Tin Biển Đông

 
 
 

Căng thẳng biển đảo, Nhật mua 4 tàu đổ bộ tấn công

  • Cập nhật : 12/10/2016

Căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo với Bắc Kinh và Seoul đã khiến Bộ Quốc phòng nước này quyết định tăng cường tiềm lực quân sự và trước mắt sẽ là mua các tàu đổ bộ tấn công.

Nhật Bản lên kế hoạch mua các tàu đổ bộ lưỡng cư cho Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDS) và sẽ dành khoảng 38 triệu USD trong năm tài khóa 2013 để phân bổ ngân sách mua các tàu này.

Các tàu đổ bộ lưỡng cư của Nhật Bản sẽ tương tự như những tàu cùng loại trong lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. Dự kiến GSDS sẽ tiếp nhận tàu đổ bộ đầu tiên trong tháng 4/2013 và số lượng tàu được mua có thể sẽ tiếp tục tăng lên vào những năm tới.

Theo kế hoạch, 4 tàu đổ bộ trong loạt đầu dự kiến sẽ được triển khai tại Trung đoàn bộ binh phía Tây của GSDF, có trụ sở tại Nagasaki và có trách nhiệm bảo vệ khu vực Kyushu và Okinawa.

Nhật Bản sẽ mua 4 tàu đổ bộ tấn công tương tự như của Mỹ
Nhật Bản sẽ mua 4 tàu đổ bộ tấn công tương tự như của Mỹ

Hôm 26/8, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe nói trên một chương trình truyền hình rằng, Bộ Quốc phòng sẽ tạo ra một ngân quĩ rõ ràng để làm tất cả những gì cần thiết nhằm bảo vệ những hòn đảo đang tranh chấp với Bắc Kinh.

Động thái mua tàu đổ bộ tấn công được đưa ra tại thời điểm những tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang trở nên "nóng" hơn và đã sinh "nhiệt" ngoại giao giữa hai nước.

Ngoài ra, kế hoạch cũng được cho là nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ của Nhật Bản ở những nơi như quần đảo Nansei ở biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh đang tiếp tục mở rộng các hoạt động hải quân của họ.

Theo các nhà quan sát chính trị, Bộ Quốc phòng Nhật cũng có vẻ như đang tận dụng chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak lên một nhóm đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Takeshima và Seoul gọi là Dokdo, cũng như việc đổ bộ không thành của một nhóm các nhà hoạt động Hong Kong lên hòn đảo Senkaku trong đầu tháng này để phát động năng lực phát triển quốc phòng của họ.

Tuy nhiên, theo đánh giá, vẫn còn một trở ngại pháp lý để Nhật Bản triển khai các phương tiện quân sự như vậy, bởi chúng được thiết kế cho mục đích tấn công.

Theo các chuyên gia luật pháp, hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật chỉ có thể phát lệnh huy động SDF (Lực lượng Phòng vệ Nhật bản) sau khi được Quốc hội chấp thuận.

SDF bị ràng buộc bởi các qui tắc hạn chế sử dụng vũ khí tấn công, ngoại trừ các hoạt động để bảo vệ đất nước trước một cuộc tấn công quân sự hoặc các hành vi xâm lược khác từ nước ngoài.

Yến Phạm (theo Brahmand//BeeNet)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục