Nhật Bản đề xuất “xem xét lại” quy chế quân đội Mỹ; Lầu Năm Góc: Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào năm tới; Thủ tướng Nga Medvedev: Hy vọng cải thiện quan hệ Nga-Mỹ đã chấm hết; Chuyên gia Nga nói NASA giấu thông tin về người ngoài hành tinh
Ấn-Mỹ-Nhật nhóm họp bàn đối sách với Trung Quốc ở Hoa Đông, Biển Đông
- Cập nhật : 12/10/2016
"Những va chạm gần đây trên biển Hoa Đông và Biển Đông là tín hiệu nhắc nhở cho chúng ta rằng chủ nghĩa dân tộc có thể trỗi dậy nhanh đến mức nào.”
Tờ Sina của Trung Quốc ngày 29/10 đưa tin, hôm thứ Hai Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức các cuộc hội đàm ba bên tại New Delhi. Bên cạnh việc tìm ra các lĩnh vực hợp tác giữa ba nước, vòng đối thoại ba bên Ấn-Mỹ-Nhật lần thứ 3 này sẽ tập trung bàn về “trục châu Á” của Mỹ, chính sách đối với Iran, vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc-Nhật Bản và vấn đề Biển Đông.
Đoàn đại biểu Nhật Bản do Thứ trưởng Ngoại giao Kenji Hiramatsu dẫn đầu, đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Nam Á và Trung Á Robert Blake dẫn đầu, còn trưởng đoàn của phía Ấn Độ là Tổng vụ trưởng Vụ Đông Á Gautam Bambawale thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenji Hiramatsu |
Theo các nguồn tin chính thức, trong vòng đối thoại lần này, Mỹ sẽ trình bày về chính sách “trục châu Á”, một động thái mà Mỹ đưa ra nhằm chuyển trọng tâm chiến lược của nước này sang các nền kinh tế đang trỗi dậy ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
Một lý do khác của việc chuyển trọng tâm này là Mỹ đang rút dần quân ra khỏi Iraq và Afghanistan, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ tập trung nhiều nguồn lực hơn cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong các cuộc hội đàm lần này, Mỹ cũng sẽ đề cập đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
Ba nước cũng sẽ tìm kiếm các khả năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực chiến lược, đặc biệt là chính sách chống cướp biển và đảm bảo an ninh cho các tuyến hàng hải ở châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng trong khu vực.
Hạm đội Đông Hải thuộc hải quân Trung Quốc diễn tập cùng với Hải giám, Ngư chính trên vùng biển gần nhóm đảo Senkaku. |
Nhật Bản sẽ trình bày về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên nhóm đảo Senkaku với Trung Quốc. Vấn đề Trung Quốc gia tăng hiện diện trên Biển Đông cũng sẽ được ba bên bàn bạc trong vòng đối thoại này.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns cho rằng các cuộc hội đàm lần này sẽ góp phần “giám sát cẩn thận các xu hướng cực đoan trong khu vực, và sự trỗi dậy của thái độ thù địch trước đây. Những va chạm gần đây trên biển Hoa Đông và Biển Đông là tín hiệu nhắc nhở cho chúng ta rằng chủ nghĩa dân tộc có thể trỗi dậy nhanh đến mức nào.”
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns |
Đối với Nhật Bản, các cuộc hội đàm lần này là một “cơ hội vàng” nữa để lôi kéo sự ủng hộ của các quốc gia khác cho tuyên bố chủ quyền của mình trên nhóm đảo Senkaku.