Sau khi điều tên lửa và máy bay vận tải quân sự xuống Trường Sa, giới chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sẽ sớm đưa chiến đấu cơ tới khu vực.
Ấn Độ ra điều kiện hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu mới với Nga
- Cập nhật : 09/03/2017
Sau nhiều lần ký kết hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu với Nga mà không được chuyển giao công nghệ sản xuất, phía Ấn Độ đặt ra điều kiện chặt chẽ hơn để tránh lặp lại sai lầm trước đó.
Mới đây, tờ Times of India dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, chỉ khi Moscow chuyển giao đầy đủ công nghệ thì nước này mới sẵn sàng phát triển dự án hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với Nga FGFA (Fifth Generation Fighter Aircraft).
Bộ Quốc phòng đưa ra dẫn chứng một hợp đồng với Nga về việc cung cấp máy bay chiến đấu Su-30MKI mà vẫn chưa được chuyển giao đầy đủ công nghệ, và chính phủ hiện nay xem đó như một sai lầm.
Nguồn tin cho biết: "Mặc dù phần lớn trong tổng số 272 máy bay chiến đấu Su-30 (hiện tại có 240 máy bay được trưng dụng) ký hợp đồng với Nga, đã được công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất, nhưng nói chung đây là "sản xuất theo kiểu lắp ráp" chứ HAL chưa thể tự độc lập sản xuất được chiến đấu cơ Su-30".
Theo ông này, "các cấp trên" đã quyết định để tránh lặp lại kịch bản như vậy, Ấn Độ sẽ đưa ra hai điều kiện then chốt. Đầu tiên, công nghệ sẽ được chuyển giao trên quy mô đủ để đảm bảo nước này có thể tự nâng cấp máy bay chiến đấu trong tương lai. Thứ hai, việc chuyển giao công nghệ sẽ phải giúp Ấn Độ phát triển dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 độc lập có tên gọi máy bay chiến đấu tầm trung tiên tiến (AMCA) - Advanced Medium Combat Aircraft.
Tháng Hai vừa qua, Giám đốc bộ phận hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của Tập đoàn công nghệ quốc gia "Rostec", ông Victor Kladov cho biết, Nga sẽ tham gia dự án AMCA. Theo ông , Moscow có thể sẽ cung cấp phiên bản tiên tiến nhất của MiG-31, MiG-35, và PAK FA mới (bản xuất khẩu với tên gọi là FGFA) và một phiên bản Su-30MKI hiện đại.
Dự án FGFA là một phần của chính sách Make in India mà chính phủ Ấn Độ hiện đang theo đuổi. Về phía Nga, phòng công trình và thiết kế độc lập có tên là OKB Sukhoi đóng vai trò là nhà phát triển, còn về phía Ấn Độ là công ty Hindustan Aeronautics.
Trả lời phỏng vấn RIA Novosti, Phó Giám đốc Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC) Vladimir Drozhzhov cho biết, Nga và Ấn Độ đã nhất trí về dự thảo hợp đồng phát triển chung đối với các máy bay chiến đấu, và phía Nga đã sẵn sàng ký kết.
Trước đó tờ Economic Times đã đưa tin rằng thỏa thuận về hoạt động thiết kế-thí nghiệm được dự tính triển khai trong 6 năm, Nga và Ấn Độ đã đầu tư 4 tỷ USD cho việc phát triển nguyên mẫu. Tổng chi phí sản xuất 127 máy bay chiến đấu dự tính khoảng 25 tỷ USD.
Theo Infonet.vn