Tin Biển Đông

 
 
 

NI: Quá hoang tưởng về Nga sẽ khiến Mỹ tự hủy hoại mình

  • Cập nhật : 10/03/2017

Chuyên gia Nikolas Gvosdev đã viết trên tạp chí National Interest rằng sự hoang tưởng của các quan chức Mỹ đối với Nga phải chấm dứt trước khi nó gây ra tổn hại không thể hàn gắn đối với uy tín của Mỹ.

Ông lấy ví dụ rằng, năm ngoái một cuộc gặp gỡ giữa một giáo chủ người Nga với một luật sư làm việc cho Tổ chức Trump (và nay có một vị trí cấp cao trong Nhà Trắng) bị coi là một cuộc gặp giữa hai gián điệp với nhau.

nga la mot trong nhung quoc gia co anh huong lon bac nhat tren truong quoc te.

Nga là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn bậc nhất trên trường quốc tế.

Về cơ bản, nhiệm vụ của các quan chức ngoại giao đó là gặp gỡ với rất nhiều quốc gia trên thế giới để bàn về nhiều vấn đề nóng trên thế giới. Điều này sẽ cho phép các bên hiểu rõ những xu thế chính trị của các nước, đồng thời dự đoán những động thái mà các nguyên thủ quốc gia sẽ thực hiện. Vì vậy không có gì sai khi các quan chức, nghị sĩ và chuyên gia Mỹ trao đổi quan điểm của mình đối với đại sứ và nhân viên ngoại giao của một nước khác, cho dù đó là Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak.

Việc coi những hoạt động ngoại giao thông thường như một âm mưu đen tối đang khiến Mỹ tự khóa các kênh trao đổi với một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn bậc nhất trên trường quốc tế. Thêm vào đó, việc các quan chức và truyền thông Mỹ có hành động “bới lông tìm vết” khi chỉ trích những người đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Nga và tự coi mình trong sạch về lý tưởng chính trị khi không làm việc này, theo ông Gvosdev, là có phần “ngu ngốc và nhỏ mọn”.

Hai cựu Đại sứ Mỹ tại Nga là ông Michael McFaul và John Beyrle, những người là đại diện cho nước Mỹ thời Obama đã có những phát biểu rất chính xác về vấn đề này. Họ cảnh báo rằng lợi ích lâu dài của Mỹ sẽ không thể được đảm bảo nếu việc các nghị sĩ Mỹ và các quan chức ngoại giao Nga liên lạc với nhau sẽ bị coi là hành vi phản quốc. Nga vẫn là một quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn bậc nhất và đóng vai trò rất quan trong trong khu vực Âu – Á. Việc thiết lập kênh liên lạc và xác định sự tương đồng và khác biệt giữa chính phủ Mỹ mới và Nga là điều có thể hiểu được.

Nếu không có những cáo buộc nhằm vào Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, và nếu bà Hillary Clinton đắc cử, rất có thể sự hoang tưởng này sẽ không xảy ra. Trước tình hình hiện tại, ông Gvosdev nhận định rằng cuộc điều tra về mối liên hệ giữa các quan chức trong chính quyền Trump với Nga không được dùng để thay đổi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống 2016 hoặc công kích những người trong nội các của ông Trump.

tong chuong ly my jeff sessions dang gap rac roi sau khi ong bi phat hien co cuoc trao doi voi dai su nga sergei kislyak.

Tổng chưởng lý Mỹ Jeff Sessions đang gặp rắc rối sau khi ông bị phát hiện có cuộc trao đổi với Đại sứ Nga Sergei Kislyak.

Ông Gvosdev nói thêm: “Tôi tin rằng Mỹ cần một ủy ban gồm các chuyên gia không thuộc các đảng phái chính trị để đánh giá những gì đã xảy ra và đưa ra một báo cáo đầy đủ và đưa ra những biện pháp ngăn chặn những tình huống như vậy xảy ra một lần nữa. Ngoài ra, ủy ban này cũng có thể lập nên một loạt những nguyên tắc mới, nhằm xác định xem hoạt động liên hệ nào giữa các chính trị gia Mỹ và các quan chức nước ngoài là phù hợp hya không phù hợp”.

Một ví dụ cụ thể đó là Ủy ban 11/9. Sau khi vụ khủng bố ngày 11/9 xảy ra, ủy ban này được thành lập nhằm làm rõ điều gì đã xảy ra. Họ đã có những báo cáo cụ thể về nguyên nhân của vụ tấn công, khiến những thuyết âm mưu vô căn cứ xuất hiện nhiều tháng sau vụ việc bị gạt bỏ và đồng thời chấm dứt những tranh cãi giữa hai đảng khi đó. Ủy ban này đã nêu ra những sai lầm dưới thời Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống George W. Bush và tập trung vào việc vá những lỗ hổng quan trọng, giúp ngăn chặn một vụ khủng bố nghiêm trọng tương tự xảy ra trên lãnh thổ nước Mỹ.

Ông Gvosdev cũng cảnh báo rằng: “Tình hình chính trị hiện tại cho thấy rằng những cách làm nhằm giải quyết những bất đồng giữa Mỹ và Nga đều bị gạt sang một bên. Dường như không có cách nào để có thể tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Nga và Mỹ, và các quan chức Nga ủng hộ việc khám phá những lĩnh vực mà Moscow và Washington có thể hợp tác đều nhận thấy rằng họ không được chào đón”.

Trong những năm qua, một số nhà phân tích đã cảnh báo về sự xuất hiện của mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Bắc Kinh, cũng như những vấn đề mà nó mang lại đối với Mỹ. Việc khôi phục quan hệ Mỹ - Nga trở thành một mối quan hệ song phương thông thường vốn đã khó, nay dường như đã trở thành điều không thể.


Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infonet.vn

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-05-20171

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-05-2017

    IS chiếm thành phố ở Philippines: 2.000 gia đình mất nhà, 100 người thiệt mạng; Lý do Mỹ sẽ thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo; Kế hoạch của Mỹ đối với Ukraine sẽ tạo "động lực" mới trong quan hệ với Nga?; Giáo sĩ Indonesia bị điều tra vì 'chat sex'

Bài cùng chuyên mục