Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 14-07-2017

  • Cập nhật : 14/07/2017

Sở hữu hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ vẫn... sợ Triều Tiên?

Sở hữu hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa cả trên mặt đất và trên biển nhưng Mỹ vẫn không khỏi nơm nớp lo sợ mối đe dọa từ lực lượng tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

CNN dẫn lời ông Thomas Lee tại Trường Luật Fordham và từng là nhân viên tình báo hải quân Mỹ nhận định, Mỹ hiện đang cho triển khai một số hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (ABMD) nhưng những tên lửa này không đủ sức chống đỡ trước các đợt tấn công của tên lửa đạn đạo tầm xa. Trong khi đó, Triều Tiên mới đây tuyên bố đã phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hôm 4/7. Theo giới chuyên gia, tầm bắn của ICBM Triều Tiên có thể vươn tới khu vực bờ tây nước Mỹ. 

Trong số ABMD của Mỹ hiện có Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ đang triển khai ở Hàn Quốc nhưng hiện bị dừng do vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Theo lý thuyết, hệ thống radar hiện đại của THAAD có thể được dùng để phát hiện và tổ chức đánh chặn các tên lửa đồng thời đe dọa năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc. Đây chính là lý do khiến Bắc Kinh cực lực phản đối việc Mỹ đưa THAAD tới Hàn Quốc.

my thu nghiem kha nang hoat dong cua thaad.

Mỹ thử nghiệm khả năng hoạt động của THAAD.

Trong khi đó, hôm 11/7, Mỹ thông báo nước này đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh chặn tên lửa của THAAD ở Alaska. Tuy nhiên, tuyên bố sau vụ thử nghiệm THAAD, Mỹ đã sử dụng từ "khu vực". Điều này cho thấy THAAD mới chỉ có khả năng phòng thủ tên lửa trong khu vực chứ không thể ngăn chặn tên lửa liên lục địa. 

Ngoài hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất, một số tàu tuần dương và tàu khu trục của Mỹ cũng đã được trang bị hệ thống ABMD Aegis. Đây chính là hệ thống phòng thủ tên lử đạn đạo trên biển của Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đang nắm trong tay một số tàu chiến trang bị hệ thống Aegis. Điều đáng nói là ABMD Aegis cũng bị giới hạn khả năng ngăn chặn các tên lửa tầm xa như THAAD. Ngoài ra, dù THAAD thể hiện khả năng đánh chặn tên lửa thành công trong diễn tập thì cũng không có nghĩa là trong thực tế, hoạt động sẽ như khi thử nghiệm. Bởi trong quá trình thử nghiệm, mục tiêu đánh chặn được xác định trước thời gian cũng như địa điểm phóng.  

Trong lịch sử, Triều Tiên đã cho thực hiện các vụ phóng thử tên lửa hoặc có hành động khiêu khích quân sự vào những dịp kỷ niệm quan trọng của quốc gia này. Ví dụ, Triều Tiên đã bắn rơi một chiếc máy bay trinh sát của hải quân Mỹ vào ngày 15/4/1969, cướp đi sinh mạng của 30 thủy thủ và 1 lính thủy quân lục chiến. Đây cũng chính là ngày mừng sinh nhật lần thứ 57 của Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành.

Hồi tháng Hai, Triều Tiên đã cho phóng thử tên lửa đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe họp bàn ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Điều đáng nói là kể từ sau khi ông Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, Triều Tiên đã cho phóng thử tên lửa với tần suất cao.

Thậm chí, đúng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7, Triều Tiên tuyên bố lần đầu tiên phóng thành công ICBM. Điều đáng nói là vào thời điểm này, quân đội Mỹ - Hàn cũng đang tiến hành tập trận chống tên lửa song hai nước không có bất cứ động thái nào bắn hạ tên lửa của Triều Tiên. 

Theo CNN, thực tế, việc bắn hạ tên lửa sẽ dễ dàng hơn khi tên lửa đang ở trên bệ phóng hoặc vừa mới rời bệ phóng. Nhưng với số lượng lớn bệ phóng di động và thay đổi địa điểm phóng liên tục, Triều Tiên đã gây khó cho công tác tình báo của Mỹ.

nang luc ten lua trieu tien khien my vo cung lo ngai.

Năng lực tên lửa Triều Tiên khiến Mỹ vô cùng lo ngại.

Trong khi việc tranh luận có phải Triều Tiên đã phóng thành công ICBM vẫn chưa kết thúc, thì câu hỏi khác đặt ra là liệu Bình Nhưỡng đã sở hữu năng lực tích hợp đầu đạn hạt nhân lên trên tên lửa hay chưa. Còn theo giới chuyên gia, khả năng trong 5 năm tới, Triều Tiên sẽ đạt tới trình độ này. Thậm chí, Triều Tiên còn khẳng định có đủ nhiên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân. 

Vậy nếu như Mỹ không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên, không thể tấn công quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như không thể thuyết phục Nga – Trung đồng thuận tăng cường lệnh trừng phạt, Washington sẽ làm gì với Bình Nhưỡng?

Có thể nói, kể từ năm 1994, chưa bao giờ như lúc này, kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên đang là đề tài bàn tán nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận Mỹ. Ngoài việc tăng cường các biện pháp trừng phạt ngoại giao, chính quyền của Tổng thống Trump sẽ phải chịu sức ép gia tăng và có thể buộc phải đưa ra quyết định tấn công quân sự nếu như Triều Tiên tiếp tục duy trì tần suất thử tên lửa như hiện tại.

Mỹ và các quốc gia đồng minh có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Triều Tiên. Nhưng Triều Tiên cũng sẽ tấn công đáp trả bằng cách trút đạn pháo sang thủ đô Seoul và cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn thậm chí là hàng triệu người bao gồm không ít binh sĩ Mỹ trong tổng số 23.500 quân nhân Mỹ hiện có mặt tại Hàn Quốc. 

Trên thực tế, ngay cả khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un nắm trong tay ICBM với tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ, Triều Tiên cũng sẽ không sử dụng loại vũ khí này. Bởi nếu Triều Tiên phóng các tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân tới Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng cũng sẽ sụp đổ. (Infonet)
-----------------------

Báo Hàn: Người Mỹ sợ Triều Tiên nhất

Một cuộc khảo sát chung của Morning Consult (công ty khảo sát và nghiên cứu tại Washington D.C.) và Politico (công ty báo chí chuyên về chính trị Mỹ) mới đây cho thấy 40% trong số 1.983 người tham gia trả lời nói rằng Triều Tiên hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.

Trong khi đó, 30% trả lời là IS và 16% chọn Nga, theo Yonhap ngày 13-7. Cuộc khảo sát được tiến hành chỉ trong ba ngày từ ngày 7 tới 9-7 sau khi Triều Tiên phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hôm 4-7.

mot hinh anh minh hoa suc huy diet cua mot vu khi hat nhan neu duoc nham vao thu do seoul tai bao tang tuong niem chien tranh trieu tien o han quoc. anh: reuters

Một hình ảnh minh họa sức hủy diệt của một vũ khí hạt nhân nếu được nhắm vào thủ đô Seoul tại Bảo tàng tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên ở Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS

Về một khía cạnh khác, khoảng 83% số người được khảo sát cho biết họ có nghe, đọc hay xem trên truyền thông về vụ thử tên lửa vừa qua của Bình Nhưỡng.

Những người lớn tuổi thường đánh giá Triều Tiên là mối đe dọa hàng đầu với khoảng 50% số người từ 65 tuổi trở lên có câu trả lời như vậy. Trong khi đó, 30% được ghi nhận ở độ tuổi 18-29 và 36% được ghi nhận ở độ tuổi 30-44 liên quan tới đánh giá tương tự.

Về giải pháp, 49% số người được khảo sát nói rằng họ ủng hộ các cuộc không kích tiêu diệt các mục tiêu quân sự và các địa điểm nghi ngờ có hạt nhân ở Triều Tiên. Khoảng 30% trả lời họ ủng hộ việc đưa bộ binh tới bán đảo Triều Tiên.

Khi được hỏi về nỗ lực ngoại giao và các biện pháp gây áp lực, 78% trả lời họ ủng hộ việc tiếp tục các nỗ lực để buộc Triều Tiên ngừng chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Khoảng nửa số người được khảo sát cũng nói rằng họ tự tin Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đối phó mối đe dọa từ Triều Tiên.(PLO)
-----------------------

 

 

 

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục