo tờ Defence News Mỹ ngày 8/1, mặc dù quan hệ Mỹ - Pakistan luôn không ổn định, nhưng quân đội Pakistan sẽ không sẵn sàng với việc "làm suy yếu quan hệ quân sự với Mỹ, bởi vì họ đã nhiều năm được lợi từ mối quan hệ này".
Nhìn vào tình hình hiện nay, Mỹ sẽ khó có thể bàn giao các máy bay trực thăng vũ trang AH-1Z hoặc tàu hộ vệ hạng nhẹ cho Pakistan. Ngoài ra, Pakistan cũng sẽ buộc phải tìm cách có nguồn cung cấp động cơ thay thế của máy bay trực thăng vũ trang T129. (Viettimes)
------------------------------

Tuần duyên Ấn-Nhật diễn tập chung

Lực lượng tuần duyên Ấn Độ và Nhật Bản vừa tiến hành cuộc diễn tập chung trên Ấn Độ Dương trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực.

tau tuan duyen nhat trong cuoc dien tap tim kiem va cuu ho o an do duong hom 17.1 chup tu clip

Tàu tuần duyên Nhật trong cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ ở Ấn Độ Dương hôm 17.1 CHỤP TỪ CLIP

Cuộc diễn tập diễn ra hôm 17.1 tại vùng biển ngoài khơi thành phố Chennai thuộc phía nam Ấn Độ. Tham gia diễn tập có 9 tàu tuần duyên và 8 trực thăng Ấn Độ cùng một tàu tuần duyên Nhật, theo hãng tin PTI.

Cuộc diễn tập dựa trên kịch bản mà theo đó nhóm hải tặc cướp một tàu thương mại và các trực thăng cùng tàu tìm cách giải cứu thủy thủ đoàn.

Chỉ huy Lực lượng tuần duyên Nhật Satoshi Nakajima đề cao ý nghĩa của cuộc tập trận và nhấn mạnh: “Điều quan trọng là hai lực lượng an ninh biển hợp tác trong các biện pháp chống hải tặc và chiến dịch giải cứu trên biển vì sự phồn thịnh và hòa bình khu vực”, theo Đài NHK.

Tham gia cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ Ấn-Nhật năm nay, được tổ chức 2 năm một lần, với sự có mặt của quan sát viên từ 17 quốc gia. Đây là lần đầu tiên cuộc diễn tập này thu hút quan sát viên từ các nước láng giềng của Ấn Độ như Sri Lanka và Maldives, nơi Trung Quốc đang tích cực thắt chặt quan hệ và gia tăng ảnh hưởng.

Giới chuyên gia cho rằng Ấn Độ muốn nâng cao hợp tác với Nhật Bản nhằm đối phó với Trung Quốc, theo NHK.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 17-01-20182

    Tin thế giới đáng chú ý 17-01-2018

    Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc về tàu ngầm ở vùng tranh chấp; Trung Quốc sẽ phóng thêm 10 vệ tinh giám sát Biển Đông, hạ thủy tàu sân bay thứ hai; Chuyên gia Nga nói về việc báo Trung Quốc “dìm hàng” tăng Т-90S Việt Nam; Trung Quốc "hốt hoảng" vì từng "coi thường" Ấn Độ?

  • Tin thế giới đáng chú ý 16-01-20183

    Tin thế giới đáng chú ý 16-01-2018

    Mỹ thừa nhận Nga đang phát triển siêu ngư lôi hạt nhân; Trung Quốc tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội; Philippines cho Trung Quốc nghiên cứu biển; Mỹ điều tàu chiến, máy bay ném bom đến gần Triều Tiên

Bài cùng chuyên mục