Tin Biển Đông

 
 
 

Tổng hợp tin tức BIển Đông và tin thế giới ngày 11-2-2017: cập nhật liên tục

  • Cập nhật : 11/02/2017

Trump, Abe phản đối vũ lực, cải tạo biển Đông

Hội đàm ngày 10-2, bên cạnh cam kết thắt chặt liên minh, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cùng nhắc đến vấn đề biển Đông. Cả hai lãnh đạo Mỹ, Nhật đều khẳng định “tầm quan trọng” của “tự do lưu thông hàng hải” ở biển Đông, theo báo NPR (Mỹ).

trump, abe phan doi vu luc, cai tao bien dong

Trump, Abe phản đối vũ lực, cải tạo biển Đông

Trong khi đó đài truyền hình NHK của Nhật dẫn lời Thủ tướng Abe cho biết ông và Tổng thống Trump cùng phản đối việc đơn phương dùng vũ lực, cải tạo, thay đổi hiện trạng biển Đông cũng như biển Hoa Đông.

Mấy ngày nay ông Trump có nhiều động thái cải thiện quan hệ với Trung Quốc như gửi thư, điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với lời lẽ xoa dịu. Tuy nhiên nhiều chuyên gia Mỹ nhận định ông Trump sẽ quyết liệt với Trung Quốc về biển Đông hơn nhiều tổng thống Mỹ khác.

Chuyên gia quốc phòng Grant Newsham cho rằng Trung Quốc đã hết sức sai lầm nếu cho rằng ông Trump sẽ để yên cho tham vọng biển Đông của mình.

Cùng nhận định này, USA Today cũng cho rằng Tổng thống Trump sẽ tăng gấp đôi quy mô tuần tra biển Đông mà Tổng thống tiền nhiệm Obama đã thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro đối đầu giữa tàu, máy bay Mỹ ở biển Đông sẽ tăng lên, xung đột hoàn toàn có thể diễn ra. (PLO.VN)

----------------------------------------------------

Trump khẳng định cam kết an ninh với Nhật

thu tuong nhat ban shinzo abe va tong thong my donald trump trong cuoc hop bao chung ngay 10/2. anh: reuters.thu tuong nhat ban shinzo abe va tong thong my donald trump trong cuoc hop bao chung ngay 10/2. anh: reuters.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo chung ngày 10/2. Ảnh: Reuters.

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 10/2 tới Washington và có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Tại cuộc họp báo chung với ông Abe, Tổng thống Trump không nhắc lại những tuyên bố khi tranh cử rằng Nhật Bản hưởng lợi từ việc Mỹ hỗ trợ an ninh và đánh cắp việc làm của Mỹ, Reuters đưa tin.

"Chúng tôi cam kết vì an ninh Nhật Bản và tất cả khu vực nằm dưới sự quản lý của Tokyo, củng cố hơn nữa liên minh rất quan trọng giữa hai nước", Tổng thống Trump nói. "Mối liên hệ giữa hai quốc gia, tình bạn giữa nhân dân hai nước rất, rất sâu đậm. Chính quyền này cam kết thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đó".

Ông Trump kêu gọi Mỹ và Nhật Bản đóng góp nhiều hơn cho hợp tác quốc phòng song phương. Tuyên bố chung Mỹ - Nhật Bản cho biết Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản bằng năng lực quân sự, cả thường và hạt nhân, là vững chắc.

Nhật Bản tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ Mỹ trong tranh chấp với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Hai nhà lãnh đạo khẳng định Điều 5 trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản bao gồm cả quần đảo này.

Tuyên bố chung được coi là thắng lợi đối với Thủ tướng Abe. Ông thăm Washington với mong muốn phát triển lòng tin và tình hữu nghị với tân tổng thống Mỹ, đồng thời gửi đi thông điệp rằng liên minh hàng chục năm tuổi giữa hai nước là không thể lay chuyển. (Vnexpress)

----------------------------------------------------

Thông điệp rắn của Nga với chính quyền D.Trump

 

“Trừng phạt Nga” của Mỹ, bãi bỏ nó, không phải là điều gì quá lớn khiến Nga hy sinh những lợi ích chiến lược mà Nga đang hướng tới.

 

Có thể thấy rằng, việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và trong 20 ngày cầm quyền, Trump đã khiến thế giới khang khác. Người ta hy vọng nước Mỹ và thế giới có sự thay đổi khi một quốc gia đứng đầu thế giới như Mỹ có sự thay đổi về các tiếp cận thế giới, người ta lo lắng, sợ hãi, khi những tuyên bố của Trump ảnh hưởng đến lợi ích của họ…đó là tâm lý của nhiều quốc gia trong đó có Nga.

Thực tế chứng tỏ Nga có hy vọng cải thiện mối quan hệ Nga-Mỹ đã quá tồi tệ thời chính quyền cũ Obama khi D.Trump đắc cử, Nga muốn là bạn với Mỹ, không muốn đối đầu với Mỹ nhưng…cái lệnh “xóa bỏ trừng phạt” của Mỹ chẳng phải là cái gì đó quá lớn khiến Nga phải tập trung toàn bộ mối quan tâm.

Trừng phạt, cấm vận, bao vây kinh tế Nga thậm chí bao vây quân sự khi NATO cứ từng bước tiến về phía Đông cũng không thể thay đổi được ý chí chính trị của Nga. Đơn giản là những miếng đánh đó, đã, đang xảy ra và với Nga nó không gây được tác dụng gì lớn.

Rõ ràng, nếu như tôn chỉ hoạt động của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump rằng, “quyền lợi nước Mỹ là trên hết” thì chính quyền của ông Trump cũng hiểu, đừng dại coi thường lợi ích Nga của Tổng thống Vladimir Putin.

thong diep ran cua nga voi chinh quyen d.trumpcan cu khong quan chien luoc hamedan hon han can cu khmeimim cua nga tai syria boi do an toan tuyet doi

Căn cứ không quân chiến lược Hamedan hơn hẳn căn cứ Khmeimim của Nga tại Syria bởi độ an toàn tuyệt đối

Căng thẳng Mỹ-Iran

Mỹ cáo buộc “Iran phá hoại sự an ninh, thịnh vượng và ổn định trong và ngoài khu vực Trung Đông, gây nguy hiểm cho sinh mạng các công dân Mỹ” và chính Trump đã gọi “Iran là nhà nước khủng bố số 1”.

Đây là cáo buộc nghiêm trọng nhất theo chuẩn mực Mỹ mà theo học thuyết chống khủng bố là lý do Mỹ sử dụng hành động quân sự vào bất cứ quốc gia nào, bất cứ đâu, bất cứ lúc nào… Sau các tuyên bố đó, quyết định “mở rộng lệnh trừng phạt vào Iran” lập tức triển khai…

Như vậy chỉ chưa đầy 10 ngày cầm quyền, chính quyền mới của Trump đã “mở hàng” bằng một cuộc tấn công chính trị, kinh tế vào Iran và với tình hình leo thang căng thẳng như thế này, nguy cơ một cuộc chiến tranh nóng Mỹ-Iran là có thể xảy ra.

Tại sao Mỹ lại nhắm vào Iran?

Thực tế là đồng minh thân cận của Mỹ là Israel, Arabia Saudi, Qatar đang lo sợ một liên minh của Iran tại Trung Đông lớn mạnh và do đó Mỹ phải kiềm chế và cần thiết làm tan rã liên minh minh này.

Liên minh Iran-Hezbollah-Syria đang làm Israel lo lắng, Liên minh Iran-Houthi khiến Arabia Saudi hốt hoảng…và đặc biệt, một liên minh chiến lược Nga-Iran có thể làm nhạt nhòa vai trò, vị trí của Mỹ tại Trung Đông.

Phản ứng rắn của Nga

Iran là đồng minh quan trọng của Nga trong việc bảo vệ thành công chế độ Assad. Không thể bỏ qua việc Iran hỗ trợ phiến quân Houthi tại Yemen đã làm cho sự hung hăng, hiếu chiến của Arabia Saudi sụp đổ thảm hại.

Chiến tranh không phải trò đùa. Một đội quân lắm súng nhiều tiền đâu phải là sẽ chiến thắng tất cả. Khi phiến quân Houthi đã đưa chiến tranh đến trước phòng ngủ của nhà Saudi thì mới hay là sự ngộ nhận.

May thay tuyên bố hùng hồn, ngang ngược của nhà Saudi là “Assad phải ra đi hoặc Arabia Saudi sẽ dùng biện pháp quân sự, 100 ngàn quân sẽ tràn vào Syria” không xảy ra.

Có thể nói chắc rằng, sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Iran trong khu vực tranh dành lợi ích chiến lược với Mỹ đã khiến Nga yên tâm, phù hợp với chiến lược Trung Đông ngắn hạn, dài hạn của Nga.

Hiện nay Iran là một trong 3 trụ cột (Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran) trong một giải pháp chính trị cho Syria. Do đó việc để Iran mất đi vai trò, vị trí, trách nhiệm thì có nghĩa là giải pháp chính trị cho Syria đang hy vọng của Nga sẽ hoàn toàn sụp đổ.

Chính vì lẽ đó, nếu Mỹ dùng con bài “bãi bỏ lệnh trừng phạt” để mặc cả với Nga về Iran thì con bài này không có giá trị lớn. (Báo Đất Việt)
----------------------------------------------------

Nga sắp tập trận lớn, các nước Baltic cầu cứu NATO

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với hai tổng thống Latvia và Estonia tại thủ đô Riga (Latvia) ngày 9-2, Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite cho biết các nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva) sẽ thúc Mỹ và NATO có thêm biện pháp an ninh trong khu vực để đối phó Nga. Nói với Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Raimundas Karoblis cho rằng NATO cần chuẩn bị sẵn sàng xử lý mọi diễn biến hiếu chiến từ cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga.

Ba nước Baltic và Ba Lan vốn đã rất lo lắng từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ phe ly khai ở Ukraine năm 2014. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn cải thiện quan hệ với Nga càng làm các nước này thêm bất an. Reuters dẫn nguồn một quan chức an ninh cấp cao Mỹ cho biết ba nước Baltic sẽ tận dụng cơ hội gặp Ngoại trưởng Mỹ tại Munich tuần tới để vận động Mỹ không rút số quân đã triển khai ở các nước này từ năm 2014 về.

NATO đã bắt đầu kế hoạch triển khai 4.000 binh sĩ đến Ba Lan và ba nước vùng Baltic. Kế hoạch này được lên từ thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, là một phần nỗ lực kiềm chế Nga.

Về phần mình, trong ngày 9-2, phía Nga một lần nữa lặp lại quan điểm xem việc NATO triển khai thêm binh sĩ và khí tài đến các nước Baltic và Ba Lan là đe dọa an ninh Nga. (PLO.VN)
----------------------------------------------------

Vụ 'Hồ sơ Panama': Người đứng đầu công ty Mossack Fonseca bị bắt giữ

Ngày 10/2, nhà chức trách Panama đã bắt giữ 2 thành viên sáng lập của công ty luật Mossack Fonseca.

 
tru so cong ty luat mossack fonseca tai panama city (panama). anh: afp/ttxvn

Trụ sở Công ty luật Mossack Fonseca tại Panama City (Panama). Ảnh: AFP/TTXVN

 

Công ty luật Mossack Fonseca là tâm điểm trong vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama" hé lộ về cái được gọi là vụ tham nhũng toàn cầu, do tình nghi liên quan tới bê bối của tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.

Ramon Fonseca Mora và Juergen Mossack - 2 cổ đông chính của công ty Mossack Fonseca, đã bị tạm giữ vào tối 9/2. Trưởng Công tố Kenia Procell cho biết Mossack Fonseca bị tình nghi rửa tiền và thành lập "một tổ chức tội phạm che giấu tài sản và tiền bạc có nguồn gốc đáng ngờ". Bà Procell cũng cáo buộc công ty này "che giấu và tiêu hủy bằng chứng" liên quan tới cuộc điều tra tham nhũng quy mô lớn tại Brazil mang tên "Car Wash".

Luật sư của Mossack-Fonseca, ông Elias Solano, cho rằng các cáo buộc trên "thiếu bằng chứng".

Vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" hồi tháng 4/2016 cho thấy công ty Mossack Fonseca đã giúp nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới trốn thuế và che giấu tài sản khổng lồ ở nước ngoài gây ra tác động tầm cỡ toàn cầu. Trong khi đó, Odebrecht là tâm điểm của vụ bê bối khổng lồ ở tập đoàn dầu khí Petrobras của Brazil, gây chấn động chính trường quốc gia Nam Mỹ này kể từ tháng 3/2014. Cơ quan tư pháp Mỹ cho biết từ năm 2001, Odebrecht đã "đi đêm" 788 triệu USD cho hàng trăm quan chức và chính trị gia của nhiều nước Mỹ Latinh, châu Phi và châu Âu, để nhận được các dự án. Bản thân Odebrecht thừa nhận đã đưa hối lộ tại 12 quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh trong suốt 10 năm để giành hợp đồng trong quá trình đấu thầu.

Nhiều quốc gia Mỹ Latinh bao gồm Panama, Mexico, Argentina, Peru và Uruguay đã mở các cuộc điều tra liên quan tới mạng lưới hối lộ quy mô lớn của Tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil. Tại Panama, nhiều quan chức và doanh nhân nước này đã bị cáo buộc liên quan tới bê bối Odebrecht, trong đó có cả Tổng thống Panama Juan Carlos Varela. Ngày 9/2, ông Ramon Fonseca đã khai rằng Tổng thống Varela từng nói rằng đã nhận tiền đóng góp từ Odebrecht cho chiến dịch tranh cử năm 2014. Tổng thống Varela đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên. (PLO.VN)
Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục