Quân đội Ấn Độ đạt bước tiến mới trong dự án xe tăng Arjun Mk II sau hàng loạt thử nghiệm tính năng thành công.
Thêm tín hiệu Việt Nam muốn mua máy bay Yak-130
- Cập nhật : 22/03/2017
Triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế (LIMA-2017) đã chính thức khai mạc sáng 21/3 với sự tham gia của nhiều nước, trong đó có việt Nam.
Tín hiệu mới
Tại LIMA 2017, có sự tham dự của hơn 300 đoàn đại biểu quốc phòng và an ninh, hơn 55 tàu chiến, hơn 100 máy bay các loại và hơn 40.000 doanh nhân. Đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu.
Hải quân Việt Nam cử tàu 011 Đinh Tiên Hoàng tham dự sự kiện. Tàu 011 rời Quân cảng Cam Ranh hôm 15/3 và đã đến Langkawi ngày 19/3 để tham gia vào các hoạt động cùng với tàu hải quân của các nước khác.
Theo kế hoạch được công khai, tại LIMA 2017, đoàn Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tàu và tham gia Diễn tập biển LIMA 2017 với các nội dung: Diễn tập trên màn hình, chụp ảnh đội hình, vận động cứu người bị rơi xuống biển, tiếp tế hậu cần trên biển và một số hoạt động khác.
Điểm đặc biệt khiến truyền thông quốc tế quan tâm là ngay trong ngày khai mạc, đoàn Việt Nam đã có đã tham quan đến nơi trưng bày máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga sản xuất.
Đây là loại máy bay đã được truyền thông Nga và quốc tế đồn đoán rằng Việt Nam đang có kế hoạch mua về.
Việt Nam cần mua Yak-130
Nói về sự cần thiết của máy bay Yak-130 với Việt Nam, hồi cuối tháng 2/2017, hãng thông tấn Sputnik dẫn phân tích của Phó tiến sĩ khoa học quân sự Makar Aksenenko của Nga đã có những phân tích nói về sự cần thiết này.
Theo chuyên gia Makar Aksenenko, gần đây tại Hà Nội cuộc hội thảo đã được tổ chức dành riêng cho việc này, trong đó đã công bố kế hoạch thành lập Trung tâm đào tạo phi công máy bay siêu âm.
Với phương tiện dành cho huấn luyện ban đầu, Việt Nam đang quan tâm đến máy bay huấn luyện tốc độ dưới âm hiện đại: Yak-130 của Nga và L-39NG của Cộng hòa Czech.
Vậy Việt Nam nên lựa chọn máy bay loại nào: của Nga hay của Czech? Trong bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia về máy bay chiến đấu, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Makar Aksenenko bày tỏ ý kiến như sau:
"Có một thời gian, chính L-39 đã chắp cánh cho các phi công máy bay chiến đấu tương lai của Không quân Liên Xô, sau đó là lực lượng Không quân Nga, và của cả một loạt quốc gia khác nữa. Chiếc máy bay của Czech đã được sử dụng không chỉ như là cỗ máy huấn luyện, mà còn là một máy bay tấn công hạng nhẹ.
Tuy nhiên, thời gian tiến về phía trước, đã xuất hiện những kỹ thuật hàng không mới, thay đổi chương trình đào tạo phi công chiến đấu và chiến thuật bay. Chính vì vậy, các máy bay L-39, thậm chí các phiên bản của New Generation L-39NG cũng đã là của "ngày hôm qua".
Máy bay này có một động cơ, hệ thống điện tử hàng không không có sự tương thích chặt chẽ với hệ thống của các máy bay hiện đại như Su-30, Su-35, MiG-35. Điều này không cho phép sử dụng L-39 như một phương tiện chuyển tiếp đối với việc đào tạo các phi công máy bay chiến đấu.
Câu hỏi được đặt ra về tính khả thi của việc Việt nam sẽ thành lập trung tâm đào tạo dành cho các phi công siêu âm, điều khiển các phiên bản máy bay chiến đấu hiện đại "Su".
Mục đích rõ ràng là các phi công chiến đấu trẻ cần phải được đào tạo tốt nhất khi biên chế vào các đơn vị chiến đấu, và có thể ngay lập tức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được đặt ra. Chuyên gia Nga Makar Aksenenko đánh giá:
"Tôi hiểu được sự quan tâm của các chuyên gia Việt Nam trong việc đào tạo nhân sự cho hàng không. Họ cần chiếc máy bay huấn luyện có các đặc tính càng giống càng tốt với các máy bay siêu âm phức tạp, mà các phi công trẻ của Không quân Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên đó. Tuy nhiên, trên chiếc máy bay Nga Yak-130 (tốc độ cận âm) vẫn có thể mô phỏng các đặc điểm tính năng, và đặc biệt là các "hành vi" trên "siêu âm".
Đây là những lợi thế của cỗ máy huấn luyện chiến đấu được chế tạo dựa trên cơ sở các yếu tố hiện đại! Khả năng của nó có đủ để đào tạo phi công bay ở tốc độ siêu âm. Hơn nữa là bay "siêu âm" - là chế độ chiến đấu chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng ngay cả trên máy bay tiêm kích hiện đại. Ngoài ra, cần phải tính đến… các yếu tố kinh tế: giảm thiểu chi phí",- chuyên gia Nga lưu ý.
Hiện nay, để đào tạo phi công, Không quân Việt Nam có hàng loạt máy bay huấn luyện chuyên dụng bao gồm L-39 - máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Cộng hòa Czech. Ngoài máy bay L39, trong vai trò là máy bay huấn luyện, hiện Việt Nam còn có máy bay Yak-52.
Hiện nay, toàn bộ máy bay Yak-52 được biên chế trong Trung đoàn Không quân 920 (Trường Sĩ quan Không quân). Tất cả học viên phi công sau này muốn được bước lên những chiếc tiêm kích Su-27/30 hiện đại đều phải trải qua quá trình học tập trên chiếc Yak-52 này.
Thùy Dung
Theo Báo Đất Việt
Nga cấp tốc chuyển Yak-130 cho Myanmar
Ngày 21/3, Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự quốc tế tuyên bố, hoàn thành kế hoạch năm 2017 về việc chuyển giao máy bay Yak-130 cho Myanmar.
Theo nguồn tin này, Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự quốc tế cũng có kế hoạch tiếp tục cung cấp Yak-130 cho Myanmar trong năm 2018.
Được biết, trong năm 2016, Nga cũng đã chuyển giao cho Myanmar 3 chiếc Yak-130 đầu tiên. Hợp đồng quân sự này tiếp tục được thực hiện trong năm 2017 và theo kế hoạch, vào năm 2018 tới, Nga vẫn tiếp tục cung cấp loại máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến này cho Myanmar.
Việc Nga bàn giao Yak-130 cho Myanmar được coi là thần tốc bởi thương vụ này chính thức được 2 bên ký kết vào ngày 22/6/2015 giữa công ty hàng không Irkut của Nga và Không quân Myanmar mang số hiệu P/1510411150511.
Như vậy, Myanmar đã chính thức trở thành khách hàng thứ 4 của loại máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nhất của Nga sau Algeria, Belarus và Bangladesh.
Điểm đặc biệt của thương vụ máy bay Yak-130 giữa Nga và Myanmar là trước khi đặt bút ký hợp đồng, Naypyidaw đã tiến hành đàm phán với Trung Quốc để mua về máy bay huấn luyện L-15.
Tuy nhiên, cuối cùng Trung Quốc đã mừng hụt và Yak-130 được lựa chọn. Trước đó, Yak-130 cũng đã giành được thị trường Bangladesh trước L-15 của Trung Quốc.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất Irkut, máy bay dược trang bị hệ thống thiết bị điện tử hàng không kiến trúc mở bao gồm 2 máy tính và một bộ ghép kênh 3 kênh.
Máy tính điều phối nhiệm vụ trung tâm MIL-STD-1553 cho phép khi khách hàng muốn tích hợp các vũ khí của phương Tây như tên lửa không-đối-không AIM-9J-L, hoặc tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-65 Maverick.
Yak-130 được triển khai 9 điểm treo vũ khí với tải trọng bom đạn mang theo hơn 3 tấn, có thể nhanh chóng lắp đặt vũ khí để biến thành một máy bay tiêm kích hạng nhẹ hiện đại.
Các lựa chọn súng cho Yak-130 có thể là khẩu GSh-23 23mm 2 nòng hoặc khẩu 30mm GSh-301. Pod dẫn đường quang-điện Yekaterinburg UOMZ theo báo cáo có thể được cài đặt dưới thân máy bay để bổ sung truyền hình và chỉ định laser. (DVO)