Tin Biển Đông

 
 
 

Rộ tin đồn Việt Nam mua 24 'chim ưng biển' V-22 Osprey

  • Cập nhật : 11/08/2017

Những ngày qua, nhiều trang mạng đưa tin, Việt Nam có ý định mua 24 chiếc trực thăng V-22 Osprey hiện đại do hãng Boeing (Mỹ) sản xuất.

truc thang v-22 osprey co thiet ke rat dac biet, cho phep no dat toc do nhanh hon va tam hoat dong xa hon so voi cac loai truc thang khac.

Trực thăng V-22 Osprey có thiết kế rất đặc biệt, cho phép nó đạt tốc độ nhanh hơn và tầm hoạt động xa hơn so với các loại trực thăng khác.

Tuy nhiên, Infonet đã cố gắng tìm hiểu thông tin này nhưng đến nay chưa hề có nguồn tin nào khả tín cho thấy "tin đồn" trên là có cơ sở.

Phân tích về mặt hiệu năng sử dụng và tính kinh tế, việc Việt Nam bỏ tiền ra mua V-22 là điều rất khó có thể xảy ra.

Được đưa vào sử dụng từ năm 2007, V-22 Osprey có tốc độ tối đa gần 470km/giờ và có thể bay một quãng đường tối đa là 1.600km (thậm chí có thể xa hơn nếu được tiếp nhiên liệu trên không). Là một trực thăng vận tải hạng nhẹ, V-22 có thể chở được tối đa hơn hai chục binh lính được trang bị đầy đủ hoặc nhiều kiện hàng có tổng trọng lượng 9 tấn.

Điểm dễ nhận thấy nhất của V-22 đó là nó không phải là một loại trực thăng đơn thuần. Hai động cơ cánh quạt của máy bay được bố trí ở hai bên, động cơ này được thiết kế để có thể xoay về phía trước hoặc lên trên. Điều này có nghĩa là khi cần nó có thể bay như một máy bay cánh cố định, giúp nó có thể đạt tốc độ nhanh hơn và có tầm hoạt động xa hơn các loại trực thăng khác.  

Loại trực thăng này đã phát huy hiệu quả khi được triển khai đến vùng Trung Đông. Các sĩ quan Mỹ đã hết lời khen ngợi loại máy bay này. Đại tá Mỹ Jason Bohm nhận xét về V-22 như sau: “V-22 hoàn toàn không có đối thủ khi xét về sự linh hoạt, tốc độ và độ bền”. Với V-22, Quân đội Mỹ có thể “liên tục di chuyển qua 20 quốc gia khác nhau mà không cần phải hạ cánh bởi nó có thể được tiếp nhiên liệu trên không”.

Thiếu tướng Không quân Mỹ Bradley Heithold cũng đánh giá rất cao loại trực thăng đặc biệt này. “Nó là loại khí tài mà chúng tôi liên tục sử dụng bởi nó rất nhanh và có thể tiếp cận những khu vực mà lực lượng trực thăng thường gặp khó khăn. Tôi rất hài lòng về nó”. Ông Heithold cũng cho biết, trên thế giới không có loại trực thăng nào giống như V-22, và hiện trên thế giới đang có rất nhiều quốc gia bày tỏ mong muốn mua về loại máy bay này.

Vậy V-22 có phù hợp đối với Quân đội Việt Nam hay không? Trước tiên, vấn đề giá cả của V-22 khiến nhiều nước lo ngại. Với chi phí trung bình lên đến 84 triệu USD mỗi chiếc, V-22 đắt hơn nhiều so với các loại trực thăng khác. Thiết kế đặc biệt của nó cũng khiến việc bảo dưỡng của V-22 rất khó khăn và điều này cũng khiến chi phí tăng lên. Việc huấn luyện đội ngũ phi công để sử dụng V-22 cũng sẽ có nhiều vấn đề khi họ đã quá quen với các trực thăng do Liên Xô và Nga chế tạo.

v-22 osprey hien dang duoc nhieu nuoc tren the gioi de y va mua ve.

V-22 Osprey hiện đang được nhiều nước trên thế giới để ý và mua về.

Bên cạnh đó, V-22 Osprey đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm trong và sau quá trình phát triển. Vào ngày 5/8, một trực thăng V-22 của Mỹ đã đâm xuống vịnh Shoalwater ngoài khơi nước Úc sau khi cất cánh từ một tàu quân sự Mỹ, khiến hai người thiệt mạng và một người khác mất tích. Trước đó, một chiếc V-22 cũng đã đâm xuống một bãi đá ở Okinawa (Nhật Bản), khiến 5 người trên máy bay bị thương và buộc trực thăng này bị cấm bay trong một thời gian ngắn. Kể từ khi được đưa vào hoạt động, V-22 đã có 6 lần bị đâm cùng nhiều sự cố khác khiến tổng cộng 12 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, nếu được đưa vào sử dụng, nó sẽ là loại trực thăng hiện đại nhất mà Việt Nam từng có. Như đã nói ở trên, phần lớn các loại trực thăng của Quân đội Việt Nam đều do Liên Xô và Nga chế tạo, và chúng đều đã có tuổi. Với V-22, Việt Nam có thể triển khai quân nhanh chóng hơn và tới những khu vực xa hơn, khó tiếp cận hơn. Tải trọng của V-22 cũng lớn hơn so với các trực thăng vận tải khác của Việt Nam như Mi-8 hoặc Mi-17.

Nói cách khác, V-22 sẽ rất phù hợp cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai cũng như điều chuyển quân trong trường hợp khẩn cấp. Với nó, hoạt động của Quân đội Việt Nam sẽ trở nên linh hoạt hơn so với trước đây. Tuy nhiên, vấn đề chi phí bảo dưỡng, huấn luyện phi công cũng như tiền sử về độ an toàn của V-22 cũng là điều mà Việt Nam phải lưu tâm.
 

Anh Tuấn (tổng hợp)
Theo Infonet.vn

 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục