Tin Biển Đông

 
 
 

Chuyên gia Mỹ báo động 'pháo đài' Trung Quốc khống chế Biển Đông

  • Cập nhật : 05/05/2017

Sự hiện diện bất thường các máy bay chiến đấu, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, cho thấy nếu cần họ có thể thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai từ các hòn đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông, chuyên gia Mỹ cảnh báo.

can canh da vanh khan da bi trung quoc boi lap, xay dao nhan tao trai phep voi duong bang va cac cong trinh quan su tai quan dao truong sa. khu vuc mau do la noi bo tri cac he thong radar. khu vuc mau xanh duong la nha chua may bay. khu mau vang xay dung

Cận cảnh Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay. Khu màu vàng xây dựng

Dư luận quốc tế trong thời gian gần đây rất chú ý đến thực trạng Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp và xây dựng công trình quân sự ở Biển Đông. Trên trang Mauldin Economics, chuyên gia phân tích địa chính trị nổi tiếng George Friedman, sáng lập viên hãng phân tích Stratfor, đã phân tích các khía cạnh liên quan đến những cơ sở quân sự của Trung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông và cảnh báo về tham vọng độc chiếm vùng biển này cũng như những nguy cơ đối với khu vực và thế giới.

Chuyên gia Friedman đã cung cấp một cái nhìn rõ ràng về trận đồ mà Trung Quốc đang bày ra ở Biển Đông trên những khu vực mà Bắc Kinh ngang nghiên cho là của mình, bất chấp vi phạm chủ quyền của các láng giềng, cũng như phán quyết của Tòa án quốc tế về tính chất không có cơ sở pháp lý của các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Ông Friedman nhận xét Trung Quốc không xây dựng bồi đắp tràn lan mà chủ yếu tập trung trên một số đảo đá, rạn san hô ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tại đây, Trung Quốc đã rầm rộ xây dựng (phi pháp) các bến cảng, đường băng, triển khai các hệ thống radar, tên lửa...

Theo chuyên gia Friedman, những pháo đài quân sự này được Bắc Kinh dùng làm phương tiện để kéo dài tầm với của Trung Quốc ra thật xa bờ biển của họ.

can canh da chu thap da bi trung quoc boi lap, xay dao nhan tao trai phep voi duong bang va cac cong trinh quan su tai quan dao truong sa. khu vuc mau do la noi bo tri cac he thong radar. khu vuc mau xanh duong la nha chua may bay. khu mau vang xay dung cac ham chua cac khau doi ten lua co dong. khu vuc mau xanh lo la cac diem phong thu. anh chup ngay 9/3/2017

Cận cảnh Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay. Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa cơ động. Khu vực màu xanh lơ là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 9/3/2017

Chuyên gia Mỹ đánh giá, không phải tất cả các đảo đá đều được tôn tạo như nhau, và mỗi khu vực đều nhằm phục vụ một ý đồ chiến lược riêng biệt. Chính trong bối cảnh đó mà Trung Quốc đã chú ý đến bãi cạn Scarborough Shoal, hiện đang là một điểm gây căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. Friedman nêu rõ Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền một cách phi lý ở Biển Đông dựa trên một tấm bản đồ về cái gọi là  "9 đường đoạn" mà nước này tự vẽ phứa ra, đòi chủ quyền ngang ngược trên khoảng 90% Biển Đông, và khu vực mà Trung Quốc cho là của họ có chỗ cách bờ biển Trung Quốc đến 1.243 hải lý, chuyên gia Friedman lưu ý.

Trung Quốc ngang ngược lập luận rằng cái gọi là "đường 9 đoạn" đó là do các thỏa thuận lịch sử trước đây, điều mà tất cả các bên liên quan (ngoại trừ Trung Quốc) đều phủ nhận. Khi bị chất vấn, Bắc Kinh luôn mập mờ về các thỏa thuận trên.

Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp trên quy mô lớn các đảo đá mà họ kiểm soát trái phép ở Trường Sa. Một báo cáo năm 2016 của Lầu Năm Góc cho thấy là đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp xong khoảng 3.200 mẫu Anh đảo nhân tạo phi pháp trong khu vực này, trước khi hứa hẹn là sẽ không bồi thêm nữa.

Theo chuyên gia Friedman, Trung Quốc tập trung bồi đắp, xây dựng phi pháp 3 bãi đá lớn nhất, bao gồm Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập. Cả 3 đảo nhân tạo xây dựng trái phép đều được trang bị các dàn vũ khí phòng không cỡ lớn cũng như các hệ thống vũ khí tầm gần. Các thực thể trên đều có bãi đáp trực thăng, đường băng rất dài, và nhà chứa máy bay có khả năng chứa đến 24 chiến đấu cơ và nhiều loại máy bay lớn hơn, kể cả các máy bay lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.

trung quoc da bo phong trai phep tai nhieu dao da o quan dao hoang sa

Trung Quốc đã bố phòng trái phép tại nhiều đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa

trung quoc da boi lap, xay dao nhan tao trai phep va quan su hoa nhieu thuc the dia ly o quan dao truong sa

Trung Quốc đã bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa nhiều thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa

Đá Chữ Thập đã có hải cảng mà tàu lớn nhất của Trung Quốc có thể cập bến. Việc xây các cảng tương tự đang được tiến hành trên Đá Vành Khăn và Subi. Trên 3 thực thể địa lý này, người ta còn thấy 4 cấu trúc hình lục giác hướng ra phía biển. Hiện chưa rõ mục đích của các cấu trúc này là gì.

Riêng trên Đá Chữ Thập, Trung Quốc triển khai một lực lượng gồm 200 lính đồn trú, với các cơ sở giải trí và các tiền đồn cố định. Còn trên 4 đảo nhỏ hơn gồm Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Châu Viên đều có những cơ sở mà cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS của Mỹ xác định là các trạm radar hay bãi đáp trực thăng.

Một số cấu trúc khác như hải đăng, boong ke, hoặc các bãi tiếp liệu nhỏ cũng được thấy trên các thực thể nhỏ này.

Quần đảo Hoàng Sa là một tiền đồn phòng thủ khác của Trung Quốc, cách đảo Hải Nam khoảng 200 hải lý về phía đông nam. Hải Nam là nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau trên 8 đảo tại Hoàng Sa, với các hệ thống radar được bố trí trên ít nhất 6 đảo.

Theo chuyên gia Mỹ, đảo Phú Lâm ở phía đông bắc Hoàng Sa là nơi có sự hiện diện quân sự đông đảo nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh một lực lượng quân sự gồm 1.400 người, đảo này còn có một đường băng mà các loại chiến đấu cơ J-11 và oanh tạc cơ JH-7 có thể sử dụng, có các nhà chứa máy bay có thể dùng cho 20 máy bay, bãi đáp trực thăng, cơ sở radar, và tên lửa đất đối không HQ–9 với tầm bắn 124 dặm. Cho dù vào giữa năm 2016, Trung Quốc nói rằng các tên lửa này đã được gỡ đi, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy là các khẩu đội tên lửa này vẫn còn ở đó.

dao phu lam da bi trung quoc bien thanh phao dai quan su phi phap

Đảo Phú Lâm đã bị Trung Quốc biến thành pháo đài quân sự phi pháp

Vào khoảng cuối năm 2016, Trung Quốc còn tìm cách bình thường hóa sự hiện diện trái phép của mình trên đảo Phú Lâm bằng cách cho mở các tuyến bay dân sự phi pháp hàng ngày đến đây.

Friedman cho rằng các hòn đảo khác trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép không có đường băng, do đó có chức năng yểm trợ cho đảo Phú Lâm. Một số công trình bồi đắp đã bắt đầu ở các đảo Bắc và Trung ở phía đông Hoàng Sa. Nhưng hiện nay đảo Cây, nằm ngay phía đông bắc đảo Phú Lâm đã xây dựng cơ sở quân sự, bao gồm radar và một số cấu trúc lục giác không rõ là gì, ngầm trong lòng đất.

can canh da subi da bi trung quoc boi lap, xay dao nhan tao trai phep voi duong bang va cac cong trinh quan su tai quan dao truong sa. khu vuc mau do la noi bo tri cac he thong radar. khu vuc mau xanh duong la nha chua may bay. khu mau vang xay dung cac ham chua cac khau doi ten lua co dong. khu vuc mau xanh lo la cac diem phong thu. anh chup ngay 14/3/2017

Cận cảnh Đá Subi đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay. Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa cơ động. Khu vực màu xanh lơ là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 14/3/2017

Ở khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa, các đảo Quang Ảnh, Tri Tôn, Hoàng Sa và Quang Hòa đều có bãi đáp trực thăng và trạm radar.

Trên bãi Scarborough hiện chưa có cơ sở quân sự gì của Trung Quốc, nhưng lại là điểm gây căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc-Philippines.

Nhìn bản đồ thì có thể thấy rõ nguyên nhân: Scarborough nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines chỉ cách Manila 220 hải lý. Vào đầu tháng 3 vừa qua, bãi này đã thu hút sự chú ý khi Tiêu Kiệt, thị trưởng cái gọi là "thành phố Tam Sa", thông báo ý định đặt một “trạm quan trắc môi trường” trên bãi Scarborough. Sự việc đã làm người dân Philippines phẫn nộ, đòi tổng thống Duterte phải phản ứng.

Sau đó, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã cải chính, nói rằng Trung Quốc không có ý định xây dựng bất kỳ cái gì trên bãi Scarborough kể cả cơ sở môi trường  và tuyên bố của thị trưởng cái gọi là "thành phố Tam Sa" đăng trên website của báo Hải Nam đã bị rút xuống.

Qua các sự kiện được nêu bật, George Friedman kết luận: Trung Quốc đang tăng cường năng lực quân sự trên các đảo đá chiếm cứ trái phép.

Các hệ thống tên lửa Trung Quốc cài đặt trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp chính là công cụ bảo vệ không phận, với một phạm vi giới hạn là 124 dặm, có nghĩa để bắn hạ máy bay địch bay đến. Những chiếc máy bay của Trung Quốc bị phát hiện trên các đảo ở Biển Đông như tiêm kích J-11, được sử dụng để duy trì ưu thế trên không phận các đảo.

Chuyên gia Friedman cảnh báo, lực lượng quân sự Trung Quốc trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp này có thể chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Sự hiện diện bất thường các máy bay ném bom JH-7, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, cho thấy lực lượng này có thể thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai từ các hòn đảo nhân tạo phi pháp trên.

Ngoài ra, nếu Scarborough Shoal trở thành một cơ sở quân sự khác của Trung Quốc, bãi này đủ gần Philippines để gây ra mối đe dọa tấn công, chuyên gia Friedman cảnh báo.

Phú Lộc
Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục