Chuyên gia quân sự Nga: THAAD có thể phá vỡ sự ổn định chiến lược; Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 44 người tình nghi lên kế hoạch tấn công khủng bố; Nghị sĩ Mỹ trình dự luật luận tội 'tổng thống nghiệp dư' Trump; Dấu chấm hết cho cựu tổng thống nổi tiếng của Brazil
Mỹ chốt thời gian đưa THAAD sang Hàn: Trung Quốc bất lực
- Cập nhật : 27/02/2017
Một nguồn tin giấu tên cho biết Mỹ sẽ triển khai tới 9 bệ phóng, đi kèm với mỗi bệ phóng là 8 tên lửa.
Hôm 26/2, hãng thông tấn Yohap của Hàn Quốc trích dẫn một báo cáo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc rằng, Seoul đang khẩn trương hoàn thành việc thu hồi đất để lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến THAAD của Washington. Dự kiến, sớm nhất vào cuối tháng 6, các hệ thống phòng thủ sẽ được vận chuyển tới Hàn Quốc.
Sau khi xem xét các tác động tới môi trường, sức khỏe người dân, hiện Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã để mắt tới sân golf Lotte Skyhill Country Club tại quận Seongju, thuộc sở hữu của Tập đoàn Lotte để triển khai THAAD nhằm bảo vệ Hàn Quốc khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.
Được biết, sân golf nằm ở độ cao 680 m so với mực nước biển, nơi này được đánh giá là cách xa các khu dân cư hơn, tuy nhiên địa điểm này lại vướng phải những phản đối của dân cư tại thị trấn Gimcheon do cụm radar của hệ thống THAAD hướng về nơi họ sinh sống. Vì vậy cho đến thời điểm hiện tại, chính phủ Hàn Quốc vẫn đang cân nhắc địa điểm triển khai hệ thống.
Theo Yohap, con số chính xác các bệ phóng THAAD vẫn chưa chắc chắn, trong khi đó một nguồn tin giấu tên cho biết có tới 9 bệ phóng, đi kèm với mỗi bệ phóng là 8 tên lửa.
Như vậy, bất chấp những phản đối, đe dọa, trừng phạt từ phía Trung Quốc, Seoul vẫn kiên quyết triển khai THAAD.
Trung Quốc gây sức ép
Thỏa thuận THAAD đã đã được ký kết bởi Seoul và Washington hồi tháng 7/2016. Tuy nhiên, việc chuyển giao đã phải trì hoãn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên.
Động thái chuyển giao của Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích từ Trung Quốc và Nga. Họ cho rằng, thỏa thuận THAAD hoàn toàn không phù hợp và ảnh hưởng đến an ninh của các nước láng giềng cũng như an ninh toàn cầu.
Không dừng lại ở mức chỉ trích, thậm chí Trung Quốc còn biến nó thành hành động. Hồi đầu tháng 1, Trung Quốc đã không đồng ý mở thêm chuyến bay với Hàn Quốc trong dịp năm mới, thực hiện nhiều biện pháp lập hàng rào phi thuế quan, tác động mạnh đến một số ngành nghề làm ăn của Hàn Quốc và doanh nghiệp Hàn Quốc tại Trung Quốc.
Sau khi thông tin đề nghị mở chuyến bay mới bị từ chối được tiết lộ, giá cổ phiếu của các công ty Hàn Quốc liên quan đến mỹ phẩm và công ty hàng không Hàn Quốc đã bị trượt dốc. Hàng mỹ phẩm Hàn Quốc là sản phẩm bán chạy được du khách Trung Quốc yêu thích. Trung Quốc là nguồn khách lớn nhất của Hàn Quốc.
Ngoài ngành du lịch, rất nhiều công ty Hàn Quốc làm ăn tại Trung Quốc như Lotte, Samsung cũng bị Trung Quốc chú ý. Họ bắt đầu liên tiếp bị điều tra về thuế và các phương diện khác.
Đặc biệt là tập đoàn Lotte. Do yêu cầu của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, công ty này đồng ý chuyển nhượng sân golf ở tỉnh North Gyeongsang cho phía quân đội để triển khai THAAD.
Trung Quốc cũng bắt đầu thiết lập rộng rãi các loại hàng rào phi thuế quan hoặc áp dụng các quy định mới để đẩy hàng hóa Hàn Quốc vào tình cảnh bất lợi.
Đến nay, nhà cầm quyền Bắc Kinh hoặc tránh né không nói gì về vấn đề này, hoặc nói "tất cả kiểm tra đều được triển khai trong phạm vi luật pháp".
Tất cả mới chỉ bắt đầu
Trong khi đó, tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 4/1 dẫn báo chí Nga cho rằng, mặc dù hoàn toàn không chính thức thừa nhận, nhưng Trung Quốc đã gia tăng mức độ gây sức ép với Hàn Quốc do Seoul quyết định triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD).
Hàn Quốc tin rằng đây là cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Báo chí và giới thương nhân Hàn Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ đối với vấn đề này, yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc can thiệp.
Một chuyên gia vấn đề bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc giấu tên cho rằng: "Chúng tôi sớm đã cảnh cáo Hàn Quốc, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ đe dọa lợi ích chiến lược của Bắc Kinh.
Nhưng Seoul lại bỏ ngoài tai, cho rằng có thể dùng lời nói suông THAAD không nhằm vào Trung Quốc và Nga để bào chữa cho mình. Chính như chúng tôi đã cảnh báo, hành động không hữu nghị của Hàn Quốc không thể không gây ra hậu quả. Những biện pháp này chỉ mới bắt đầu".
Chuyên gia Hàn Quốc lo ngại, Trung Quốc còn có thể sẽ triển khai các biện pháp báo thù về quân sự, an ninh và vấn đề Triều Tiên.
Nửa đầu năm 2016, Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga đã tiến hành phê phán mạnh mẽ đối với quyết định này, cho rằng Mỹ có ý đồ thông qua đưa Hàn Quốc vào hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu để ngăn chặn Trung Quốc và Nga.
Trung Quốc lo ngại radar mạnh của hệ thống THAAD sẽ bao trùm lên phần lớn lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời tiến hành phản đối việc triển khai THAAD. Hàn Quốc và Mỹ cho biết triển khai hệ thống này chỉ là để ứng phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Hệ thống THAAD được cho là một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến có thể đánh chặn mọi mục tiêu đe dọa nước Mỹ với tỷ lệ thành công 100%. THAAD có tầm bắn khoảng 200 km (125 dặm) và được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo ngắn, trung bình.
Lê An
Theo Báo Đất Việt