Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 10-07-2017

  • Cập nhật : 10/07/2017

Ông Trump dịu giọng với ông Tập về vấn đề Triều Tiên

Khác với những chỉ trích trước đây, ông Trump có giọng điệu khá mềm mỏng khi thảo luận với ông Tập về vấn đề Triều Tiên.

Ông Trump gặp ông Tập ở Đức. Video: CCTV

Trước khi dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Trump đã bày tỏ sự thất vọng rằng Trung Quốc không nỗ lực nhiều hơn để kiềm chế chương trình hạt nhân và vũ khí của Bình Nhưỡng. Hồi đầu tuần, ông còn phàn nàn về việc Trung Quốc tiếp tục giao thương với Triều Tiên.

Tuy nhiên, khi gặp ông Tập bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, ông Trump đã khá mềm mỏng và thậm chí còn ca ngợi nỗ lực của Trung Quốc. "Tôi đánh giá cao những điều ông đã làm liên quan đến vấn đề nghiêm trọng mà tất cả chúng ta phải đối mặt ở Triều Tiên", ông Trump nói, theo Reuters.

"Cần phải làm điều gì đó về vấn đề này", Tổng thống Mỹ nói. "Trong vấn đề Triều Tiên, chúng ta cuối cùng sẽ có được thành công, có thể mất nhiều thời gian hơn tôi và ông muốn nhưng cuối cùng sẽ có thành công".

Ông Trump còn gọi ông Tập là "người bạn" và nói rằng họ đã phát triển "một mối quan hệ tuyệt vời". 

Chủ tịch Trung Quốc nói rằng hai nước đã đạt được một số tiến bộ mặc dù vẫn còn một số vấn đề nhạy cảm giữa hai bên. 

Trung Quốc là đồng minh và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Mỹ muốn Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng, đặc biết là về kinh tế, để yêu cầu Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí và hạt nhân. (Vnexpress)
---------------------------

Khoảnh khắc máy bay Mỹ ném bom giả sát biên giới Triều Tiên

Oanh tạc cơ B-1B Mỹ ném một số quả bom huấn luyện xuống khu vực tỉnh Gangwon, sát biên giới Triều Tiên.

Chiếc B-1B ném bom xuống bãi thử tại Gangwon

Quân đội Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết các tiêm kích F-15 và F-16 của nước này đã hộ tống hai oanh tạc cơ hạt nhân B-1B Mỹ trong cuộc diễn tập bắn đạn thật ở khu vực đông bắc tỉnh Gangwon, sát biên giới với Triều Tiên. Hai chiếc B-1B sử dụng bom huấn luyện không mang đầu đạn, Reuters đưa tin.

Biên đội B-1B xuất phát từ căn cứ Guam tới bán đảo Triều Tiên hôm 7/7, trước khi tham gia cuộc diễn tập tiêu diệt bệ phóng tên lửa đạn đạo và hầm ngầm của đối phương bằng vũ khí chính xác. Đây được coi là hành động răn đe Triều Tiên sau vụ nước này phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hôm 4/7.

Washington thường xuyên triển khai các phi đội B-1B tới bán đảo Triều Tiên làm nhiệm vụ răn đe Bình Nhưỡng. Với khả năng mang 57 tấn vũ khí, gấp đôi những chiếc B-52 hay B-2 Spirit, B-1B là máy bay có trọng tải lớn nhất trong bộ 3 oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ hiện nay.

Máy bay có tốc độ tối đa 1.335 km/h ở độ cao lớn, được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm bom thông minh JDAM dẫn đường bằng vệ tinh, tên lửa hành trình AGM-154/158 và cả bom hạt nhân. Quan chức không quân Mỹ khẳng định đây là nền tảng triển khai sức mạnh chiến lược đáng tin cậy đối với Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ và các đồng minh trong khu vực.(Vnexpress)
------------------------

Sốc với động cơ tên lửa Triều Tiên

Bốn tháng trước vụ phóng tên lửa ngày 4-7, Triều Tiên bất ngờ có sự tiết lộ hiếm hoi về động cơ tên lửa mới nhất của nước này, với lời giới thiệu nó có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân nhằm tới các thành phố của Mỹ.

Một đoạn video phát trên đài truyền hình nhà nước Triều Tiên đã cho thấy một cỗ máy có nhiều ống và lỗ thông hơi, với hình dáng gợi nhiều suy tưởng đối với một số chuyên gia Mỹ từng quen thuộc với động cơ Liên Xô trước đây.

Chưa từng thấy

"Nó làm tôi bị sốc"- ông Michael Elleman, một chuyên gia vũ khí – người chú ý tới sự tương tự khó tin giữa động cơ được Bình Nhưỡng thử nghiệm hồi tháng 3 với động cơ ông thường thấy ở Nga vào cuối Chiến tranh Lạnh. "Động cơ đó dường như đến từ nơi không ai biết"- vị chuyên gia nói.

Sau khi mổ xẻ sâu hơn, ông Elleman, vốn là một cựu cố vấn tại Lầu Năm Góc, và các chuyên gia khác báo cáo rằng họ phát hiện các đặc điểm thiết kế đa dạng trong động cơ tên lửa mới của Triều Tiên đồng điệu với loại động cơ ngựa kéo kier nguyên những năm 1960 của Liên Xô gọi là RD-250.

mot so ten lua cua trieu tien. anh: bbc

Một số tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: BBC

 

Theo Washington Post, cho tới nay không hề có ghi nhận chính thức nào về việc Bình Nhưỡng có được các tài liệu về động cơ tên lửa của Nga, và các chuyên gia cũng cho rằng nước này không có những tài liệu đó. 

Tuy nhiên, những phát hiện về sự tương đồng nói trên lại một lần nữa lôi kéo nhiều sự chú ý về nghi vấn đã khiến nhiều chuyên gia Mỹ đau đầu ít nhất trong 2 năm qua: Làm cách nào Triều Tiên đạt được những bước tiến mau lẹ tới sửng sốt trong chương trình tên lửa của mình bất chấp cấm vận về kinh tế và những lệnh cấm khác liên quan tới nhập khẩu công nghệ quân sự?

Nhiều chuyên gia về vũ khí nói rằng việc Triều Tiên bắt đầu phô diễn sức mạnh tên lửa phản ánh sự phát triển của công nghệ vũ khí ngày càng gia tăng của nước này, cũng như quyết tâm của giới lãnh đạo Bình Nhưỡng nhằm tạo vị thế cho nước này trong câu lạc bộ hạt nhân. Tuy nhiên, không ít chuyên gia vẫn chưa hết nghi ngờ về khả năng có sự hậu thuẫn từ bên ngoài cho chương trình tên lửa của Triều Tiên, trong đó nhiều ánh mắt hướng về phía Nga và Trung Quốc.

Sợ rằng đã đánh giá thấp Triều Tiên

Liệu sự trợ giúp từ bên ngoài có đóng vai trò quyết định trong vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bình Nhưỡng hôm 4-7 hay không thì không thể xác nhận một cách chắc chắn. Tuy nhiên, những bằng chứng từ cuộc thử nghiệm động cơ được Triều Tiên công bố trên truyền hình hồi tháng 3 vẫn chưa hết gây tranh cãi, và khiến các nhà phân tích đau đầu. 

Câu hỏi đặt ra là lẽ nào Triều Tiên đã được Liên Xô chuyển giao bí mật vũ khí tên lửa trong quá khứ mà không bị phát hiện mãi cho tới vụ thử nghiệm động cơ hồi tháng 3?

"Điều đó có nghĩa là Triều Tiên có một mạng lưới liên hệ với Liên Xô cũ rộng lớn hơn chúng ta vẫn tưởng"- ông Elleman nhận định, "Câu hỏi đầu tiên ập tới trong đầu tôi là họ còn có gì khác nữa mà chúng ta không biết?".

nha lanh dao trieu tien kim jong-un va cac quan chuc trieu tien an mung sau vu phong ten lua thanh cong hom 4-7. anh: reuters

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên ăn mừng sau vụ phóng tên lửa thành công hôm 4-7. Ảnh: Reuters

 

Tên lửa Hwasong-14 phóng ngày 4-7 của Triều Tiên đã được xác nhận là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của nước này có khả năng bay hơn 5.500 km, tầm xa đủ để được gọi là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Cựu phó giám đốc CIA David Cohen, người từng cố vấn cho chính quyền tổng thống Barack Obama về vũ khí Triều Tiên, đã nêu bật lên sự cẩn trọng về khả năng đáng giá thấp Triều Tiên trong chương trình vũ khí.

"Đừng mắc sai lầm nghĩ rằng Triều Tiên lạc hậu và thậm chí còn chẳng tiếp cận được với Internet. Họ có rất nhiều bất lợi nhưng phần lớn nhất của nền kinh tế chính phủ này là chương trình tên lửa và hạt nhân, thế nên những nhân lực thông minh nhất của họ đều tập trung cho lĩnh vực này"- ông Cohen nhận định.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh: "Tôi sợ rằng mọi người đã đáng giá thấp Triều Tiên".(Người lao động)
----------------------------

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục