Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
“Nước Nga phải nằm trong số những nước dẫn đầu, còn trên một số hướng phải là nước dẫn đầu tuyệt đối trong xây dựng quân đội thế hệ mới, quân đội thời đại công nghệ mới”, ông Putin tuyên bố khi phát biểu tại hội nghị mở rộng ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ngangày 22/12/2017.
Ông Putin nói rằng, “trong những năm tới, cần tiếp tục công việc nhất quán nhằm nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang”. “Chúng tôi thấy rằng, thế giới đang trải qua một cuộc đảo chính thật sự trong kinh tế, công nghệ và tri thức. Rõ ràng là những biến đổi sâu sắc đó không thể không đụng chạm đến cả lĩnh vực quân sự, tình trạng quân đội các nước hàng đầu thế giới”, ông Putin nhận định. Ông nhấn mạnh rằng, “những xu hướng này chúng ta không chỉ đơn giản là tính đến mà còn lấy làm nền tảng hoạch định và xây dựng quân đội”.
Tổng tư lệnh quân đội Nga tin rằng, việc xây dựng quân đội thế hệ mới “có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc bảo đảm chủ quyền quốc gia, hòa bình và an ninh của người dân Nga, đối với sự phát triển vững chắc đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại cởi mở và tự chủ, vì lợi ích đất nước”.
Ông Putin bày tỏ sự hài lòng với tái trang bị cho quân đội Nga và hy vọng sau 3 năm nữa, tỷ trọng vũ khí mới trong trang bị sẽ đạt 70%.
“Trong những năm gần đây, đã thực hiện được khối lượng công việc thực sự lớn, hoàn tất những cải cách cơ cấu sâu sắc quân đội, toàn hệ thống chỉ huy quân đội đã trở nên hiệu quả hơn”, ông Putin nói và bổ sung: “đang diễn sự quá trình tái trang bị theo kế hoạch cho tất cả các quân, binh chủng”.
Ông Putin đã mấy con số làm ví dụ: “Năm 2012, tỷ lệ vũ khí trang bị hiện đại trong quân đội là 16%, hiện nay, vào cuối năm 2017 là gần 60%”. “Vào năm 2021, phải tăng lên đến 70%”, ông Putin giao nhiệm vụ.
Theo ông Putin, "sáu lần kiểm tra quy mô lớn tiến hành trong năm nay đã khẳng định khả năng sẵn sàng cao của quân đội, khả năng tăng cường nhanh chóng các đơn vị ở Bắc Cực, thành lập các cụm quân độc lập, hiệu quả trên các hướng then chốt để phòng thủ đất nước”. Ông cũng nói cuộc tập trận chiến lược “Miền Tây 2017” là một giai đoạn huấn luyện chiến đấu quan trọng, trong đó đã thao dượt nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho Nhà nước liên minh (Nga-Belarus).
Nga có thể và có trách nhiệm bảo đảm khả năng quốc phòng của đất nước dựa trên ngân sách quốc phòng bằng 2,8% GDP, ông Putin tuyên bố.
“Trong năm tới sắp đến, (ngân sách quốc phòng) xét về tỷ lệ so với GDP sẽ là 2,85-2,86%, còn sau đó sẽ còn giảm nữa. Nảy sinh câu hỏi: liệu chúng ta có thể tự túc trong các điều kiện này và với những khả năng này, liệu chúng ta có thể bảo đảm tin vậy và vô điều kiện khả năng quốc phòng của nhà nước chúng ta không? Chúng ta có thể, chúng ta có trách nhiệm phải làm, và chúng ta sẽ làm được điều đó”, ông Putin tuyên bố.
Ông Putin giải thích rằng, ngân sách dành cho Bộ Quốc phòng và các bộ ngành sức mạnh khác bao gồm “nuôi dưỡng và trang bị”. Cả hai thành tố này bao gồm cả cái mà người ta thường gọi là “phát triển”. Có thể tiết kiệm tiền chi cho nuôi dưỡng. “Trong mọi trường hợp, không được lãng phí, không được vứt tiền đi như máy gieo hạt rắc hạt giống, mà sự nuôi dưỡng này (phải) hiện đại, xứng với Lực lượng vũ trang của chúng ta và các binh sĩ của chúng ta, nhưng đồng thời cũng thật tiết kiệm”, nguyên thủ Nga nói.
Theo ông Putin, liên quan đến phát triển, đó là nói đến các vũ khí hiện đại, về việc phát triển các loại vũ khí mới, tiên tiến, chính xác cao, công nghệ cao, có hiệu quả hiếm có. “Để đạt được các mục tiêu này, chúng ta phải thể hiện cách tiếp cận sáng tạo, kỷ luật và trách nhiệm. Tôi hoàn toàn tin điều đó và sự tin tưởng này dựa trên những tính toán và trên công việc chung của chúng ta, chúng ta sẽ chắc chắc và vô điều kiện bảo đảm được khả năng quốc phòng của đất nước chúng ta”.(Viettimes)
---------------------------
Mỹ, Trung Quốc bí mật mặc cả sau lưng Triều Tiên?
Mỹ và Trung Quốc đã bí mật thỏa thuận phối hợp với nhau về vấn đề Triều Tiên. Hai bên sẽ tích cực chia sẻ thông tin về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và hợp tác quân sự trong khu vực. Đó là thông tin do tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun dẫn các nguồn tin ở Washington cho biết.
Theo các nguồn tin trong chính phủ Mỹ, các thỏa thuận đã đạt được trong thời gian chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 9/11/2017. Cuộc gặp hai nguyên thủ đã diễn ra trong 1,5 giờ trong phạm vi hẹp với các nhân vật thân tín.
Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định không chấp nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và nói rằng, không nên giảm nhẹ áp lực đối với Bình Nhưỡng cho đến khi CHDCND Triều Tiên ngừng thử hạt nhân. Ông cũng kêu gọi làm cho cơ chế trừng phạt minh bạch hơn: chia xẻ với các đồng nghiệp Mỹ thông tin về thương mại, các thủ tục hải quan và tài chính mỗi tháng liên quan đến việc áp dụng trừng phạt đối với Triều Tiên.
Ông Tập cũng đã thông báo cho người đồng cấp Mỹ rằng, Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Bình Nhưỡng. Theo nghị quyết do Hội đồng Bảo an LHQ thông qua ngày 22/12/2017, Trung Quốc sẽ cắt giảm nguồn cung nhiên liệu sang Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có những khiêu khích quân sự.
Tình báo hai nước nhất trí sẽ chia sẻ thông tin tình báo về các nghiên cứu của Triều Tiên trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân và tên lửa đường đạn, cũng như về kết quả trừng phạt kinh tế.
Các nguồn tin chjo hay, sự hợp tác sẽ được mở rộng trong trường hợp chế độ Triều Tiên sụp đổ, đe dọa tấn công hạt nhân hay người tị nạn ồ ạt chạy khỏi Triều Tiên.
Ngoài các cuộc gặp thường xuyên, các quan chức quân đội Mỹ ở Seoul và các đồng nghiệp Trung Quốc sẽ có thể liên lạc với nhau qua đường dây nóng bất kỳ lúc nào.
Giới chức Mỹ cũng tuyên bố sẽ có những bước đi thận trọng hơn trong giải quyết vấn đề Triều tiên với điều kiện có sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc. Trong khi đó, sự hợp tác Trung-Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc áp dụng hiệu quả trừng phạt và sử dụng chung tin tức tình báo.
Ngay sau có tin về việc Trung Quốc và Mỹ bí mật mặc cả sau lưng về Triều Tiên, truyền thông Trung Quốc liền loan tin bác bỏ. Tờ Hoàn cầu thời báo (The Global Times) của Trung Quốc ngày 26/12/2017 khẳng định Trung Quốc không tham gia âm mưu với Mỹ chống Bắc Triều Tiên.
Một nguồn tin giấu tên cho hay, giữa Bộ tư lệnh Chiến khu Bắc của quân đội Trung Quốc ở tỉnh Liêu Ninh và giới chức quân sự Mỹ ở Seoul không có đường dây nóng.
Nguồn tin này bác bỏ thông tin của tờ báo Nhật Asashi Shibun về việc giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc có kênh điện thoại trực tiếp để trao đổi thông tin và khẳng định, hai bên không có kế hoạch thiết lập đường dây nóng.
Một nhà phân tích quân sự giấu tên nói với The Global Times rằng, tin giả này là cái bẫy nhằm gây chia rẽ quan hệ Trung-Triều và đánh lạc hướng chú ý của Hàn Quốc.(Viettimes)
-----------------------------
Vì sao Thái Lan quay lưng, Pakistan lại mua chiến hạm Trung Quốc?
Thái Lan không mua tàu hộ vệ Type 054A vì còn lệ thuộc vào vũ khí trang bị do Mỹ chế tạo. Trong khi đó, Pakistan chỉ mua 01 tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc, đồng thời còn đặt mua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Ada của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vừa qua, chiếc tàu hộ vệ tàng hình Tachin đầu tiên Thái Lan đặt mua của công ty Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) Hàn Quốc đã tiến hành chạy thử trên biển lần đầu tiên, tàu này dự kiến sẽ bàn giao cho hải quân Thái Lan vào tháng 8/2018, đến năm 2019 sẽ đến căn cứ hải quân Thái Lan.
Được biết, hải quân Thái Lan mua tổng cộng 2 tàu hộ vệ cùng loại, chiếc đầu tiên chế tạo tại Hàn Quốc, chiếc thứ hai sẽ chế tạo, lắp ráp tại nhà máy đóng tàu của Thái Lan.
Năm 2013, hải quân Thái Lan mời thầu đặt mua 2 tàu hộ vệ mới, một số nước tham gia tranh thầu như Trung Quốc và Hàn Quốc, Nga. Phía Trung Quốc đã giới thiệu phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ Type 054A, chào bán với giá ưu đãi.
Tuy nhiên, cuối cùng, Thái Lan đã lựa chọn mua sắm tàu hộ vệ DW3000 của Hàn Quốc, lượng giãn nước 3.650 tấn, trang bị tua-bin khí LM-2500 do Mỹ chế tạo và động cơ dầu diesel MTU do Đức chế tạo. Về vũ khí trang bị, tàu hộ vệ DW3000 đã trang bị pháo 76 mm, hệ thống MK41, tên lửa chống hạm Harpoon, khả năng tác chiến tương đối cân bằng.
Nếu không tính giá cả các vũ khí như tên lửa, giá mua 2 tàu hộ vệ này của Thái Lan là hợp lý với 410 triệu USD, nhưng vẫn đắt hơn so với báo giá của phía Trung Quốc.
Trước đây, Thái Lan cũng đã nhiều lần mua sắm tàu chiến mặt nước của Trung Quốc như tàu hộ vệ lớp Naresuan và tàu hộ vệ lớp Chao Phraya. Khi đó, hải quân Thái Lan thích vũ khí phương Tây hơn, nhưng không có đủ tiền, đành phải để Trung Quốc chế tạo thân tàu, sau đó lắp ráp vũ khí trang bị và hệ thống điện tử của phương Tây, chẳng hạn hệ thống MK41 của Mỹ. Vậy tại sao lần này hải quân Thái Lan không tiếp tục mua sắm tàu chiến Trung Quốc theo cách làm này? Nguyên nhân rất đơn giản, đó là hiện nay Mỹ không tiếp tục cho phép tàu chiến do Trung Quốc chế tạo lắp ráp vũ khí trang bị của Mỹ.
Điều này buộc hải quân Thái Lan phải cân nhắc lợi hại, mua sắm tàu hộ vệ của Hàn Quốc, không mua của Trung Quốc, từ đó nhập khẩu được công nghệ phương Tây. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm mọi cách để tạo dựng được “uy tín” cho vũ khí trang bị tự chế, từ đó thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nhưng đây là điều không hề dễ dàng.
Pakistan xác nhận đã ký kết mua sắm tàu hộ vệ Type 054A
Khác với Thái Lan, theo tờ tuần san Defence News Mỹ ngày 28/12, người phát ngôn hải quân Pakistan đã lần đầu tiên công khai xác nhận, tháng 6/2017, Thái Lan và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận mua sắm 1 chiếc tàu hộ vệ Type 054A và có kế hoạch mua thêm 2 chiếc. Chiếc đầu tiên sẽ sử dụng bộ cảm biến và hệ thống vũ khí tương đồng với hải quân Trung Quốc, hai chiếc tiếp theo còn chưa đàm phán.
Trước đây, Trung Quốc từng chào bán tàu hộ vệ F-22P cho Pakistan, theo phương án thiết kế gồm có radar mảng pha và hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa HQ-16 với 32 ống phóng. Nhưng Pakistan đã lựa chọn mua sắm tàu hộ vệ Type 054A.
Quân đội Pakistan cho biết trong tương lai tàu hộ vệ Type 054A của nước này sẽ tiến hành nâng cấp, lắp đặt bộ cảm biến và hệ thống vũ khí tiên tiến hơn. Đồng thời, Pakistan cũng xác nhận cùng kỳ sẽ mua sắm 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Ada của Thổ Nhĩ Kỳ, những tàu hộ vệ mới này sẽ thay thế 6 tàu hộ vệ lớp Amazon hiện có của hải quân Pakistan (mua của Anh). Đồng thời, những tàu này sẽ lắp đặt vũ khí và hệ thống điện tử của Mỹ, giao dịch còn chờ Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Một chiếc tàu hộ vệ lớp Perry Pakistan mua sắm từ Mỹ hiện vẫn chưa lắp tên lửa phòng không, chỉ trang bị 8 quả tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, vì vậy khả năng tác chiến hạn chế, không bằng Type 054A.
Tàu hộ vệ Type 054A Pakistan mua sắm sẽ được bố trí cho hạm đội hỗn hợp đặc biệt 150/151 của hải quân Pakistan, phụ trách nhiệm vụ tác chiến trên biển.(Viettimes)
----------------------------------------