Tin Biển Đông

 
 
 

ASEAN trong vòng xoáy ảnh hưởng của Trung Quốc và Mỹ

  • Cập nhật : 08/02/2017

Sự gắn kết của ASEAN được “thử lửa” trước sự "tấn công” của Trung Quốc đối với những quốc gia ASEAN không liên quan trực tiếp tới tranh chấp về Biển Đông đã và đang nhận các khoản viện trợ "không hoàn lại" lớn từ Bắc Kinh.

 

su gan ket cua asean duoc “thu lua” truoc su "tan cong” cua trung quoc

Sự gắn kết của ASEAN được “thử lửa” trước sự "tấn công” của Trung Quốc

Trung Quốc hay Mỹ sẽ giành chiến thắng trong “hiệp đấu” tranh giành ảnh hưởng trong Hiệp hội ASEAN gần đây về vấn đề Biển Đông? Tuyên bố chung của 10 nước thành viên ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Làovừa qua đã không đề cập tới phán quyết hồi tháng 7/2016 của Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan), trong đó bác bỏ yêu sách “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy tại Hội nghị lần này, giới chức Trung Quốc đã tìm cách ngăn ASEAN ra Tuyên bố chung, trong đó đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài.

Những năm gần đây, các thỏa thuận của ASEAN trong các cuộc Hội nghị thượng đỉnh đều bị ảnh hưởng do căng thẳng leo thang trong việc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN. Căng thẳng không chỉ bao gồm những vấn đề giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam, mà còn bao gồm Brunei, MalaysiaIndonesia. Sự gắn kết của hiệp hội cũng được “thử lửa” trước sự "tấn công" ảnh hưởng của Trung Quốc đối với những quốc gia ASEAN không liên quan trực tiếp tới tranh chấp về Biển Đông đã và đang nhận các khoản viện trợ "không hoàn lại" lớn từ Bắc Kinh. Trái lại, Mỹ khẳng định nước này ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài về tranh chấp Biển Đông và cho rằng quyết định này “mang tính ràng buộc”. Trên thực tế, Tòa Trọng tài thiếu cơ chế để thi hành phán quyết, trong khi các quan chức ngoại giao Trung Quốc "lớn tiếng" sử dụng những cụm từ như “trò hề”, “bất hợp pháp và không hợp lệ” hay “chỉ là trên giấy” để nói về phán quyết của Tòa Trọng tài. Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh tại Lào mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài “làm sáng tỏ quyền lợi biển trong khu vực. Tôi nhận thấy điều này làm gia tăng căng thẳng, nhưng mong muốn các bên cùng nhau thảo luận để giảm căng thẳng, đồng thời thúc đẩy các giải pháp ngoại giao và ổn định khu vực”.

Mặc dù ASEAN có thể đã “nhượng bộ” trước yêu cầu của Trung Quốc về việc không đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài trong bất kỳ tuyên bố chung nào, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy lập trường của tổ chức này bắt đầu cứng rắn hơn khi có các thông tin rằng Trung Quốc đang nhanh chóng quân sự hóa các đảo, rạn san hô ở Biển Đông. Một quan chức Mỹ, yêu cầu giấu tên, cho biết Trung Quốc đã cố gắng để ngăn chặn sự xuất hiện của các từ và cụm từ như “các hoạt động gần đây”, “quan ngại sâu sắc”, “cải tạo”, “quân sự hóa”, “mất lòng tin” và "cần tôn trọng quy định pháp luật”. Nhưng cuối cùng, tất cả các từ này đều được đưa vào Tuyên bố chung của ASEAN tại Lào. Về phía Mỹ, mặc dù quốc gia Bắc Mỹ này tuyên bố đã giành chiến thắng ngoại giao, nhưng các sự kiện "lùm xùm" khác xung quanh Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua đã cho thấy sự mất mát lớn mang tính chiến lược. Quan hệ giữa Mỹ và Philippines, một đồng minh quan trọng trong nỗ lực của Washington nhằm duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đã bị lung lay sau khi Tổng thống Obama hủy bỏ một cuộc họp theo lịch trình với Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi nhà lãnh đạo có tính khí thất thường này lăng mạ ông Obama và cảnh báo người đồng cấp Mỹ nếu còn giáo huấn về nhân quyền tại Philippines. Đến nay, ông Duterte đang có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với Trung Quốc. Điều này khiến nhiều người đồn đoán ông có thể hủy bỏ Thỏa thuận an ninh với Mỹ, vốn cho phép Washsington thiết lập các cơ sở quân sự ở 5 khu vực khác nhau tại Philippines. Thỏa thuận này đã được người tiền nhiệm Benigno Aquino nhiệt tình ủng hộ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan, đã từng được coi là một trong những mối quan hệ phát triển mạnh nhất ở châu Á thời gian qua, nhưng nay cũng đang “rã đám” bởi giờ đây, Bangkok đang dần ngả sang Trung Quốc. Trong một phát biểu trái hoàn toàn với thái độ trung lập lâu nay của Thái Lan về vấn đề Biển Đông, Người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan, ông Weerachon Sukondhapatipak cho biết Thái Lan “ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc” trong việc “thúc đẩy hòa bình và ổn định" trên Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN chỉ vài giờ sau khi Philippines công bố các bức ảnh chụp nhiều tàu thuyền của Trung Quốc đang tập trung tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Bãi cạn Scarborough vốn là thực thể tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila suốt nhiều năm qua và nếu Trung Quốc vẫn quyết tâm bồi đắp thành đảo và quân sự hóa thì bãi cạn này có thể làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh trên Biển Đông. Hiện chưa thể biết rõ liệu Thái Lan, Campuchia và một số quốc gia ASEAN khác có tiếp tục phản đối việc đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài trong thời gian tới hay không, nhưng điều rõ ràng là ASEAN không còn tiếng nói có chung về các vấn đề liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông.


Tác giả Shawn Crispin là phóng viên chuyên viết về chính trị, an ninh ở khu vực Đông Nam Á. Bài viết đăng trên Tạp chí "The Diplomat" (ngày 9/9).
Vũ Hiền (gt)
nguồn:nghiencuubiendong.vn

Trở về

Xem thêm

  • Tin Biển Đông: Trung Quốc và ASEAN lần đầu tập trận hải quân chung?1

    Tin Biển Đông: Trung Quốc và ASEAN lần đầu tập trận hải quân chung?

    Trung Quốc và ASEAN đang lên kế hoạch tiến hành cuộc tập trận hải quân đầu tiên; Philippines tăng cường hợp tác quân sự với Nga, Mỹ và Trung Quốc; tàu sân bay Mỹ Theodore Rooservelt tới châu Á - TBD... là những tin tức nóng nhất về Biển Đông.

  • Sự thụ động đáng lo ngại của Đông Nam Á2

    Sự thụ động đáng lo ngại của Đông Nam Á

    Đông Nam Á đang trở thành một đấu trường lớn cho cạnh tranh và hợp tác quân sự giữa các cường quốc, thường ít hoặc không có sự tham gia của các nước khu vực. Đây rõ ràng là điều rất đáng để lo ngại.

  • Thế khó của ASEAN ở Biển Đông3

    Thế khó của ASEAN ở Biển Đông

    ASEAN đối mặt với nhiều "sóng gió" trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong khu vực và những khó lường xung quanh chính sách sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đối với châu Á.

Bài cùng chuyên mục