Tin Biển Đông

 
 
 

Mỹ có nên tái vũ trang Đông Nam Á để đối phó Trung Quốc?

  • Cập nhật : 28/02/2017

Tái vũ trang cho các quốc gia Đông Nam Á để nhằm chống lại Trung Quốc sẽ là một chiến lược sai lầm khi mà khu vực này cần sự ổn định, cấu trúc trung tâm để duy trì sự cân bằng cán cân quyền lực trong khu vực và hơn nữa là nhằm giữ vững một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Binh-linh-My-va-Phil-tap-tran-nam-2011_4784d(1).jpg

Kể từ khi lên nắm quyền vào ngày 20/1 đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có không ít quyết định khiến nhiều người phải ngạc nhiên, đó là chính sách đối với người nhập cư, hủy bỏ các quyết định của chính quyền tiền nhiệm. Đặc biệt, nhiều người chưa xác định được chính sách đối ngoạimới của Mỹ là như thế nào, trong đó có các mối quan hệ truyền thống với các đồng minh, khu vựcchâu Á cũng như Đông Nam Á.

Hiện tại, Đảng Cộng hòa đang kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Cả hai viện cũng như Nhà Trắng dường như vẫn theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương củacựu Tổng thống Barack Obama nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và để đảm bảo cho cáclợi ích của Mỹ ở khu vực. Họ tin rằng Mỹ nên tăng cường sự hiện diện quân sự của mình và tíchcực hỗ trợ các nước đồng minh, đối tác trong khu vực để có thể đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc.

Gần đây nhất, Thượng nghị sĩ John McCain - người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ - đã đề nghị khoản ngân sách lên tới 7,5 tỷ USD để hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác ở khu vựcchâu Á. Số tiền này sẽ dành để xây dựng các công trình quân sự mới như sân bay quân sự ở Úc và Philippines; mua sắm vũ khí và nâng cao khả năng tác chiến cho quân đội các quốc gia đồng minhvà đối tác của Mỹ. Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức của chính quyền Trump cho rằng số tiền đề xuất này là "quá nhiều".

Đề xuất này có thể là một phiên bản mở rộng đối với sáng kiến “An ninh biển Đông Nam Á” dướithời chính quyền Obama. Sáng kiến này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Carter cụ thể hóa vào năm 2015, mặc dù nó được đề xuất bởi ông McCain. Theo sáng kiến này, Mỹ sẽ sử dụng khoản ngânsách là 425 triệu USD trong 5 năm để tăng cường năng lực biển cho Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

Mỹ đã quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và ưu tiên cho các mối quan hệsong phương với từng đối tác để thực hiện tham vọng chiến lược của mình. Tuy nhiên, đối với khuvực Đông Nam Á, việc Mỹ áp dụng chiến lược tái vũ trang sẽ là sai lầm bởi hai lý do:

Thứ nhất, không có bằng chứng cho thấy các quốc gia Đông Nam Á tăng cường đầu tư cho quânsự để chống lại Trung Quốc, và thực tế họ cũng không có khả năng làm như vậy dù gần đây một sốquốc gia tăng cường hiện đại hóa quân đội như mua sắm tầu ngầm, máy bay chiến đấu. Theo sốliệu của tổ chức IHS Jane, 7 quốc gia Đông Nam Á có chi tiêu quốc phòng mạnh nhất đã giải ngânkhoảng 78% ngân sách của mình trong giai đoạn từ 2012-2016. Chi phí này chủ yếu được sử dụng để trả lương cho quân nhân và các hoạt động bảo trì, luyện tập. Về việc nghiên cứu phát triển cácloại vũ khí, phương tiện quốc phòng, mua sắm vũ khí, họ chỉ bỏ ra số tiền là 19%.

Hơn nữa, mặc dù một số quốc gia được dự báo sẽ gia tăng chi tiêu cho quốc phòng vào năm 2021, chẳng hạn như Indonesia 2,1 tỷ USD, Singapore 1,9 tỷ USD và Việt Nam 1,2 tỷ USD, song số tiềnmua sắm này của họ chẳng thấm gì so với các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Thựctế đây chỉ là nhu cầu gia tăng tự nhiên trong khu vực Đông Nam Á để thay thế các trang thiết bịquân sự đã bị lạc hậu, hầu hết đã trải qua từ 35-55 năm sử dụng.

Trong lịch sử, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), sau thời kỳChiến tranh Lạnh, khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng, mức nhập khẩu vũ khí của các quốc gia ở khu vực này vẫn ở dưới mức của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chỉ có các quốc gialà Malaysia, Myanmar và Singapore đã nhập khẩu vũ khí nhiều hơn thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cácnhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho các quốc gia của khu vực này hầu như không thay đổi số lượngcung cấp kể từ năm 1950.

Theo số liệu của SIPRI, trong giai đoạn từ năm 1950-2015, các quốc gia Đông Nam Á đã mua sắmvũ khí từ 19 nhà cung cấp khác nhau. Ở mức thấp như Lào đã tiến hành mua sắm từ 9 nhà cungcấp và ở mức cao như Indonesia đã mua sắm từ 32 nhà cung cấp đến từ nhiều quốc gia. Nói cáchkhác, mỗi quốc gia có cùng một tập hợp và số lượng các nhà cung cấp vũ khí cho nhiều thập kỷ, bấtkể những thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực.

Những mô hình phát triển này đã cho thấy các quốc gia ở khu vực không ưu tiên cho việc phát triểnquân sự để đối phó với Trung Quốc. Đây là lý do tại sao các quốc gia của khu vực thích sử dụngcông cụ ngoại giao, thông qua ASEAN hoặc quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ hay các cường quốckhác của khu vực để cân bằng quan hệ với Trung Quốc.

Thứ hai, việc tái vũ trang cho các quốc gia ở khu vực sẽ làm đảo lộn cấu trúc chi tiêu quốc phòngcủa các quốc gia này. Washington không nên tập trung vào việc cung cấp và trang bị các phươngtiện quân sự cho họ. Thay vào đó, Mỹ nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nguồn nhân lực và khả năng tác chiến của quân đội các quốc gia Đông Nam Á.

Đầu tư phát triển con người là rất quan trọng khi chúng ta xem xét tính hiệu quả của từng quân độiqua suốt chiều dài lịch sử. Tại các quốc gia Đông Nam Á, từ nhiều thập kỷ nay, quân đội duy trì đểbảo vệ lãnh thổ, bảo vệ an ninh biển, chống buôn bán người bất hợp pháp, chứ không phải đặt mụctiêu sẵn sàng cho một cuộc đối đầu với Trung Quốc ở khu vực.

Các chương trình giáo dục, đào tạo cần phải được duy trì thường xuyên bên cạnh các hoạt độngtập trận chung. Các hoạt động này cần phải được đưa vào các điều khoản cam kết trong hoạt độngcủa quân đội các nước ở khu vực. Các chương trình này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn trong mộtkhuôn khổ rộng lớn hơn của việc cải thiện hệ thống chỉ huy và kiểm soát, cơ cấu tổ chức và khảnăng tác chiến của quân đội mỗi nước.

Việc tăng cường các cơ sở công nghiệp quốc phòng của các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng là một yêu cầu chiến lược dài hạn. Dự án hợp tác giữa các tập đoàn quốc phòng của Mỹ với các quốcgia ở khu vực cũng sẽ báo hiệu sự sẵn sàng của Washington trong việc hỗ trợ các quốc gia ĐôngNam Á bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình.

Cuối cùng, hành động tái vũ trang cho các quốc gia Đông Nam Á để nhằm chống lại Trung Quốc sẽlà một chiến lược sai lầm khi mà khu vực này cần sự ổn định, cấu trúc trung tâm để duy trì sự cânbằng cán cân quyền lực trong khu vực và hơn nữa là nhằm giữ vững một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Tác giả là nhà nghiên cứu Evan A. Laksmana thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Bàiviết đăng trên báo “Bưu điện Jakarta”.


Anh Thư (gt)
Nguồn:nghiencuubiendong.vn

Trở về

Xem thêm

  • Mỹ quyết không để Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” ở Biển Đông1

    Mỹ quyết không để Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” ở Biển Đông

    Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đôngvà sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo tại Manila.

  • Biển Đông – một số nguyên tắc chiến lược căn bản cho chính quyền mới của Mỹ2

    Biển Đông – một số nguyên tắc chiến lược căn bản cho chính quyền mới của Mỹ

    Nhằm chống lại những nỗ lực của Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Mỹ cần một chiến lược bền vững để thúc đẩy các khả năng của đồng minh, bạn bè và đối tác, hợp tác hiệu quả hơn với các đối tác và đồng minh có khả năng, và củng cố trật tự khu vực.

  • Nhân tố làm gia tăng nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông3

    Nhân tố làm gia tăng nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông

    Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua đã tái cơ cấu Hội đồng An ninh Quốc gia và thay đổi đáng chú ý nhất là sự tham gia của Cố vấn chiến lược Steve Bannon. Với sự thay đổi này, các quốc gia châu Á có thể phải "lo lắng" trước vai trò mới của cựu sĩ quan hải quân Mỹ Steve Bannon, người từng có thời gian phục vụ trong quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương.

Bài cùng chuyên mục