Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa mới đưa ra báo cáo về “Sức mạnh quân sựNga.” Đây là báo cáo đầu tiên trong số năm báo cáo về các vấn đề mà Mỹ coi là “không được phép thất bại” gồm Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia.
Giám đốc Cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trung tướng Vincent Stewart cho biết “Mỹ không thể hiểu lầm các ý định của Nga” trước các hoạt động gần đây của nước này ở Crimea, Ukraine và Syria. “Nga tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và đang phát triển các hệ thống vũ khí thông thường dẫn đường chính xác tầm xa. Biện pháp răn đe cuối cùng của Nga chính là lực lượng hạt nhân mạnh có khả năng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân lớn vào các mục tiêu ở Mỹ chỉ trong vòng một vài phút".
“Trong thập kỷ tới, thậm chí nước Nga còn có thể tự tin và quyền lực hơn. Mỹ cũng cần phải lường trước điều này, hơn là phản ứng lại mỗi khi Nga hành động, và Mỹ cần hiểu rõ hơn muc tiêu cũng như khả năng của Nga để ngăn chặn các cuộc xung đột tiềm tàng", báo cáo nhận định
Bản báo cáo cho biết Nga đang nỗ lực hiện đại hóa quân sự để đáp trả lại các cuộc xung đột nửa vời và tái khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình trong một thế giới đa cực như hiện nay. Theo báo cáo, dường như Điện Kremlin cho rằng Mỹ muốn thay đổi chế độ ở Nga và buộc tội Nga tích cực hợp tác với Trung Quốc hòng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Báo cáo của Mỹ cũng khẳng định Nga đã chi gấp đôi vào quân sự, từ 35 tỷ USD năm 2006 lên 80 tỷ USD năm 2016 để nâng cấp mạng lưới không gian mạng của cơ quan truyền thông nhà nước và nuôi dưỡng mạng lưới gián điệp mạng gây mất ổn định cho NATO và các nước phương Tây khác mà Nga coi là mối đe dọa tiềm tàng.
Báo cáo cũng đề cập đến các công cụ quân sự sát thủ của Nga, từ mạng lưới cảnh báo đến phát hiện, bám dấu và tấn công mục tiêu. Một mạng lưới lớn các đường hầm, boongke và đường tàu điện ngầm bí mật dưới Mátxcơva cho phép lãnh đạo vẫn giữ được liên lạc trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc tấn công hạt nhân.
“Các thiết bị dưới lòng đất của điện Kremlin cùng boongke lớn của giới lãnh đạo ở dưới lòng đất gần Đại học Quốc gia Mátxcơva được xây dựng với mục đích để Bộ Tư lệnh tối cao sử dụng nếu xảy ra chiến tranh. Những thiết bị này ước tính nằm sâu dưới lòng đất 200-300m và có thể chứa được khoảng 10.000 người", báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay
“Lãnh đạo Nga có thể vẫn ở dưới Mátxcơva và di chuyển nhờ tàu điện ngầm đặc biệt nối các căn cứ này tới trung tâm chỉ huy nằm sâu dưới lòng đất ở bên ngoài thành phố, có thể là nhà ga VIP ở Phi trường Vnukovo, cách điện Kremlin 27km về phía tây nam. Hai trong số những căn cứ quan trọng nhất dưới lòng đất là phục vụ cho Bộ tư lệnh".
Báo cáo của Mỹ xuất hiện giữa lúc ông Trump và ông Putin gặp gỡ chính thức lần đầu tiên tại Đức, bên thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, sau khi căng thẳng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời ông Obama.
Ông Trump trước đó đã bày tỏ hy vọng Mỹ có thể cải thiện quan hệ với Nga, tuy nhiên cuộc gặp giữa hai nguyên thủ hàng đầu thế giới này lại diễn ra giữa lúc FBI đang tiến hành điều tra về cáo buộc quan hệ giữa Nhà Trắng với chính phủ Nga.
Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Nga đã buộc tội Mỹ và NATO theo đuổi “chính sách kiềm chế” sau cuộc xung đột ở Syria, Crimea và Ukraine và chính sách này đã gây áp lực cả về chính trị lẫn kinh tế đối với Nga.
Phía Nga cũng bày tỏ quan điểm rằng sự xuất hiện của IS là do “các tiêu chuẩn kép” của các nước trong cuộc chiến chống khủng bố và cho rằng việc NATO tăng cường quân đến biên giới nước Nga là buộc Nga phải đáp trả bằng cách nâng cao khả năng quân sự.
Mới đây, tổn thống Nga Putin đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mátxcơva để cùng thảo luận về tình hình Triều Tiên và ký các thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ USD. Khi đến Mátxcơva, ông Tập đã tuyên bố quan hệ Trung-Nga đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử và tuyên bố hai bên là “láng giềng tốt, bạn bè tốt và là đối tác tin cậy".(Viettimes)
-----------------------
Mỹ sẽ bán hệ thống tên lửa Patriot cho Romania
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ bán hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Romania. Thương vụ 3,9 tỉ USD này có thể khiến Matxcơva nóng mặt.
"Bộ Ngoại giao đã quyết định thông qua hợp đồng quân sự bán hệ thống phòng không Patriot cho Romania, bao gồm cả việc hỗ trợ và trang bị hệ thống này" - phía Mỹ tuyên bố vào ngày 11-7.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày để xem xét thương vụ này. Dù vậy, theo hãng tin AFP, quốc hội Mỹ sẽ khó lòng phản đối vì Romania là một đối tác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nằm trên con đường địa chiến lược dẫn đến biển Đen nơi có vùng Crimea do Nga kiểm soát.
"Romania sẽ dùng hệ thống tên lửa Patriot để tăng cường an ninh quốc nội và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực. Thương vụ tiềm năng này sẽ tăng khả năng phòng vệ của quân đội Romania nhằm chống lại sự xâm lược và bảo vệ các đồng minh NATO thường tham gia huấn luyện và hoạt động tại biên giới Romania" - Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích thêm.
Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không tầm xa, được thiết kế để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tân tiến.
Thương vụ tiềm năng này diễn ra trong bối cảnh quân đội Mỹ triển khai một đơn vị Patriot tại Lithuania như một phần trong các cuộc tập trận chung của khối NATO tại các quốc gia vùng Baltic.
Năm ngoái Matxcơva đã triển khai các tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại vùng lãnh thổ Kaliningrad giáp biên giới với Lithuania và Ba Lan. Động thái này đã gây bất an cho các thành viên NATO trong khu vực.(Tuoitre)
-----------------------