Tin Biển Đông

 
 
 

Tổng hợp tin tức BIển Đông và tin thế giới chiều 10-2-2017: cập nhật liên tục

  • Cập nhật : 10/02/2017

Ông Putin sắp sang Trung Quốc ký nhiều thỏa thuận lớn

Theo hãng tin Sputnik ngày 9-2, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov cho biết Tổng thống Vladimir Putin sẽ đến thăm Trung Quốc vào tháng 5 năm nay.

ong putin sap sang trung quoc ky nhieu thoa thuan lon

Ông Putin sắp sang Trung Quốc ký nhiều thỏa thuận lớn

Dự kiến ông Putin sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm này, nhà lãnh đạo Nga có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh Con đường tơ lụa diễn ra vào ngày 14 đến 15-5 tại Bắc Kinh.

Ngoài ra, hãng tin TASS dẫn lời ông Denisov cho biết ông Tập cũng có kế hoạch thăm Moscow vào giữa năm nay. Đây sẽ là chuyến thăm đáp lại hai chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin hồi năm ngoái.

Dự đoán sẽ có nhiều thỏa thuận lớn được ký kết trong các chuyến thăm này trong bối cảnh Moscow và Bắc Kinh đang tăng cường quan hệ chiến lược song phương, theo TASS. (PLO.VN)
-----------------------------------------------------------------

Trung Quốc lấy dấu vân tay khách nước ngoài

Bộ Công an Trung Quốc thông báo bắt đầu lấy dấu vân tay người nước ngoài đến nước này kể từ ngày 9.2. 
Hệ thống lấy dấu vân tay sẽ được triển khai thí điểm tại sân bay quốc tế Bảo An, thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) từ ngày 9.2 và dần dần mở rộng khắp Trung Quốc, theo Reuters dẫn thông báo của Bộ Công an Trung Quốc.
Tất cả người nước ngoài ở độ tuổi 14 - 70 phải để lại dấu vân tay khi vào Trung Quốc, ngoại trừ các nhà ngoại giao nước ngoài.
Bộ Công an Trung Quốc lưu ý động thái này nhằm tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời cho biết sẽ đảm bảo hệ thống lấy dấu vân tay hoạt động hiệu quả và không gây trở ngại cho người nước ngoài.
Hiện Mỹ, Nhật Bản, Campuchia và nhiều quốc gia khác cũng có quy định lấy dấu vân tay người nước ngoài.(Thanhnien.vn)
-----------------------------------------------------------------

NATO tăng quân ở Đông Âu, ‘đe doạ’ Nga

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksey Meshkov nói rằng việc NATO tăng quân ở các nước Đông Âu làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố và gây đe doạ cho an ninh của Nga.

RT dẫn lời ông Meshkov cho hay: “Việc triển khai quân này tất nhiên là đe doạ tới chúng tôi”.
nato tang quan o dong au, ‘de doa’ ngakhi tai va binh si nato tham gia tap tran o bien baltic. anh: rt

NATO tăng quân ở Đông Âu, ‘đe doạ’ NgaKhí tài và binh sĩ NATO tham gia tập trận ở biển Baltic. Ảnh: RT

RIA Novosti trích phát biểu của ông Meshkov nói thêm rằng Nga đang giám sát chặt chẽ mọi động thái của NATO, và đảm bảo rằng có đủ khả năng bảo vệ công dân của mình.

Bình luận này của ông Meshkov đưa ra trong bối cảnh mới đây NATO điều động binh sĩ tại các nước Baltic, Ba Lan và Đức.

Theo ông Meshkov, nguyên tắc luân chuyển mà NATO áp dụng gần biên giới Nga cho phép khối này huấn luyện hàng ngàn binh sĩ, để đưa vào tác chiến.

“Rõ ràng là các bước đi của NATO gia tăng nghiêm trọng nguy cơ có đụng độ [giữa khối hiệp ước và lực lượng Nga]” – ông Meshkov cảnh báo.

“Lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, chúng tôi lại thấy binh sĩ Đức dọc biên giới của chúng tôi” – ông Meshkov ám chỉ việc Lithuanian tuyên bố hơn 130 lính Đức đã tới đất nước họ, ngoài con số đã lên kế hoạch từ trước là 450 quân nhân và 100 xe tăng.

Mới đây, Mỹ đã triển khai hàng ngàn binh sĩ và vũ khí hạng nặng tới các quốc gia Baltic, Ba Lan và các nước đông nam Âu, trong những tháng cuối cùng nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Hồi tháng 1/2017, 2.800 vũ khí hạng nặng của Mỹ, bao gồm xe tăng Abrams, pháo Paladin, chiến xa và 4000 binh sĩ đã tới châu Âu trong chiến dịch này.

Lực lượng này triển khai trên bảy quốc gia, bao gồm các nước Baltic, Bulgaria, Romania và Đức.(Vietnamnet)

-----------------------------------------------------------------

Vùng Vịnh tiếp tục là thị trường vũ khí chủ chốt năm 2017

Theo nhận định của giới chuyên gia, vùng Vịnh sẽ tiếp tục là thị trường chủ chốt của các nhà cung cấp vũ khí trong năm 2017, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh.
 
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Giám đốc điều hành tập đoàn chế tạo vũ khí Lockheed Martin chi nhánh Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ông Robert S. Harward cho rằng môi trường an ninh không ổn định, với các nước vùng Vịnh đang đứng trước nhiều thách thức chưa từng thấy, là nhân tố thúc đẩy hoạt động mua sắm vũ khí trong khu vực. 

Theo báo cáo công bố hồi tháng 1/2017 của công ty kiểm toán Deloitte, giữa lúc những căng thẳng toàn cầu không ngừng leo thang thì nhu cầu mua sắm các sản phẩm quốc phòng và quân sự đang gia tăng mạnh tại tất cả các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Do tình trạng bất ổn an ninh ngày một xấu đi, nhiều quốc gia đã tăng chi phí để sở hữu các thiết bị quân sự thế hệ mới, với UAE và Saudi Arabia là hai nước dẫn đầu về ngân sách quốc phòng trong GCC.

Báo điện tử Gulf News của UAE dẫn các nguồn thạo tịn cho biết, Boeing Defence, Space & Security’s business, thuộc tập đoàn Boeing (Mỹ), hiện chiếm khoảng 30% doanh số bán vũ khí của thế giới. Boeing có thể tiếp tục chứng kiến các cơ hội tăng trưởng khởi sắc, nhất là tại các khu vực Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyên gia cấp cao Theodore Karasik, thuộc hãng phân tích Gulf State Analytics có trụ sở tại Mỹ, nhận định rằng các xu thế hiện nay cho thấy sự tăng trưởng ở nhiều phân khúc thị trường, trong đó không chỉ có hàng không vũ trụ mà còn cả an ninh mạng, thông tin liên lạc và thiết bị kiểm soát bạo động. 

Ông Karasik cũng lưu ý rằng quy định về Quản lý buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) của Mỹ vẫn sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán vũ khí của nước này tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đặc biệt là tại các nước GCC. Hiện vẫn chưa rõ tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm gì với các quy định kiểm soát xuất khẩu vũ khí hiện này của Washinton, mặc dù các nhà phân tích dự báo ông chủ Nhà Trắng có thể sẽ nới lỏng những hạn chế này theo hướng có lợi cho ngành sản xuất vũ trong nước.

Tuy nhiên, một trong những thách thức chủ chốt mà các nhà cung cấp vũ khí phải đối mặt trong năm 2017 là việc cắt giảm chi phí quốc phòng của các chính phủ ở Trung Đông do giá dầu thấp. Ông Harward nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là vẫn cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến ở mức vừa phải nhất cho các đối tác để giúp họ giải quyết một số thách thức an ninh khó khăn nhất".

Chuyên gia Karasik cho rằng, các quốc gia ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi, nhất là GCC đang tiến hành các cải tổ kinh tế do eo hẹp ngân sách và do đó sẽ tìm kiếm những hợp đồng khả thi nhất về tài chính. Ông Karasik nhận định cơ hội cho các nhà cung cấp vũ khí tại thị trường Trung Đông năm 2017 nằm ở các lĩnh vực công nghệ. Các hệ thống tự động, thiết bị mạng và thông tin liên lạc tiếp tục là mối quan tâm lớn nhất của các quốc gia ở Trung Đông-Bắc Phi.

Theo báo cáo của Deloitte, chi phí quốc phòng tại một số nước Trung Đông chiếm tỷ lệ đáng kể trong GDP. Với 85,4 tỷ USD chi phí cho quốc phòng năm 2015, Saudi Arabia đứng thứ tư thế giới về ngân sách quốc phòng.(TTXVN)




 
Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục