Tin Biển Đông

 
 
 

Giờ G tại Syria: Mỹ dàn trận nhưng Nga không 'sập bẫy'

  • Cập nhật : 04/07/2017

Nếu để ý có thể nhận thấy rằng mỗi lần Mỹ cố gắng dụ Nga trả đũa nhưng Nga không sập bẫy là lại có những lời dè bỉu từ phương Tây cho rằng Nga kém cỏi, hay ông Putin "chỉ luôn nói khoác". Dường như Mỹ đang sử dụng các công cụ truyền thông để tạo áp lực cho điện Kremin, bêu rếu Nga hết thời hay kém cỏi, UNZ nhận định

chiec super hornet f/a-18e cua my da ban ha su-22 cua quan doi syria (anh minh hoa)

Chiếc Super Hornet F/A-18E của Mỹ đã bắn hạ Su-22 của quân đội Syria (Ảnh minh họa)

Ngày 18/6, một chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18E của Mỹ đã bắn hạ chiếc Su-22 của không quân Syria. Hai ngày sau, tức ngày 20/6, máy bay F-15E Strike Eagle của Mỹ lại bắn hạ chiếc máy bay không người lái Shahed 129 của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran. Cả hai lần Mỹ đều lấy cớ đó là mối đe dọa đối với Mỹ và Mỹ chỉ phòng vệ cho quân đội của mình.

Tuy nhiên, theo UNZ sự thật là Mỹ chỉ đang cố ngăn chặn sự tiến quân của quân đội Syria, và đây là cách để Mỹ phô trương sức mạnh. Ngoài lý do này ra thì việc bắn hạ chiếc Su-22 do Nga sản xuất từ 47 năm trước hay việc bắn hạ chiếc máy bay không người lái chẳng lấy gì làm ấn tượng.

Tuy nhiên, điểm chung là tất cả những hành động của Mỹ đến nay chỉ là để phô trương, từ việc phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân của Syria, ném bom vào đoàn quân đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố của quân đội Syria đến việc bắn hạ Su-22 hay tấn công máy bay không người lái của Iran. Mỗi lần Mỹ hành động như vậy, mọi con mắt đều đổ dồn về phía Nga để chờ xem Mátxcơva có trả đũa hay không.

Lần này, Nga cũng đã trả đũa, nhưng theo một cách hết sức mơ hồ. Nga đã tuyên bố "sẽ coi bất kỳ vật thể bay nào của liên quân do Mỹ dẫn đầu xuất hiện ở bờ Tây sông Euphrates như mục tiêu". Thực chất lời đe dọa này có ý nghĩa gì?

Khám phá cơ chế hoạt động của không lực Mỹ

Khi máy bay F/A-18 bay qua Syria, các bộ nhận cảnh báo radar (RWR) sẽ thông báo cho phi công loại dấu hiệu radar mà máy bay phát hiện ra. Và phi công sẽ cho radar quét mọi hướng để thu được toàn cảnh điều gì đang diễn ra trên bầu trời Syria.

Phi công Mỹ sẽ được thông báo chính xác số lượng khẩu đội S-300 và S-400 của Syria đang quét trên bầu trời và các hệ thống này cũng rất có khả năng đã nhận ra F/A-18. Nếu có khu vực “ngăn xung đột” hoặc bất kỳ thỏa thuận song phương nào để cảnh báo lẫn nhau về các kế hoạch thì dù có radar hoạt động cũng không có gì đáng lo.

Tương tự như vậy, radar của Mỹ cũng chỉ quét trên không và nhìn thấy máy bay của Không quân Nga, cũng như radar của Nga nhận ra máy bay của Mỹ. Trong trường hợp này, không bên nào coi đối phương là mục tiêu.

he thong phong thu ten lua s-300 cua nga da co mat o syria

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Nga đã có mặt ở Syria

Nếu có quyết định coi một vật thể là mục tiêu thì tín hiệu radar chiếu xạ sẽ hoàn toàn khác, và sóng năng lượng sẽ tập trung vào mục tiêu để theo dõi và xử lý. Viên phi công sẽ ngay lập tức được thông báo về điều này. Nếu điều này xảy ra, phi công sẽ rơi vào vị thế rất khó khăn: Đó là anh ta biết mình bị theo dõi, nhưng lại không thể biết liệu đối phương đã phóng tên lửa tấn công mình hay chưa.

Phụ thuộc vào số lượng các nhân tố, hệ thống cảnh báo sớm (AWACS) có thể phát hiện ra tên lửa, nhưng điều này có thể là chưa đủ, hoặc cũng có thể là đã quá trễ.

Loại tên lửa được phóng từ các hệ thống phòng thủ S-300 và S-400 có tốc độ bay rất nhanh (trên 4.000 dặm/giờ, có nghĩa là nếu ở khoảng cách 120 dặm, tên lửa sẽ tấn công mục tiêu chỉ trong hai phút, còn nếu ở trong phạm vi 30 dặm thì chỉ mất 30 giây.

Và S-300 còn có thể sử dụng radar đặc biệt gọi là “bắt bám thông qua tên lửa”, tức là radar này sẽ phóng xung điện về hướng mục tiêu, sau đó thông tin phản hồi không chỉ được radar ở dưới đất nhận được mà ngay chính tên lửa siêu tốc cũng nhận được và gửi thông tin về radar trên mặt đất. Radar lại gửi hướng dẫn ngược tín hiệu về cho tên lửa. Điều này hết sức nguy hiểm cho máy bay, vì không có cách nào để biết liệu tên lửa đã được phóng đi hay chưa và có đang tấn công ở tốc độ 4.000 dặm/giờ hay không.

Các hệ thống tên lửa S-300 và S-400 cũng có những chế độ khác như SAGG hay GAI có khả năng dẫn đường tên lửa chính xác. Ngoài ra Nga vừa mới hoàn thiện hệ thống kết nối dữ liệu tinh vi, cho phép Nga tích hợp tất cả các dấu hiệu từ tên lửa, máy bay và radar vào làm một.

Điều này có nghĩa là trên lý thuyết, nếu một máy bay của Mỹ bị phát hiện ở ngoài tầm với của tên lửa trên mặt đất, dữ liệu mục tiêu này có thể được chuyển đến để chiến đấu cơ phóng tên lửa không đối không vào máy bay của Mỹ (máy bay MiG-31 của Nga hoàn toàn có khả năng thực hiện nhiệm vụ này). Điều này sẽ phục vụ cho việc nâng cao nhận thức của phi công trong những tình huống phức tạp như tên lửa có thể xuất hiện từ bất kỳ hướng nào.

Ở thời điểm này, hành động hơp lý của phi công Mỹ là báo cáo chỉ huy và ra khỏi khu vực nguy hiểm này. Về lý thuyết, viên phi công hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nhưng chắc chắn sẽ rất khó, đặc biệt là nếu anh ta nghi ngờ rằng phía Syria có thể có hệ thống phòng không di động khác đang trên đường đến (hoặc ở gần) mục tiêu.

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn đang bay qua vùng đất chiến tranh và đang chuẩn bị tấn công mục tiêu, đột nhiên bộ cảnh báo radar của bạn thông báo bạn có 30 giây để suy nghĩ xem liệu có tên lửa nào đang tiến về phía bạn với tốc độ 4.000 dặm/giờ hay không. Nếu là viên phi công đang ngồi trong buồng lái, bạn sẽ cảm thấy ra sao? Liệu bạn có tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao hay không?

chien dau co sieu co dong su-35 cua nga hien dien tai chien truong syria

Chiến đấu cơ siêu cơ động Su-35 của Nga hiện diện tại chiến trường Syria

Chiến lược thông thường của Mỹ là đạt được ưu thế trên không bằng cách chế áp các hệ thống phòng không của kẻ thù và kiểm soát bầu trời.

Những công nghệ này không chỉ Mỹ mới có mà Nga cũng rất rành, tuy nhiên chỉ Nga mới khôn ngoan tích hợp tất cả các công nghệ vào trong một hệ thống phòng không đáng gờm.

Điểm mấu chốt là: một khi máy bay của Mỹ "bị coi một mục tiêu", phi công của máy bay đó không thể biết liệu Nga và Syria chỉ mạnh miệng hay thật sự sẽ hành động . Nói cách khác, "việc coi như mục tiêu" cũng tương tự như ai đó kề súng vào đầu và để bạn đoán xem khi nào sẽ bóp cò.

Vì vậy, tuyên bố của Nga cũng như lời đe dọa “chắc chắn sẽ bắn hạ” đối với máy bay của liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Thông điệp của Nga

Để hiểu tại sao người Nga sử dụng cụm "coi như mục tiêu" thay vì "sẽ bắn hạ", giới phân tích phương tây cho rằng Nga vẫn là bên yếu hơn ở Syria. Do đó, không có gì tồi tệ hơn nếu Nga không đưa ra một lời đe dọa. Nếu người Nga nói "chúng tôi sẽ bắn hạ" và sau đó đã không làm như vậy, đó sẽ là lời đe dọa vô nghĩa. Thay vào đó, họ nói "sẽ coi như mục tiêu" bởi vì lối nói như vậy sẽ cho họ một lối thoát nếu quyết định không tấn công. Tuy nhiên đối với phi công hải quân hoặc không quân Mỹ, những mối lo này đều sẽ trở nên vớ vẩn một khi biết rằng mình đã bị radar khóa mục tiêu.

Do đó, điều Nga gây ra là khiến các phi công của Mỹ lo lắng mà không cần phải thực chất bắn hạ bất kỳ chiếc máy bay nào. Do đó, việc Mỹ ngay lập tức ngừng bay trên bầu trời phía Tây sông Euphrates cũng không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, trong khi đó Úc đã phải tạm quyết định rút lui khỏi bất kỳ cuộc không chiến nào.

Nếu Nga thực sự bắn hạ máy bay của Mỹ, một loạt hệ quả chính trị thảm khốc sẽ diễn ra sau đó, và chỉ có phe diều hâu Mỹ mới là bên vui mừng vì điều này.

khong quan nga, syria khong kich du doi phien quan o daraa

Không quân Nga, Syria không kich dữ dội phiến quân ở Daraa

Phe diều hâu Mỹ và lời kêu gọi gây chiến

Phái diều hâu Mx biết rằng họ đã không đạt được mục tiêu hàng đầu là kiểm soát toàn bộ Syria, cũng như Ukraine. Họ cũng biết rằng các thể chế kinh tế liên quan cũng đã sụp đổ. Cuối cùng, họ cũng nhận thức được rằng chính Putin và nước Nga đã chiến thắng họ. Do đó, họ phải dùng đến kế hoạch B, đó là gây ra một cuộc khủng hoảng lớn với Nga, nhưng không đi đến mức chiến tranh toàn diện.

Kế hoạch B chỉ nên xoay quanh động thái cứng rắn với Nga và bảo vệ đồng minh của Mỹ trong khu vực. Có nghĩa là buộc Nga phải công khai đưa quân đến Novorussia hoặc buộc Nga phải thực hiện các hành vi quân sự chống lại Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ ở Syria.

Theo cách tư duy này, vụ bắn hạ máy bay của Mỹ chỉ là một động thái để Mỹ đạt được mục tiêu lớn hơn của mình là dụ dỗ Nga dùng vũ lực tấn công Mỹ hoặc đồng minh. Những gì mà phái diều hâu Mỹ thực sự muốn là một cuộc chiến với Nga: sự leo thang căng thẳng đến mức thậm chí chưa từng thấy trong Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng không phải là một cuộc chiến tranh "nóng" toàn cầu.

Nếu để ý có thể nhận thấy rằng mỗi lần Mỹ cố gắng dụ Nga trả đũa nhưng Nga không sập bẫy là lại có những lời bình luận cho rằng Nga kém cỏi, hay Putin chỉ luôn nói khoác. Dường như Mỹ đang sử dụng các công cụ truyền thông để tạo áp lực cho điện Kremin, bêu rếu Nga hết thời hay kém cỏi.

Liệu chiến lược của Nga có hiệu quả hay không?

Để trả lời câu hỏi này, không nên nhìn vào động thái của Nga sau mỗi lần Mỹ khiêu khích. Hãy nhìn về trung hạn hoặc dài hạn.

Để đánh giá xem chính sách của ông Putin có hiệu quả hay không, cần phải nhìn vào tình hình ở Syria hay Ukraine cách đây hai năm và so với bây giờ. Hoặc đơn giản là so hiện tại với 6 tháng trước.

Một điểm khác biệt lớn mà phương Tây và Nga nhìn nhận địa chiến lược là phương tây nhìn mọi thứ trong ngắn hạn và chỉ nghiêng về chiến thuật, trong khi chiến lược của Nga lại nghiêng về dài hạn. Đó là lý do vì sao cả Napoleon lẫn Hitler đều thua trước Nga.

Trong khi đó Nga là bậc thầy về chiến lược, giống như Trung Quốc, họ luôn nhìn về dài hạn. Chẳng hạn như vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga, ai cũng chê Nga không có phản ứng đáp trả mạnh mẽ. Nhưng 6 tháng sau thì sao? Thổ đã trở thành đồng minh của Nga.

Văn hóa phương Tây chỉ thiên về các hình thức thỏa mãn tức thời, thường đưa ra những phản ứng nghiêm khắc; họ cũng thích đưa ra thông điệp và tin rằng làm như vậy sẽ tốt hơn là tỏ ra không làm gì cả vì đó là biểu hiện của sự suy yếu.

Nhưng Nga lại không nghĩ như vậy. Họ không quan tâm đến sự thỏa mãn tức thời, họ chỉ quan tâm đến một điều duy nhất, đó là chiến thắng. Và nếu điều đó khiến họ trông yếu đuối cũng không sao. Theo quan điểm của Nga, việc đưa ra "thông điệp" hoặc hành động  mang tính biểu tượng (như 4 cuộc tấn công gần đây của Mỹ ở Syria) không phải là biểu hiện của sức mạnh, mà là biểu hiện của sự yếu kém. Nói chung, người Nga không thích dùng vũ lực vì họ cho là nguy hiểm. Nhưng khi họ đã dùng đến vũ lực, họ không bao giờ đe dọa hoặc cảnh báo, thay vào đó họ hành động ngay lập tức và hết sức thực tế (chứ không mang tính biểu tượng), điều này giúp họ tiến gần tới mục tiêu hơn, UNZ đánh giá.

Phản ứng của Nga đối với cuộc tấn công mới đây của Mỹ vào Syria nhằm khiến Mỹ và đồng minh khó chịu, trong khi làm giảm nguy cơ cho Nga. Chỉ với những ngôn từ mơ hồ, Nga đã biến mình trở nên khó đoán và khiến Mỹ phải đau đầu nếu thực hiện các hoạt động trên không.

Tôn Tử có câu: “Biết người biết ta, trăm trận bất bại”. Mỹ nếu muốn hiểu Nga, trước tiên phải từ bỏ suy nghĩ rằng Nga sẽ hành động như Mỹ, UNZ khuyên.


Đặng Phương Thảo
Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục