Tin Biển Đông

 
 
 

Học giả Mỹ: Trung Quốc mạo hiểm lấn tới ở Biển Đông chắc chắn thảm bại

  • Cập nhật : 23/02/2017

Nếu Trung Quốc tiếp tục trò chơi mạo hiểm, có thể Mỹ sẽ cho rằng Trung Quốc sau này rất có thể sẽ thao túng cả thế giới. Vì thế, từ tư thế đề phòng, có thể Mỹ sẽ phải chuyển sang thế tấn công.

Nếu Bắc Kinh tính sai chiến lược, tiếp tục được nước lấn tới thì chắc chắn sẽ phải chuốc lấy phần thảm bại, giáo sư Tiết Lý Thái phân tích.

cum tac chien tau san bay my luon thuong truc o chau a-thai binh duong

Cụm tác chiến tàu sân bayMỹ luôn thường trực ở châu Á-Thái Bình Dương

 

Vì xét thấy nếu không quân hải quân Trung Quốc không thể nắm quyền kiểm soát trên không tại quần đảo Trường Sa nên cũng không thể kiểm soát giao thông trên biển, nên quân ủy trung ương Trung Quốc không tiếc tiền của để cho xây dựng ba đường băng quân sự trên các đá Xu Bi, Chữ Thập và Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trước khi ba sân bay này được bảo đảm thực sự về kỹ thuật cũng như hậu cần thì không quân hải quân Trung Quốc chưa thể làm chủ vùng trời tại Trường Sa, và như thế có nghĩa là chưa thể kiểm soát được giao thông đường biển.

Trung Quốc nhận định nhầm về sức mạnh Mỹ

Tóm lại theo chuyên gia Tiết Lý Thái, trong ván cờ quân sự Mỹ - Trung tại Biển Đông, nếu lỡ có chiến tranh, nếu quyền kiểm soát trên không không giữ được thì tàu thuyền tinh nhuệ của ba hạm đội Trung Quốc tự bảo vệ mình còn khó khăn, đừng nói gì quyền làm chủ trên biển?

Còn quan điểm cho rằng máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc tuần tra tại vùng trời bãi cạn Scarborough làm hàng không mẫu hạm Mỹ khiếp sợ thì càng vớ vẩn. Nên biết rằng, trong hải chiến hiện đại, nếu máy bay ném bom chiến lược mà không có máy bay chiến đấu lộ trình dài hoặc máy bay ném bom chiến đấu hộ tống tiếp viện thì khó tồn tại, đừng nói đến chuyện tuần tra từ sân bay duyên hải Quảng Đông đến vùng trời bãi cạn Scarborough.

Trong thời bình, khi không có địch thủ cản trở thì ngay cả máy bay dân dụng cũng có thể bay tuần đến bãi cạn Scarborough. Nhưng trong lúc chiến tranh, một khi thất thế trong làm chủ bầu trời thì đừng nói đến oanh tạc, ngay cả việc muốn bay được đến bãi cạn Scarborough cũng không phải đơn giản.

trung quoc khoe hinh anh may bay nem bom h-6k bay "tuan tra chien dau" qua bai can scarborough o bien dong moi day

Trung Quốc khoe hình ảnh máy bay ném bom H-6K bay "tuần tra chiến đấu" qua bãi cạn Scarborough ở Biển Đông mới đây

Sau khi hàng không mẫu hạm chiến đấu của Mỹ rút khỏi Biển Đông thì Trung Quốc cũng rút tên lửa chống máy bay HQ-9 ra khỏi đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Cự ly bắn xa nhất của loại tên lửa đạn đạo này là 200km, có năng lực phòng không khu vực khá tốt.

Độ ẩm không khí tại Biển Đông khá cao, lượng muối nhiều, gây ảnh hưởng rất xấu đến tên lửa đạn đạo cũng như trang bị quân sự tại đảo trên Biển Đông. Thực tế, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải di chuyển tên lửa HQ-9. Ngoài ra, khi tình hình dịu xuống, việc rút tên lửa về xưởng bảo dưỡng là điều cần thiết, vừa có lợi khi sử dụng nếu có cuộc chiến.

Trong quá trình đối kháng Trung – Mỹ tại Biển Đông, lãnh đạo cấp cao hai nước vẫn phải bảo đảm kết nối liên lạc, vì nhu cầu kiểm soát tình hình của cả hai bên. Tư lệnh Hải quân Mỹ John Richardson cũng đã đến thăm Bắc Kinh ngày 18/7, gặp Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi để bàn về tình hình Biển Đông. Tiếp đó, ngày 24/7, Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Condoleezza Rice cũng thăm Bắc Kinh 4 ngày, là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến Trung Quốc sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague.

Ngày 25/7, ông Tập Cận Bình tiếp bà Condoleezza Rice với thái độ muốn xoa dịu tình hình. Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc không muốn xưng bá, không thách thức trật tự quốc tế, việc Trung – Mỹ cùng thắng vượt xa so với bất đồng chia rẽ. Hai bên cần cùng nhau kiểm soát bất đồng, tôn trọng lợi ích của nhau.

Bà Condoleezza Rice cũng phát biểu thẳng thắn, Mỹ sẽ không chấm dứt hành động quân sự tại Biển Đông. Đồng thời chỉ rõ, hai nước không nên làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Giới quân sự Trung Quốc nhìn chung lập luận rằng: Từ đầu năm 2006, vấn đề hạt nhân của Iran đã trở thành vấn đề cốt lõi của mối quan hệ giữa Mỹ và Iran. Mỹ từng muốn khai chiến với Iran, nhưng luôn do dự trong gần 10 năm, cuối cùng cũng bỏ cuộc. Sau đó là vấn đề can thiệp quân sự trong nội chiến ở Syria, Mỹ cũng do dự suốt gần 5 năm mà không có tiến triển gì vì thách thức từ Nga. Với thái độ thận trọng như vậy, làm sao Mỹ dễ dàng dấn thân vào chiến tranh với cường quốc thứ hai thế giới Trung Quốc?

chien dau co j-11b cua trung quoc trien khai trai phep tai dao phu lam thuoc quan dao hoang sa

Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc triển khai trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa

quan doi trung quoc va nga tap tran do bo chiem dao o bien dong trong thang 9/2016

Quân đội Trung Quốc và Nga tập trận độ bộ chiếm đảo ở Biển Đông trong tháng 9/2016

Ngoài ra, một nguyên nhân khác là hiện nay ông Obama sắp mãn nhiệm, có lẽ vì thế mà ông Obama dùng “thượng sách” giao lại chướng ngại này cho chính phủ kế nhiệm giải quyết, và cục diện căng thẳng Biển Đông cũng theo đó được dịu xuống.

Không nên được nước lấn tới

Năm 2014, Trung Quốc chọn đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa  làm công trình tạo đảo trái phép đầu tiên. Nguyên nhân vì sao? Theo lý thì Gạc Ma hoặc đá Chữ Thập và đá Châu Viên quan trọng hơn. Nguyên nhân ở đây là vì Trung Quốc cân nhắc sức ép của Mỹ, trong khi xung quanh Gạc Ma có đá Ga Ven, đá Xu Bi và đá Tư Nghĩa nên có sức mạnh phòng thủ tốt hơn. Nhưng sau khi Trung Quốc thấy tạo đảo tại Gạc Ma xong không bị áp lực gì, thế là lập tức triển khai tạo đảo phi pháp tại tất cả 7 bãi đá ngầm khác ở Trường Sa. Nhưng mãi đến  mùa hè năm ngoái Mỹ mới có phản ứng mạnh mẽ, trong khi Trung Quốc tuyên bố công trình tạo đảo sắp hoàn thành, và sau đó phản ứng của Mỹ cũng chìm dần.

Ông Tiết Lý Thái cho rằng, trong ván cờ chiến lược này, Trung Quốc đi trước một bước, còn Mỹ phản ứng chậm, cho thấy khả năng đánh giá chiến lược của Mỹ còn nhiều sơ suất.

Hiện nay, trong 4 quần đảo lớn tại Biển Đông, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), kiểm soát bãi cạn Scarborough và chiếm trái phép cả đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Chữ Thập, đá Châu Viên và đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Còn Đài Loan chiếm toàn bộ quần đảo Đông Sa, đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Như vậy, Trung Quốc đã chiếm cứ trái phép nhiều thực thể địa lý tại Biển Đông.

my dang xay dung chien luoc quan su moi dua tren dot pha cong nghe lan thu ba voi cac loai vu khi sieu hien dai nhu vu khi laser, vu khi sieu vuot am va phao dien tu (anh)

Mỹ đang xây dựng chiến lược quân sự mới dựa trên đột phá công nghệ lần thứ ba với các loại vũ khí siêu hiện đại như vũ khí laser, vũ khí siêu vượt âm và pháo điện từ (ảnh)

ten lua tam xa thong minh co the tac chien ngoai tam voi ke dich cua my

Tên lửa tầm xa thông minh có thể tác chiến ngoài tầm với kẻ địch của Mỹ

my co ke hoach trien khai thuong truc hai cum tac chien tau san bay do tinh hinh phuc tap o tay thai binh duong

Mỹ có kế hoạch triển khai thường trực hai cụm tác chiến tàu sân bay do tình hình phức tạp ở Tây Thái Bình Dương

Giáo sư Tiết Lý Thái nhận định, vài năm qua quan hệ Trung – Mỹ đã xuất hiện rất nhiều va chạm xung đột, có thể nói gần như đang có nguy cơ đi vào thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Trong tình hình này, nếu Trung Quốc tiếp tục trò chơi mạo hiểm, có thể Mỹ sẽ cho rằng hiện nay Trung Quốc còn chưa thực sự nổi lên mà đã có những hành động như vậy tại Biển Đông, sau này rất có thể sẽ thao túng cả thế giới.

Vì thế, từ tư thế đề phòng, có thể Mỹ sẽ phải chuyển sang thế tấn công. Trong tình hình Trung Quốc đối diện vô số thách thức từ trong đến ngoài nước hiện nay, nếu Bắc Kinh tính sai chiến lược, tiếp tục được nước lấn tới thì chắc chắn sẽ phải chuốc lấy phần thảm bại.


Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục