Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 04-09-2017

  • Cập nhật : 04/09/2017

Vì sao thủ lĩnh đảng đối lập Campuchia bị bắt giữ?

Ông Kem Sokha, thủ lĩnh đảng Cứu nguy dân tộc đối lập Campuchia đã bị bắt giữ vào sáng sớm 3/9 với cáo buộc phản quốc.

Hãng tin Reuters ngày 3/9 cho biết, ông Kem Sokha, thủ lĩnh đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) đối lập Campuchia đã bị bắt vào sáng sớm hôm nay với cáo buộc phản quốc.

Báo chí quốc tế cũng đồng loạt dẫn thông báo từ chính phủ Campuchia cho biết, có một âm mưu bí mật giữa Kem Sokha, nhóm của ông và những người nước ngoài nhằm gây hại cho Campuchia.

“Âm mưu trên là hành động phản quốc”,  thông báo từ chính phủ Campuchia khẳng định.Tờ Cambodia Daily cũng dẫn lời ông Khieu Sopheak, người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết ông Sokha được đưa đến Trung tâm Cải tạo 3 ở tỉnh Tbong Khmum vào khoảng 1 hoặc 2h sáng ngày 3/9. 

ong kem sokha, thu linh dang cnrp bi bat vao sang som 3/9 voi cao buoc phan quoc.

Ông Kem Sokha, thủ lĩnh đảng CNRP bị bắt vào sáng sớm 3/9 với cáo buộc phản quốc.

Tuy nhiên đại diện Bộ Nội vụ Campuchia không giải thích lý do đưa Sokha khỏi Phnom Penh đồng thời khẳng định đây là quyết định của tòa án.

“Sokha chưa bị kết tội mà chỉ bị cáo buộc”, ông Sopheak nói.

Cũng theo ông này, quyền miễn trừ của ông Sokha không được áp dụng bởi đây là bắt người tại hiện trường và nhà chức trách có quyền tạm giữ ông trong 72 giờ trước khi có hành động tiếp theo.

Theo thông tin trên trang tin điện tử Fresh News (Campuchia), vụ bắt giữ diễn ra vào khoảng 0h35 ngày 3/9.

Nhà chức trách Campuchia cho biết đã thu thập được các bằng chứng quan trọng là đoạn được trang CBN (Cambodian Broadcasting Network) có trụ sở tại Australia đăng tải và một số chứng cứ khác, cho thấy rõ ông Kem Sokha và đồng bọn đã câu kết bí mật với nước ngoài làm ảnh hưởng đến đất nước.

Trước đó, trang mạng này cũng thông báo có sở hữu một đoạn video, trong đó ghi lại cảnh ông Kem Sokha thảo luận về việc lật đổ Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Trên mạng xã hội Twitter, bà Monovithya Kem, con gái của ông Kem Sokha đồng thời là một quan chức của đảng CNRP cho biết, bố mình cùng tất cả các vệ sỹ bị 100-200 cảnh sắt bắt giữ mà không có lệnh, sau khi nhà riêng của ông bị đột kích.

“Chúng tôi không biết ông bị đưa đến đâu”, bà Monovithya Kem lo ngại.

Ông Kem Sokha chính thức được bầu làm Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia đối lập hồi tháng 3 vừa qua, ngay trước cuộc bầu cử xã - phường ở Campuchia.

Đến ngày 5/4, Bộ Nội vụ Campuchia đã công nhận ông Kem Sokha là chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập - đối thủ chính của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền trong các cuộc bầu cử sắp tới.(ĐVO)
-----------------

Nhà tù Philippines là địa ngục lẫn thiên đường

Nếu bị nghi sử dụng ma túy, tù nhân có nguy cơ sống nhồi nhét trong những nhà tù quá tải. Nhưng đấy không phải địa ngục, vì điều ấy đồng nghĩa tù nhân sẽ… không bị bắn.

 

tu nhan ngu trong khong gian chat hep tai nha tu quezon thang 11-2016 - anh: reuters

Tù nhân ngủ trong không gian chật hẹp tại nhà tù Quezon tháng 11-2016 - Ảnh: REUTERS

 

Năm 2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng hứa sẽ "giải quyết nạn ma túy, tội phạm và tham nhũng" trong vòng 3 - 6 tháng. Cuộc chiến chống ma túy của ông đến nay đã diễn ra hơn một năm.

Giải pháp là… xây dựng những nhà tù mới và to lớn hơn. Nhưng cái khó là thiếu kinh phí hỗ trợ.

Jesus Hinlo (quản lý nhà tù tại Quezon)

Quá tải

Tại nhà tù Quezon, Rody Lacanilao là một trong số những tù nhân ngày đêm cầu cho trời đừng mưa. 

Nhà tù này được xây dựng với quy mô chứa khoảng 260 tù nhân, nhưng hiện tại số người bị giam giữ đã lên đến 2.975, theo số liệu của hãng tin Reuters đưa ra ngày 1-9.

Với 3/4 trong số này bị bắt giam liên quan tới ma túy, sự chật chội của nhà tù Quezon rõ ràng xuất phát từ chiến dịch ma túy của Tổng thống Duterte. 

Không còn cách nào khác, những người như Lacanilao phải ngủ trong khuôn viên nhà tù, ở hành lang hoặc sân bóng rổ do... hết chỗ. Và tất nhiên khi trời mưa xuống, giấc ngủ của họ (nếu có thể ngủ) sẽ chỉ mang tới ác mộng.

"Từ khi cuộc chiến chống ma túy diễn ra, giấc ngủ đã trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi không biết phải đi đâu mỗi khi mưa tới" - Lacanilao, tù nhân đã ở Quezon 18 tháng, cho biết.

Các số liệu độc lập cho thấy có cả ngàn người bị bắn chết trong chiến dịch chống ma túy này. Hàng chục ngàn người khác bị tống vào tù. 

Đa số những người bị bắt đều không có tiền bảo lãnh, cũng chẳng có tiền để "mua" một chỗ ngủ đẹp. 

Thậm chí hồi giữa tháng 8 vừa qua, số lượng tù nhân ở nhà tù Quezon có lúc lên 4.000 người trước khi một phần trong đó phải chuyển đi nơi khác.

Theo Viện nghiên cứu về chính sách tội phạm ở Birkbeck (Đại học London, Anh), nhà tù ở Philippines là những nơi có mật độ đông nhất châu Á, với tỉ lệ quá tải trung bình lên tới 316%, tức số tù nhân nhiều gấp ba lần sức chứa. 

Trên toàn thế giới, nhà tù Philippines có mức quá tải xếp thứ ba, chỉ sau Haiti và Benin.

Ở tù... an toàn hơn

Theo Cục Quản lý nhà tù và hình phạt, hiện có 303.534 trường hợp liên quan tới ma túy đang chờ xét xử. 

Văn phòng luật sư công đang là bên bảo vệ cho các nghi phạm này. Họ cho biết 1.665 luật sư đang phải gánh 709.128 ca hình sự hiện đang trong quá trình xét xử, tức mỗi luật sư phải thụ lý 426 trường hợp. 

"Chúng tôi có cả núi việc phải làm. Nhiều khi trở về văn phòng tôi thực sự kiệt sức, chẳng thể nói lời nào với đồng nghiệp nữa" - luật sư Karen Jay Sabugo than thở với phóng viên hãng tin Reuters.

Nói như thế để thấy rằng sự quá tải của các luật sư ở Philippines cũng đồng nghĩa những trường hợp bị giam giữ chờ xét xử ấy nhiều khả năng phải chờ nhiều năm mới biết được số phận của mình. 

Tức cơn ác mộng trong các nhà tù Philippines sẽ kéo dài trong mối lo tồi tệ hơn nữa, vì người vào tù chắc chắn sẽ ngày càng đông.

Tuy nhiên, trong một bài báo vào tháng 8-2016, Reuters cho biết thực tế các tù nhân kia có thể đang thấy... may mắn. 

Những thống kê riêng biệt từ truyền thông nước ngoài và tổ chức phi chính phủ chỉ ra rằng đã có cả chục ngàn người thiệt mạng vì chiến dịch này, cao gấp đôi hoặc gấp ba số liệu của cảnh sát.

"Ở đây an toàn hơn. Ngoài kia, nếu cảnh sát muốn bắn anh thì họ bắn, và sau đó họ nói anh là dân buôn ma túy" -  tù nhân tên Jason Madarang giải thích. 

Tương tự, Marconico Maximo, một tù nhân khác, cũng thừa nhận "may mắn được vào tù" vì bản thân đã chứng kiến 5 người ở gần nhà của ông ở Manila đã bị bắn chết trong vài tháng đầu của chiến dịch ma túy này.(Tuoitre)

Mỗi ngày bắt 100 người
Cục Quản lý nhà tù và hình phạt cho biết tính tới cuối tháng 6-2017, số tù nhân tại Philippines bao gồm tội phạm kết án và người đang đợi xét xử đã lên đến 137.417, tăng 22% so với ngày ông Duterte nhậm chức hồi tháng 6-2016. Ông Oscar Albayalde - trưởng cảnh sát thủ đô - ước tính mỗi ngày có 100 người bị bắt.


-----------------------------

Bà Merkel muốn châu Âu đối thoại an ninh với Nga

Theo vị thủ tướng Đức, châu Âu nên cải thiện quan hệ với Nga về vấn đề an ninh.

Trang Tass dẫn một tuyên bố của Thủ tướng Đức – Angela Merkel trên trang web của chính phủ nước này cho biết, các nước châu Âu nên nỗ lực để đưa ra đối thoại với Nga về các vấn đề an ninh thông thường.

“Trong lĩnh vực an ninh ở châu Âu, chúng ta nên làm mọi thứ để cải thiện mối quan hệ với Nga”, bà Merkel cho hay.

thu tuong duc – angela merkel.

Thủ tướng Đức – Angela Merkel.

Tuy nhiên, theo vị thủ tướng Đức này, đối thoại cần được xây dựng và phụ thuộc vào việc hoàn thành các thỏa thuận Minsk về giải quyết tình hình ở Ukraine.

Bà Markel cho biết thêm: “Nếu điều này được giải quyết, chúng tôi sẽ có những cuộc đối thoại ngày sâu rộng hơn”.

Đồng thời nhà lãnh đạo Đức chỉ ra sự cần thiết phải quan sát các thỏa thuận quốc tế về việc xóa bỏ vũ khí.

“Tất cả các thỏa thuận về giải trừ vũ khí, kể cả thỏa thuận giữa Mỹ và Nga cần được xem xét, nếu không những vấn đề mới có thể xảy ra”, Bà Merkel chốt lại.(ĐVO)
------------------------

Chuyện động trời ở châu Phi

Dân chủ, nhà nước pháp quyền và tính độc lập của tòa án ở Kenya có được bước trưởng thành mới.

Quyết định của Tòa án tối cao Kenya hủy bỏ kết quả bầu cử tổng thống ngày 8.8 và yêu cầu bầu cử lại gây bất ngờ lớn đối với dân chúng và mọi phe phái chính trị ở đất nước này, đồng thời còn đối với cả châu lục và thế giới. Không chỉ ở Kenya mà ở khắp châu Phi chưa từng có lần nào tòa án hủy bỏ kết quả bầu cử tổng thống, dù rằng từ xưa đến nay trên châu lục này không thiếu chuyện gian lận bầu cử và đảo chính quân sự.

Tiền lệ pháp lý này còn là tiền lệ chính trị đối với Kenya và đối với cả châu lục. Hiện tại đấy mới chỉ là chuyện riêng của Kenya và thực chất mới chỉ là khởi đầu của một quá trình mà kết thúc của nó sau 60 ngày nữa có thể là một thảm họa nếu dẫn đến khủng hoảng chính trị an ninh và ổn định xã hội, nhưng cũng có thể là một cuộc cách mạng thực sự về chính trị quyền lực nhà nước và pháp lý với tác động lan tỏa ra cả châu lục và ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới tương lai của cả châu lục.

Trước mắt, phán quyết này là thắng lợi lớn của phe đối lập quy tụ quanh ông Raila Odinga và là thất bại, có thể chỉ tạm thời nhưng cũng có thể định mệnh, đối với đương kim Tổng thống Uhuru Kenyatta. Ở cuộc bầu cử ngày 8.8, ông Kenyatta giành được 54% phiếu bầu, nhưng ông Odinga cho rằng đã có gian lận bầu cử khi kết quả bầu cử bị thao túng thông qua tấn công mạng. Tòa án tối cao Kenya, vốn chưa từng xử thắng cho phe đối lập, lần này lại công nhận cáo buộc của ông Odinga là xác thực. Kenya và châu lục có chuyện động trời là vì thế. Dân chủ, nhà nước pháp quyền và tính độc lập của tòa án ở nước này có được bước trưởng thành mới.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 03-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 03-09-2017

    Mỹ tung đòn độc phá vỡ liên kết Nga-Israel; Ông Dmitry Rogozin: Quân đội Nga không thể đứng thứ 2; Myanmar: Đụng độ đẫm máu, gần 400 người chết

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 03-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 03-09-2017

    Trung Quốc thay loạt tướng quân đội cấp cao; Nga mang quái vật bay sang Syria, Mỹ-Israel hoàn toàn bất lực; Tổng thống Mỹ đề cử người đứng đầu NASA

Bài cùng chuyên mục