Xin gửi tới bạn đọc các một số hình ảnh của buổi huấn luyện luyện thực hành nhảy dù cho các học viên của Trường Sỹ quan Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) vào một ngày nắng đẹp tháng Tư, tại thành phố biển Nha Trang.
Giải mã nỗ lực nâng cấp tên lửa chiến lược của Nga
- Cập nhật : 12/10/2016
Việc tập trung ngân sách quốc phòng cho Lực lượng Tên lửa chiến lược cho thấy, Nga đang nỗ lực duy trì sự cân bằng chiến lược trong bối cảnh Mỹ tiếp tục mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.
Trong kế hoạch tăng chi phí quốc phòng hàng năm từ mức 3% GDP hiện nay lên 3,7 vào năm 2015 (trên 95,3 tỷ USD), phần lớn sẽ tập trung tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga. Theo Vladimir Komoyedov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, chi phí dành cho kho vũ khí hạt nhân sẽ đạt trên 100 tỷ rúp (3,1 tỷ USD) giai đoạn 2013–2015, so với chỉ 27,4 tỷ rúp năm 2012. Khoản ngân sách bổ sung này chủ yếu sẽ được phân bổ cho các lực lượng tên lửa chiến lược.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 của Nga |
Ông Igor Korotchenko, Chủ tịch Ủy ban công chúng thuộc Bộ Quốc phòng Nga đồng thời là Tổng biên tập tạp chí Natsionalnaya oborona (Quốc phòng) coi việc tăng ngân sách quốc phòng này là một hiện tượng tự nhiên. “Đây là một thực tế khách quan. Nó phản ánh bản chất tình hình chính trị toàn cầu hiện nay và thời gian tới. Nếu muốn bảo vệ lợi ích quốc gia. Moscow phản có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình”, ông Igor nói.
Cục trưởng Cục Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga, trung tướng Yevgeny Buzhinsky nhấn mạnh, việc tăng chi phí quốc phòng là sự bù đắp cho khoảng trống tài chính trong những năm 1990. “Cần bù đắp cho sự thiếu sót trong việc xây dựng lực lượng vũ trang một cách tương xứng để tránh cho đất nước bị tụt hậu so với các cường quốc trên thế giới”, ông Buzhinsky nói.
Korotchenko đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải phân bổ ngân sách để phát triển kho vũ khí hạt nhân chiến lược, trong đó tập trung cho việc sản xuất các loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn như Bulava và RS-24 Yars. “Chúng rất cần thiết cho lực lượng vũ trang của chúng ta, dựa vào kế hoạch cắt giảm một phần vũ khí chiến lược đã được triển khai. Những vũ khí này đã quá hạn sử dụng và cần phải thay thế”, ông Korotchenko cho biết.
Đầu tháng 9, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, thượng tướng Sergei Karakayev, cho biết, Nga sẽ chế tạo một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng có khả năng mang đầu đạn nặng 5 tấn, gấp 4 lần tên lửa Yars hay Topol. Đầu tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga phê chuẩn thiết kế một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho Lực lượng Tên lửa chiến lược.
Ông Andrei Goryaev, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp quân sự NPO Mashinostroyeniya cho biết, mất khoảng 10 năm để chế tạo loại tên lửa này. “Sau 30 năm gián đoạn, đất nước có thể vượt qua mọi khó khăn ở những giai đoạn khác nhau không thể lường trước”, ông Goryaev nói.
Ngoài ra, đại tá Vadim Koval, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga về Lực lượng Tên lửa chiến lược cho biết, Moscow đang xem xét thiết lập hệ thống tên lửa đạn đạo trên tàu hỏa nhằm tăng cường tính linh hoạt của hệ thống phòng thủ.
Hệ thống tên lửa đạn đạo trên tàu hỏa của Nga |
Hệ thống tên lửa đạn đạo trên tàu hỏa gồm một tàu hỏa có hai hoặc ba đầu máy diesel và các toa đặc biệt nhìn giống như tủ lạnh hoặc toa xe hành khách, nhưng có thể chở các tên lửa đạn đạo liên lục địa cùng với khoang chỉ huy. Do khả năng cơ động và dễ triển khai, hệ thống này đảm bảo vị trí triển khai tên lửa sẽ linh hoạt hơn, khả năng sống sót cao trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Hệ thống tên lửa đạn đạo trên tàu hỏa cuối cùng được tháo bỏ năm 2003, một phần trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START II) giữa Nga và Mỹ năm 1993.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống tháng 01/2012, ông Vladimir Putin nhấn mạnh vai trò của lên lửa chiến lược qua bài viết “Tăng cường sức mạnh nhằm bảo đảm an ninh cho nước Nga” trên báo Rossiyskaya Gazeta. Đánh giá về thách thức từ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, ông Putin cam kết: “Sự đáp trả về quân sự của Nga đối với lá chắn tên lửa của Mỹ, gồm một phần châu Âu, sẽ có hiệu quả và tương xứng - một đối thủ cho chính sách phòng thủ tên lửa của Mỹ”. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nga cũng sẽ không bao giờ từ bỏ khả năng răn đe chiến lược của mình. Vai trò mới của vũ khí hạt nhân là nhằm duy trì cân bằng hạt nhân và tên lửa chiến lược, ngăn chặn khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân bằng cách tạo ra một khuôn khổ theo đó không bên nào có lợi thế nếu xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân không phải là vũ khí trong các cuộc xung đột khu vực mà nhằm cân bằng sức mạnh trong cuộc đối đầu địa chính trị với Mỹ. Sự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và việc triển khai Chương trình tấn công toàn cầu tức thời (PGS) của Mỹ đã buộc Lực lượng vũ trang Nga có biện pháp đối phó tương xứng trước những thách thức này.
Bên cạnh đó, một phần lá chắn hạt nhân là tàu ngầm cũng đang được phát triển. Tàu ngầm Yuriy Dolgorukiy thuộc lớp Borey mới (Project 955) dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2013, trong khi tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Alexander Nevsky lớp Borey sẽ được biên chế cho Hạm hội Thái Bình Dương năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoliy Serdyukov cho biết.
THANH HƯƠNG
Theo Infonet