Tin Biển Đông

 
 
 

Mỹ đã đánh chặn được tất cả tên lửa Trung Quốc

  • Cập nhật : 11/03/2017

Báo chí đã đưa tin về Mỹ đã bắt đầu triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc và phản ứng của Trung Quốc (và cả Nga).

Xin giới thiệu bài viết rất ngắn của Thượng tướng, Tiến sỹ sử học, giáo sư Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova Lenhid Ivashov, Chủ tịch Viện các vấn đề địa- chính trị về việc tại sao Bắc Kinh lai có những tuyên bố gay gắt như vậy trước động thái trên của Mỹ và giới lãnh đạo nước này sẽ làm gì để đáp trả.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” Nga ngày 9/3/2017.

“Người Trung Quốc, và nói chung, cũng như chúng ta (Nga), hiểu rằng – việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ ngay sát biên giới có những mục tiêu hoàn toàn khác với những mục tiêu đã được công bố chính thức.

Cáctên lửa đánh chặn không nhằm chống Iran, như đã được giải thích trong trường hợp chúng ta (bố trí hệ thống NMD tại Châu Âu-ND), cũng không nhằm chống Bắc Triều Tiên. Chúng được triển khai để vô hiệu hóa tiềm lực tên lửa – hạt nhân của những đối thủ địa –chính trị chủ yếu của Mỹ, giảm thiểu tối đa hoặc nói chung là loại trừ hoàn toàn xác xuất của một đòn tấn công trả đũa.

thuong tuong leonhid ivashov

Thượng tướng Leonhid Ivashov

Trung Quốc hiểu quá rõ là số lượng tên lửa trong những hệ thống phòng thủ chống tên lửa đã triển khai quanh lãnh thổ nước này đã vượt quá số lượng các phương tiện mang hạt nhân chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc.

Có nghĩa là người Mỹ ngay từ bây giờ đã có thể đánh chặn tất cả các tên lửa Trung Quốc với xác xuất cực kỳ cao và sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh NMD của Mỹ.

Đến năm 2020 Mỹ sẽ có khả năng kiểm soát cả tiềm lực tấn công của chúng ta (Nga) và sẽ có khoảng 700 tên lửa đánh chặn nhằm vào chúng ta (Nga).

Chính vì thế mà phản ứng của Bắc Kinh trước việc người Mỹ nhất quán vô hiệu hóa tiềm lực tên lửa – hạt nhân của mình mới cứng rắn đến như vậy.

Ngay sau khi có thông tin về việc Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên cấp một khu đất để triển khai THAAD, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Seoul.

Cần phải biết là kinh tế Nam Triều Tiên gắn kết chặt chẽ như thế nào với Trung Quốc, cả trong sản xuất, lẫn tiêu thụ, để hiểu được điều đó (các biện pháp cấm vận) có tác động mạnh đến đâu (đối với Hàn Quốc).

Tôi xin nói rõ là giữa người Trung Quốc và người Triều Tiên không có những món nợ lịch sử thâm căn cố đế nghiêm trọng - khác hẳn với mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản, thế mà quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt (Hàn Quốc) vẫn được dân chúng Thiên Triều ủng hộ rất nhiệt thành.

Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách trừng phạt chống các đồng minh chủ yếu của Mỹ tại khu vực và Nhật Bản sẽ không tránh khỏi những phiền toái tương tự.

Cũng dễ hiểu những ý kiến phản đối của Trung Quốc chống lại việc triển khai hệ thống THAAD bố trí trên mặt đất, thế nhưng hệ thống “Aegis” (Mỹ) bố trí trên các tàu chiến còn hiệu quả hơn rất nhiều. Đấy là thành tố chủ yếu của hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ.

Đến năm 2041, người Mỹ lên kế hoạch trang bị “Aegis” cho 84 tàu chiến. Những hệ thống “Aegis” hiện có đã được bố trí tại các khu vực chủ chốt trên thế giới – trên Biển Baltic, trên Biển Baren, trên Biển Đen. Chúng cũng thường xuyên có mặt tại Địa Trung Hải. Tuy nhiên, sức mạnh chủ yếu của thành tố NMD bố trí trên biển này đang được chuyển dần sang khu vực Châu Á –Thái Bình Dương.

Khi triển khai các hệ thống NMD trên lãnh thổ các nước đồng minh, các quân nhân Mỹ không cho phép bất kỳ ai tiếp cận các phương tiện kỹ thuật của mình, chính vì thế mà không thể biết một cách chắc chắn là các tổ hợp phóng của những hệ thống trên được trang bị những tên lửa nào.

Một số chuyên gia bày tỏ quan ngại là các tên lửa trên cũng có thể là các tên lửa tấn công, nhưng theo quan điểm của tôi, dù sao thì nhiệm vụ chủ yếu của chúng – chính là vô hiệu hóa tiềm năng chiến lược của các nước là đối thủ của Mỹ.

Trung Quốc không thể tìm ra được các biện pháp đáp trả đối xứng nào trước việc triển khai các hệ thống NMD (của Mỹ) tại Hàn Quốc, và công cụ phản đòn chủ yếu của nước này sẽ là tăng cường lực lượng tấn công của mình ở eo biển Malacca, nơi có tới 70% nguồn năng lượng cung cấp cho Trung Quốc đi qua.

Chính vì thế mà Trung Quốc mới bồi đắp các đảo nhân tạo, xây dựng cảng biển và các sân bay tại khu vực này. Bắc Kinh cũng cho chiếc tàu sân bay hiện đang là duy nhất của mình thực hiện các chuyến ra biển. Vì thế nên Trung Quốc sẽ nhất quyết và kiên trì hiện thực hóa chương trình kiểm soát các tuyến hàng hải chiến lược trên toàn thế giới .

Ngoài eo biển Malacca, Bắc Kinh đã triển khai căn cứ ở Djibouti để đảm bảo sự hiện diện (của Trung Quốc) tại khu vực eo biển Bab-el- Mandeb nối Biển Đỏ với Ấn Độ Dương, chúng ta cũng đã biết về các kế hoạch (của Trung Quốc) xây dựng kênh đào ở Nicaragoa và Thái Lan.
 

Lê Hùng – Nguyễn Hoàng (dịch)
Theo Báo Đất Việt

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 14-07-20171

    Tin thế giới đáng chú ý 14-07-2017

    Chuyên gia quân sự Nga: THAAD có thể phá vỡ sự ổn định chiến lược; Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 44 người tình nghi lên kế hoạch tấn công khủng bố; Nghị sĩ Mỹ trình dự luật luận tội 'tổng thống nghiệp dư' Trump; Dấu chấm hết cho cựu tổng thống nổi tiếng của Brazil

  • Mỹ- Hàn bắt đầu triển khai THAAD, Trung Quốc giận dữ tức tối2

    Mỹ- Hàn bắt đầu triển khai THAAD, Trung Quốc giận dữ tức tối

    Trong cùng ngày Triều Tiên phóng 4 quả tên lửa đạn đạo, máy bay vận tải C-17 Mỹ đã vận chuyển 2 xe phóng và một bộ phận trang bị của hệ thống THAAD đến Hàn Quốc. Trung Quốc cảnh báo Mỹ và Hàn gánh chịu mọi hậu quả..

  • Hàn Quốc muốn nhanh chóng triển khai hệ thống THAAD3

    Hàn Quốc muốn nhanh chóng triển khai hệ thống THAAD

    Quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn cho rằng Seoul nên nhanh chóng hoàn tất việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sau khi Triều Tiên phóng 4 tên lửa vào rạng sáng nay.

Bài cùng chuyên mục