Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 17-01-2018

  • Cập nhật : 16/01/2018

Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc về tàu ngầm ở vùng tranh chấp

Đây là lần đầu tiên tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện tại vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh nhóm đảo đang tranh chấp

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm qua lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có hành vi khiêu khích tại biển Hoa Đông sau khi một tàu ngầm tấn công hạt nhân của nước này bị phát hiện áp sát vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hãng tin Kyodo News dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đây là tàu ngầm đời mới thuộc lớp Thương, dài 110 m, có khả năng lặn sâu hơn và hoạt động lâu hơn trong lòng biển so với các lớp tàu trước đó của Trung Quốc.

Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc về tàu ngầm ở vùng tranh chấp - ảnh 1

Tàu ngầm quân sự nổi lên trên biển Hoa Đông và giương cờ Trung QuốcBỘ QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN

Bộ trưởng Onodera tuyên bố Lực lượng phòng vệ Nhật Bản luôn trong tư thế sẵn sàng đáp trả trước những hành động khiêu khích tương tự, sau khi xuất hiện thông tin Bắc Kinh có ý đồ triển khai tàu ngầm để thử năng lực tuần tra của phía đối phương.

Đây cũng là lần đầu tiên tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện tại vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh nhóm đảo đang tranh chấp. Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho hay không biết về thông tin trên.(Thanhnien)
------------------------

Trung Quốc sẽ phóng thêm 10 vệ tinh giám sát Biển Đông, hạ thủy tàu sân bay thứ hai

 Trong năm 2018, Trung Quốc được dự đoán là sẽ phóng siêu vệ tinh giám sát Biển Đông, hạ thủy tàu sân bay tự chế thứ hai, sẽ đưa tàu khu trục mới Type 055 vào huấn luyện, diễn tập...

Phong Vân - /

trung quoc phong ve tinh. anh: sina.

Trung Quốc phóng vệ tinh. Ảnh: Sina.

Tạp chí Forbes Mỹ ngày 10/1 cho rằng năm 2017 Trung Quốc đã đạt được tiến triển to lớn trong lĩnh vực quân sự, năm 2018 sẽ tiếp tục xu thế này dựa vào những nhà chế tạo trang bị lớn của Trung Quốc. 
Năm 2017, quân đội Trung Quốc, một đội quân lớn thứ ba thế giới và đang phát triển nhanh chóng, đã tiếp nhận máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô, đồng thời còn đặt tên cho một chiếc tàu sân bay chế tạo tại Công ty TNHH công nghiệp nặng tàu thủy Đại Liên.
Những phần cứng này còn cho thấy các nhà thầu quốc phòng nhà nước Trung Quốc có khả năng công nghệ tinh vi hơn và có năng lực tài chính tốt. Năm 2018, các nhà thầu quốc phòng chính của Trung Quốc sẽ đạt được tiến bộ về các trang bị quân sự tự chế dưới đây:
"Siêu vệ tinh"
Tháng 12/2017, chính phủ Trung Quốc cho biết một viện nghiên cứu viễn thám ở tỉnh Hải Nam có kế hoạch phóng 10 vệ tinh ở vùng biển lân cận trong giai đoạn 2019 - 2021. Trong đó, hai vệ tinh sẽ có thể phân tích từng điểm ảnh trong ảnh để phát hiện ra vật thể và tình hình. Vài vệ tinh khác có thể tạo ra hình ảnh ba chiều. 
Những công cụ này có thể giám sát hiệu quả hành động của các nước khác trên rất nhiều đảo nhỏ (500 đảo nhỏ) và vùng biển xung quanh ở Biển Đông (một hành động khiến tình hình khu vực có thể gia tăng căng thẳng). 
Nhà nghiên cứu Jonathan Spangler, viện nghiên cứu Biển Đông tại Đài Bắc, Đài Loan cho rằng: "Nếu Trung Quốc muốn thu thập số liệu và không chia sẻ với nước khác thì đó là một ưu thế chiến lược".
Báo Mỹ không đề cập đến việc những vệ tinh này do ai chế tạo, nhưng theo truyền thống, Công ty TNHH vệ tinh phát sóng trực tiếp Trung Quốc rất có thể nhận được quyền quản lý một khối lượng khá lớn vệ tinh.
bien doi tau san bay lieu ninh, hai quan trung quoc. anh: sina.

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Tàu sân bay thứ hai
Tờ Nam Hoa buổi sáng Hồng Kông cho hay sau khi Trung Quốc đưa ra tàu sân bay tự chế đầu tiên vào tháng 4/2017, Công ty TNHH đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải dự định sẽ tiếp tục đưa ra một tàu sân bay trong năm 2018. 
Doanh nghiệp này được thành lập vào năm 1865, thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc, một doanh nghiệp quốc doanh không ngừng phát triển.
Những nhân viên kỹ thuật đến từ Thượng Hải và Đại Liên, hai thành phố cảng, tham gia chế tạo tàu sân bay này, lượng giãn nước có thể đạt khoảng 80.000 tấn, vượt tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc. Tàu Liêu Ninh được cải tạo từ tàu Varyag do Liên Xô chế tạo.
tau khu truc ten lua type 055 trung quoc. anh: sohu.

Tàu khu trục tên lửa Type 055 Trung Quốc. Ảnh: Sohu.

Tàu khu trục tên lửa
Theo dự báo của nhà nghiên cứu an toàn hàng hải Collin Koh, Đại học kỹ thuật Nanyang, Singapore, năm 2018, Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng một chiếc tàu khu trục tên lửa lượng giãn nước 10.000 tấn. 
Tàu khu trục tên lửa này được gọi là Type 055, chi phí 750 triệu USD, dài 180 m, xuất hiện tại Thượng Hải trong năm 2017, cũng do Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc thiết kế. Giá thành của nó thấp hơn tàu khu trục lớp Arleigh Burke Flight IIA do Mỹ sản xuất, có lượng giãn nước lớn hơn một chút.
Collin Koh cho rằng tàu khu trục Trung Quốc "sẽ được nhanh chóng được đưa vào chiến lược tàu sân bay của Trung Quốc". Điều này có nghĩa là "không lâu sau khi bàn giao sử dụng, tàu khu trục tên lửa này sẽ bắt đầu xuất hiện và tiến hành huấn luyện, diễn tập ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông".
Các nhà máy đóng tàu ở Đại Liên và Thượng Hải, Trung Quốc đang chế tạo loại tàu khu trụctên lửa này. 
may bay chien dau j-20 khong quan trung quoc tien hanh huan luyen bay. anh: sina.

Máy bay chiến đấu J-20 không quân Trung Quốc tiến hành huấn luyện bay. Ảnh: Sina.

Máy bay chiến đấu
8 năm trước, quan chức tình báo Mỹ và các nhà phân tích quân sự châu Á từng dự đoán, đến năm 2018, máy bay chiến đấu do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo sẽ tiếp cận máy bay chiến đấu F-22 của không quân Mỹ về tính năng. 
Có quan điểm cho rằng loại máy bay chiến đấu mới này đến nay còn chưa cất cánh. Nhưng máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc đưa vào biên chế trong quân đội năm 2017 đã có thể so sánh với máy bay chiến đấu Mỹ. (Viettimes)
--------------------------

Chuyên gia Nga nói về việc báo Trung Quốc “dìm hàng” tăng Т-90S Việt Nam

Chuyên gia về tăng-thiết giáp người Nga Aleksei Khlopotov nhận định: “Bài báo trên báo chí Trung Quốc chắc chắc có mục đích gây nghi ngờ về chất lượng của vũ khí Nga để PR vũ khí của mình”.

xe tang t-90s cua nga

Xe tăng T-90S của Nga

 Hợp đồng mua xe tăng Т-90S của Việt Nam thu hút nhiều sự quan tâm, bình phẩm ở Trung Quốc. Báo chí nước này đã phân tích, mổ xẻ các thông số của T-90S, đánh giá xe tăng này thích hợp đến đâu để sử dụng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam vốn có rất nhiều mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao. Ngoài ra, đặc điểm bề mặt địa hình với ¾ lãnh thổ là núi non, cao nguyên, còn vùng đồng bằng ven biển lại chằng chịt sông ngòi ở Việt Nam cũng gây khó khăn cho việc sử dụng xe tăng-thiết giáp.

Hiện nay, đội xe tăng-thiết giáp của Việt Nam phần lớn là các xe đã hơn 30 năm tuổi, thậm chí cả những xe tăng T-34 cũng vẫn còn trong biên chế. Như vậy, việc Việt Nam muốn mua xe tăng mới là hoàn toàn xác đáng.

Т-90С là một trong những phương án tối ưu đối với Việt Nam. Xe tăng Nga chỉ nặng có 46 tấn, nên nó dễ dàng hơn khi vượt qua các khu vực địa hình hiểm trở. Ngoài ra, sức mạnh hỏa lực và vỏ giáp của xe cũng đáp ứng các yêu cầu của quân đội Việt Nam.

Tuy nhiên, T-90 chịu đựng băng giá tốt hơn là nóng nực nên đã “gặp những vấn đề nghiêm trọng” ở Ấn Độ.

Chuyên gia về tăng-thiết giáp người Nga Aleksei Khlopotov, các xe tăng Nga có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ gần 50 độ C và cao hơn. “Phần lớn xe tăng T-90 hiện đang phục vụ ở các nước khí hậu nóng như Algeria, Azerbaijan, Turkmenia, Uganda. Một chủ đề riêng là sử dụng trong chiến đấu ở Syria, ở đây các xe tăng sản xuất ở thành phố Nizhny Tagil đã thể hiện những phẩm chất tốt nhất của mình”, ông Khlopotov nói. “Bài báo trên báo chí Trung Quốcchắc chắc có mục đích gây nghi ngờ về chất lượng của vũ khí Nga để PR vũ khí của mình”, ông Khlopotov nhận định.

Theo báo cáo năm 2016 của hãng Uralvagonzavod sản xuất T-90 công bố tháng 7/2017 thì Việt Nam đã ký hợp đồng mua 64 xe tăng T-90S/SK.(Viettimes)
------------------------

Trung Quốc "hốt hoảng" vì từng "coi thường" Ấn Độ?

Vượt qua Nhật Bản, Ấn Độ hiện được coi là mối đe dọa lớn thứ hai đối với Trung Quốc. Trong 20 năm qua, Bắc Kinh đã bỏ qua sự phát triển nhanh chóng của New Delhi và giờ là lúc để nhận định lại tình hình.

Ngày càng nhiều học giả Trung Quốc xem Ấn Độ đang thế chân Nhật Bản trở thành mối đe dọa lớn thứ hai đối với Bắc Kinh chỉ sau Mỹ.

Theo tạp chí Diplomat, phần lớn người dân Trung Quốc tin rằng Nhật Bản là mối đe dọa lớn thứ hai đối với “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Trong khi đó, vị thế ngày càng lớn của Ấn Độ trên trường quốc tế dưới thời Thủ tướng Narendra Modi và đảng cầm quyền BJP lại không được dư luận Trung Quốc đánh giá cao.

thu tuong an do narendra modi va nha lanh dao trung quoc tap can binh. 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Ngay cả khi khi Ấn Độ cho phóng thử thành công tên lử đạn đạo tầm xa Agni-IV hồi năm 2017, tờ Thời báo Hoàn Cầu vẫn đưa ra bình luận: “Trung Quốc không ủng hộ việc Ấn Độ phát triển tên lửa Agni-IV. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc cho rằng, sự phát triển của Ấn Độ không gây ra bất cứ mối đe dọa lớn nào đối với Trung Quốc”.

Nhưng khi năm 2017 gần khép lại, ông Yin Guoming, một nhà phân tích đối ngoại Trung Quốc lại nhấn mạnh, hiện giờ Ấn Độ chứ không phải Nhật Bản là mối đe dọa lớn thứ hai đối với Trung Quốc và chỉ đứng sau Mỹ. 

Giáo sư nghiên cứu vè Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru, ông Hemant Adlakha cho rằng, chính sự việc quân đội Trung - Ấn đối đầu căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở cao nguyên Doklam đã chứng minh New Delhi hiện là mối đe dọa nghiêm trọng. Trong giai đoạn bùng nổ căng thẳng tại cao nguyên Doklam, nhận định này đã được chứng minh trước người dân Trung Quốc và các chuyên gia nước ngoài. Do đó, Trung Quốc cần phải nhìn nhận Ấn Độ là đối thủ lớn thứ hai và cần đánh giá lại cũng như tái thiết chiến lược thi hành với Ấn Độ.

Về mặt địa chính trị, mối quan hệ Trung – Ấn được xem vào hàng quan trọng thứ hai trong các mối quan hệ song phương và chỉ đứng sau quan hệ Trung – Mỹ. Do đó, phần lớn người dân Trung Quốc cảm thấy “sốc” trước việc vào mùa hè năm 2017, quân đội Ấn Độ điều binh lính tới cao nguyên Doklam, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan. Thậm chí, Ấn Độ còn duy trì sự hiện diện của quân đội suốt nhiều tuần mà không chịu rút lui như lời đề nghị từ phía Trung Quốc.

Nhân sự kiện này, nhà bình luận Trung Quốc Li Yang đã cho rằng: “Sai lầm lớn nhất trong suốt 20 năm qua là Trung Quốc đã đánh giá thấp và phớt lờ Ấn Độ. Trong giai đoạn này, Ấn Độ đã tiến bộ một cách nhanh chóng”.

Trước đó, vào tháng 5/2017, Ấn Độ đã ra thông báo chỉ trước một ngày về việc không tham dự sự kiện đối ngoại lớn nhất trong năm của Trung Quốc là "Hội thảo Vành đai và Con đường". Mặc dù, vô cùng tức giận trước sự vắng mặt vào phút chót của Ấn Độ, Trung Quốc vẫn chọn cách im lặng. 

Quan trọng hơn, sự kiện tranh chấp ở cao nguyên Doklam đã giúp Trung Quốc hiểu được rằng “cuộc chơi đang thay đổi”. Vụ việc này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của Trung Quốc. Thậm chí, việc Ấn Độ từ chối rút quân khỏi Doklam cùng thái độ thiếu hợp tác với Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh nhận ra rằng, Ấn Độ đã có kế hoạch riêng cho cuộc chơi.

Đây cũng là lý do khiến học giả có tiếng của Trung Quốc tại Đại học Phúc Đán, ông Shen Dingli nhận định khủng hoảng ở Doklam là một trong năm sự kiện ngoại giao thất bại lớn nhất của Trung Quốc dưới chính sách “ngoại giao kiểu Tập Cận Bình”. 

Một số học giả đặt ra câu hỏi tại sao là Ấn Độ chứ không phải Nhật Bản sẽ trở thành mối đe dọa và thách thức lớn đối với Trung Quốc trong những năm sắp tới.

Về mặt địa chính trị, Trung Quốc cho rằng quốc gia này nắm ưu thế lớn hơn rất nhiều so với Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia hàng hải. Hoạt động thương mại và vận tải đường biển trở thành điểm tựa của nền kinh tế cũng như sự sống còn của Nhật Bản. Về mặt địa lý, vị trí của Nhật Bản khiến hành trình vận chuyển năng lượng từ Trung Đông về xa hơn so với Trung Quốc.

Trong khi đó, về mặt hậu cần và kinh tế, Biển Đông trở thành tuyến đường ngắn nhất. Và một khi Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng bá chủ Biển Đông, Trung Quốc sẽ đương nhiên tác động lớn tới các tuyến đường biển thương mại mang tính sống còn của Nhật Bản. 

Về phần mình, Trung Quốc hiện nắm trong tay tuyến đường cung cấp năng lượng trên biển qua Ấn Độ Dương. Trong giai đoạn bùng nổ xung đột ở Doklam, giới phân tích Ấn Độ cho rằng, nếu không may Trung – Ấn xảy ra chiến tranh, Ấn Độ sẽ ngay lập tức cắt đứt hoạt động lưu thông trên biển của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Còn trên thực tế, nhiều người dân Trung Quốc vẫn xem lời đe dọa trên chi là “trò đùa”.

Song không thể phủ nhận Trung Quốc đã bỏ qua giai đoạn phát triển nhanh chóng của Ấn Độ trong hơn 20 năm qua nhất là dưới thời Thủ tướng Modi. Nói cách khác, dưới thời Thủ tướng Modi, vị thế chính trị của Ấn Độ trên trường quốc tế ngày càng lớn. Bên cạnh đó, không giống như Nhật Bản, Trung Quốc cần phải dè chừng trước việc Ấn Độ đã là một quốc gia hạt nhân. 

Giáo sư Adlakha nhận định trong bối cảnh, Ấn Độ sắp tổ chức bầu cử quốc gia năm 2019 và nhiều khả năng Thủ tướng Modi sẽ giữ nhiệm kỳ thứ hai, Bắc Kinh sẽ cần phải cẩn trọng hơn nữa trước vị thế và sức mạnh của New Delhi. (Infonet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 16-01-20182

    Tin thế giới đáng chú ý 16-01-2018

    Mỹ thừa nhận Nga đang phát triển siêu ngư lôi hạt nhân; Trung Quốc tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội; Philippines cho Trung Quốc nghiên cứu biển; Mỹ điều tàu chiến, máy bay ném bom đến gần Triều Tiên

  • Tin thế giới đáng chú ý 15-01-20183

    Tin thế giới đáng chú ý 15-01-2018

    Điểm nóng an ninh dưới lòng biển; Đồng minh Mỹ nghi ngờ cuộc đấu Mỹ-Trung; Trực thăng hiện đại VN mua từ Mỹ có gì đặc biệt?; Lộ cấu hình tàu tên lửa Molniya mới của Việt Nam?

Bài cùng chuyên mục