Cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực của chiến tranh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội CHDCND Triều Tiên - ông Kim Yong-nam hôm qua (30/8) tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết thứ 16 (NAM) đang diễn ra ở thủ đô Tehran của Iran.
Tàu đổ bộ Hải quân TQ lỗi về chiến thuật hiện đại?
- Cập nhật : 12/10/2016
Trong công tác quốc phòng, an ninh quốc gia thì việc tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí lực lượng phản ánh rất rõ nét ý đồ chiến lược của quốc gia đó. Cho nên, chẳng khó khăn gì khi phân biệt ý đồ chiến lược của nước lớn và nước nhỏ.
Nhưng ý đồ là một vấn đề, thực hiện ý đồ đó bằng cách nào, có những thách thức nào không mới là quan trọng.
Một điều không thể phủ nhận là trong thời gian gần đây, lực lượng đổ bộ mà chủ yếu là tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc (PLAN) đã được hiện đại hóa nhanh chóng, thể hiện sự quan tâm rất lớn của giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Hiện tại, hạm đội Nam Hải của PLAN đã được biên chế 2 tàu thuộc nhóm LPD lớp 071. Ngoài ra, chiếc thứ 3 thuộc lớp tàu này hiện trong giai đoạn hoàn thiện và PLAN sẵn sàng đóng thêm chiếc thứ 4 để tiến đến mục tiêu sở hữu 6 chiếc LPD lớp 071.
Với chiều dài 210 m và nặng 20.000 tấn, LPD lớp 071 có bãi đáp cho 2 chiếc trực thăng và có thể mang theo tổng cộng 4 trực thăng quân sự loại Z-8 hoặc Z-9.
Ngoài ra, mỗi chiếc tàu lớp 071 còn có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí, 2 tàu chiến loại nhỏ cùng 800 binh lính, 20 xe bọc thép.
Bên cạnh đó, loại tàu mẹ đổ bộ này được trang bị 1 khẩu pháo 76 li, 4 pháo 30 li tự động chống tên lửa để phòng thủ trong lúc vận chuyển lực lượng tấn công. Ước tính, mỗi chiếc LPD lớp 071 trị giá khoảng 300 triệu USD.
Có “tàu mẹ” thì phải có “tàu con” nên PLAN còn tăng cường phát triển LCAC. LCAC là loại “tàu con” chỉ có thể chở khoảng 20 binh sĩ hoặc 2 tấn hàng hóa còn khả năng tự bảo vệ thì gần như bằng không.
Vì thế, PLAN còn mua thêm một số tàu thuộc lớp Zubr vốn do Nga cung cấp, đây là tàu đệm khí đổ bộ lớn nhất thế giới. Tàu đệm khí lớp Zubr, với tốc độ tối đa 100 km/giờ, đủ sức mang theo 130 tấn thiết bị khí tài nên có thể chở đến 3 xe tăng cùng xe bọc thép tấn công hạng nhẹ.
Tàu đổ bộ của Trung Quốc |
Ngoài ra, tàu Zubr còn có 2 hệ thống pháo phản lực, 4 hệ thống tên lửa đối không tầm ngắn và 2 khẩu pháo cận chiến AK-630 cỡ nòng 30 li. Nói chung Zubr có khả năng tự xoay xở để tự đột kích chiếm đầu cầu khi đối phương có một hệ thống phòng thủ bờ chưa đủ mạnh.
Ưu điểm của tàu đổ bộ lớp 071 trong tác chiến thời bình là tuyệt đối. Với ưu thế lớn, sức chứa nhiều nên dùng để cứu trợ nhân đạo, sơ tán người, vật chất tránh các thảm họa…như vụ Trung Quốc sơ tán 8000 người khỏi Lybi vừa qua…là vô cùng thuận lợi.
Trong tác chiến thời chiến, vì là tàu mẹ, trong lòng nó chứa rất nhiều lực lượng đổ bộ khác, khả năng hoạt động liên tục, dài ngày rất lớn nên đảm bảo cho yêu cầu tác chiến xa căn cứ và đảm bảo cho “con” đến vị trí xuất phát độ bộ an toàn mà không mất sức.
Khi đánh chiếm được đảo thì có đủ nhân lực, vật lực triển khai ngay để củng cố phòng thủ lâu dài trên đảo. Đồng thời, do tàu mẹ có tính cơ động nên tính an toàn của nơi đổ bộ đã được bảo đảm nhất định, sự uy hiếp đối phương mang tính thường trực, cao và dài ngày.
Với những tính năng kỹ chiến thuật như vậy cho nên tàu đổ bộ thuộc nhóm LPD và LCAC chỉ dành cho những cường quốc biển. Đây là lực lượng triển khai nhanh, uy hiếp mạnh những quốc gia nhỏ yếu ven biển, đảo. Nó là lực lượng mang yếu tố tấn công là chủ yếu.
Bởi vậy, Mỹ hay Trung Quốc cũng vậy thôi, xây dựng lực lượng tàu đổ bộ mạnh luôn luôn nhằm mục đích để tấn công đánh chiếm, uy hiếp những quốc gia đi ngược lợi ích của mình. Sự xuất hiện nhiều LPD, LCAC trong PLAN cũng không có ngoại lệ.
Rõ ràng, đã gọi là tàu đổ bộ thì dùng để đổ bộ lính thủy đánh bộ cùng vũ khí trang bị, nhưng đổ bộ vị trí nào mời là quan trọng.
Tình hình hiện nay có 3 khu vực mà PLAN có thể tác chiến. Đó là Đài Loan, Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuy nói về ưu điểm tính năng kỹ chiến thuật của nhóm tàu đổ bộ LPD như vậy và thực tế nó cũng đã phát huy tác dụng tuyệt đối trong lực lượng của hải quân Mỹ, nhưng thực sự, từ sau chiến trang lạnh đến nay, LPD, LCAC với chiến thuật của nó chưa được “thử lửa” đến nơi đến chốn.
Hầu như LPD, LCAC của Mỹ đến các điểm nóng khi lực lượng phòng thủ trên bờ bị tên lửa hành trình, không quân làm cho đối phương tan tác, mất sức chiến đấu. Do đó, liệu LPD, LCAC có phát huy tác dụng không khi phải đến những “điểm nóng” mà sự đối đầu mang tính quyết liệt?
Chắc chắn là không, bởi vì, trong chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao, với chiến thuật tác chiến phi đối xứng thì chiến thuật đổ bộ từ PLD là mạo hiểm, chẳng khác nào “bỏ tất cả trứng vào trong một giỏ”.
Phòng thủ biển đảo hiện nay, đối phương sẽ bố trí lực lượng nhiều tầng, nhiều lớp, có chiều sâu, do đó, phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã từng bước nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể) của tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn, máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng thì PLD là một yếu tố bắt buộc phải có.
PLAN của Trung Quốc sắp tới có thể sở hữu 6 đến 8 tàu loại PLD và với khoảng cách Đài Loan không lớn( 750-800km) thì trong một thời gian ngắn PLD lớp 071 sẽ triển khai tác chiến.
Nếu cách bờ 100km thì tàu con như Zubr cũng phải mất 1 giờ sau mới tiếp cận. Thời gian 1 tiếng là quá dài của sự nguy hiểm trong khi quá đủ cho sự điều động lực lượng phòng thủ.
Nếu tàu mẹ vào gần hơn thì sẽ là miếng mồi béo bở cho tên lửa và pháo binh bờ biển, chưa nói đến sự tấn công bất ngờ của các tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ, tốc độ cao mà vũ khí của nó đủ sức làm cho PLD lớp 071 cùng “con trong bụng” không kịp phát tín hiệu SOS.
Đối với Senkaku/Điếu Ngư. Những cuộc tập trận gần đây giữa Mỹ-Nhật và của Trung Quốc đều có chung một kịch bản: Đổ quân lên một hoang đảo và bảo vệ nó khỏi sự tấn công của kẻ thù. Hoang đảo này đương nhiên là Senkaku/Điếu Ngư mà cả hai đang tranh chấp ngày càng quyết liệt.
Hiện tại quần đảo này do Nhật Bản quản lý nhưng không có quân đồn trú trên đó vì Nhật Bản cho rằng nó không cần thiết về chiến thuật. Vậy, Trung Quốc đổ bộ đánh chiếm và cố thủ trên đó liệu có khả thi?
Không cần giới quân sự, chỉ người có chút am hiểu cũng cho rằng, với vị trí của Senkaku/Điếu Ngư, với khả năng quân sự của Nhật Bản, chỉ có chiến thuật biển người Trung Quốc mới đổ bộ quân lên được quần đảo này và sẽ không đủ sức để giữ được nó.
Senkaku/Điếu Ngư sẽ là cái “cối xay”, xay binh lính và nghiền hết sức lực của PLAN cùng vô số tiền bạc.
Biển Hoa Đông và Biển Đông vốn hẹp, tác chiến trên đó với sự tham gia của vũ khí trang bị hiện đại công nghệ cao thì nó càng hẹp hơn.
Đối phương tuy nhỏ, yếu nhưng quyết liệt, lợi dụng tối đa địa lợi, biết chọn vũ khí hiện đại thích hợp để phòng thủ (Chẳng hạn SU-30; tên lửa Bastion tầm bắn 300km…), phòng thủ có chiều sâu, kết hợp chiến thuật tác chiến phi đối xứng…thì những ưu điểm của nhóm tàu đổ bộ PLD chỉ là trên lý thuyết.
Người châu Âu có câu ngạn ngữ: “Đừng bỏ tất cả trứng vào trong một giỏ”, xem ra, giới quân sự PLAN và Trung Quốc nên suy nghĩ.
Lê Ngọc Thống
Theo PN Today