Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 28-04-2017

  • Cập nhật : 28/04/2017

Triều Tiên nguy cơ bùng phát chiến tranh do khinh suất hay tính toán lầm

Trên nhật báo kinh tế Pháp Les Echos, giáo sư Dominique Moisi có bài phân tích về khả năng nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên. 

linh dac nhiem trieu tien trong cuoc duyet binh hom 15/4

Lính đặc nhiệm Triều Tiên trong cuộc duyệt binh hôm 15/4

Theo giáo sư Moisi, đối với tổng thống Mỹ Donald Trump, một nước Triều Tiên có vũ khí hạt nhân là điều không thể chấp nhận được, còn với nhà lãnh đạo Kim Jong Un vũ khí hạt nhân lại là bảo đảm cho sự sống còn của chế độ.

Ông Moisi cho rằng vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng, cần tìm hiểu xem các cuộc chiến tranh đã xảy ra như thế nào. Đa số cuộc chiến thường hậu quả diễn dịch sai lầm về ý định và hành động của phía bên kia. Cả Ai Cập lẫn Israel đều không muốn lao vào cuộc xung đột tháng 6/1967, nhưng không ai chịu lùi bước trước nguy cơ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 làm cho hàng triệu thường dân và binh sĩ bị thiệt mạng cần được đặc biệt chú ý - vừa do thời sự nóng bỏng, vừa phải so sánh giữa hiện tại và quá khứ.

Khi quân đội Triều Tiên được Liên Xô trang bị vượt qua vĩ tuyến 38 chia cắt hai nước Triều Tiên từ năm 1945, các lãnh đạo ở Bình Nhưỡng và Matxcơva không chờ đợi gì khác hơn là sự phản đối mạnh mẽ của Washington về ngoại giao.

Trong bài diễn văn đã đi vào lịch sử ngày 12/01/1950, ngoại trưởng Mỹ thời đó là Dean Acheson đã bỏ sót, không nêu Hàn Quốc trong danh sách các quốc gia được Mỹ bảo hộ. Ý định tấn công có thể xuất phát từ cá nhân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành được lãnh đạo Liên Xô Stalin ủng hộ. Dường như Triều Tiên và Liên Xô tin rằng cuộc chiến tranh này sẽ dẫn đến một chiến thắng chắc chắn. Tuy nhiên thực tế lại khác hẳn. Tổng thống Mỹ Harry Truman quyết định can thiệp.

Les Echos đặt câu hỏi khi ông Trump tuyên bố «Nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề Triều Tiên thì nước Mỹ sẽ tự lo», liệu Bắc Kinh có chịu lắng nghe? Đành rằng quan điểm của Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên đã có những chuyển động. Một nhà sử học Trung Quốc chuyên về chiến tranh Triều Tiên là giáo sư Thẩm Chí Hoa mới đây thậm chí còn cho rằng «Hàn Quốc có thể trở thành bạn của Trung Quốc, trong khi Triều Tiên có vẻ đang trở nên địch thủ tiềm năng».

Theo báo Pháp, Trung Quốc có thể bực tức với Bình Nhưỡng nhưng Trung Quốc không dễ thay đổi đồng minh. Trung Quốc có thể gây áp lực kinh tế nặng nề lên Triều Tiên đang vật lộn để tồn tại, nhưng Bắc Kinh có thực sự muốn vậy hay không? Triều Tiên vẫn là «vùng đệm» trước sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Á, đối phó với mối đe dọa một nước Triều Tiên thống nhất có xu hướng thân Mỹ.

Les Echos đánh giá, sự chọn lựa không dễ chịu chút nào đối với Trung Quốc: Hoặc ủng hộ một đồng minh khó chịu, hoặc giúp cho phần thắng nghiêng về Mỹ trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc. Nhưng điểm đặc biệt lần này nằm trong tính cách cá nhân các nhà lãnh đạo. Washington hiện nay công khai đưa ra kịch bản tấn công quân sự, trong khi Triều Tiên tuyên bố đầy cứng rắn sẽ sử dụng ngay vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ tấn công.

Đối với lãnh đạo Triều Tiên, vũ khí hạt nhân là bảo đảm cho sự tồn vong. Trong khi với Mỹ, sự hiện diện của một Triều Tiên khó lường lại có vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được, vừa trong tương quan khu vực châu Á, vừa về hình ảnh của Mỹ trên thế giới.

Khi thúc đẩy Trung Quốc gánh lấy trách nhiệm, Washington đã gửi đến Bắc Kinh một thông điệp phức tạp: «Các vị cho rằng cũng mạnh như tôi, vậy thì hãy chứng minh đi!». Nhưng theo báo Pháp, đó cũng là lời cảnh cáo: «Đừng quên rằng chúng ta chưa ngang hàng».

Les Echos kết luận, cần suy ngẫm thêm về cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đây để rút ra bài học. Có những cuộc chiến đã bắt đầu mà không ai lường trước được, là hệ quả của sự khinh suất từ bên này và sai lầm trong tính toán của bên kia. (Viettimes)
-------------------------------

Lý do Triều Tiên chưa thử hạt nhân lần 6

 

Chờ đợi để theo dõi phản ứng quốc tế, muốn sử dụng hạt nhân làm đòn bẩy thương lượng hay sức ép từ Mỹ và Trung Quốc có thể khiến Triều Tiên chưa tiến hành thử hạt nhân lần 6.

 

lanh dao trieu tien kim jong-un toi tham co so hat nhan cua nuoc nay. anh: kcna.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm cơ sở hạt nhân của nước này. Ảnh: KCNA.

 

Cho dù đưa ra những tuyên bố đầy thách thức, Triều Tiên đã không tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6 nhân hai sự kiện trọng đại của đất nước là kỷ niệm 105 ngày sinh lãnh đạo lập quốc Kim Nhật Thành và 85 năm ngày thành lập quân đội.

Giới phân tích nhận định rằng nhiều khả năng sau khi cân nhắc những yếu tố lợi hại, giới chức Bình Nhưỡng quyết định không thực hiện một bước đi được đánh giá là không cần thiết trong bối cảnh hiện nay, theo CNN.

"Chắc chắn Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân vào một thời điểm nào đó. Nhưng họ sẽ buộc phải cân nhắc nhiều yếu tố và tính toán thời điểm một cách rất thận trọng", Jean Lee chuyên gia về Triều Tiên thuộc trung tâm Wilson, Mỹ, nhận định.

Theo dõi phản ứng quốc tế

Theo giáo sư John Delury, thuộc trường Nghiên cứu quốc tế Yonsei, Seoul, những vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thường diễn ra theo chu kỳ và rơi vào những ngày lễ quan trọng của đất nước nhằm tận dụng triệt để tinh thần dân tộc chủ nghĩa dâng cao trong dân chúng hoặc được tính toán để làm nổi bật vấn đề địa chính trị nào đó.

Gần đây nhất, Triều Tiên tiến hành thử tên lửa, nhưng thất bại, vào 16/4, một ngày sau Ngày mặt trời, ngày lễ quan trọng nhất nước này nhằm kỷ niệm ngày sinh của lãnh đạo lập quốc Kim Nhật Thành. Quả tên lửa đầu tiên được thử sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức diễn ra khi ông và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gặp nhau vào tháng hai.

Chính vì thế, dư luận quốc tế lo ngại rằng Bình Nhường sẽ thử hạt nhân lớn chưa từng có vào ngày thành lập quân đội 25/4. Tuy nhiên, Triều Tiên chỉ tiến hành tập trận pháo binh quy mô lớn.

Ông Delury cho rằng Triều Tiên chỉ đang trì hoãn động thái được tính toán từ trước để chủ động điều chỉnh tình hình và nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ tiến hành thử hạt nhân vào ngày lễ quan trọng tiếp theo là ngày kỉ niệm Chiến tranh Triều Tiên vào 25/6

"Triều Tiên có thể đang điều chỉnh tình hình lên xuống tùy theo từng mốc diễn ra sự kiện quan trọng. Nghiên cứu kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy Binh Nhưỡng có thể biết rằng thế giới đang dõi theo và buộc có phản ứng phù hợp", chuyên gia Delury tuyên bố.

"Triều Tiên không bắt buộc phải thử hạt nhân vào ngày cố định nào đó, họ có thể đợi tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ (hiện đang hướng tới bán đảo Triều Tiên) rời đi và tiến hành thử ngay sau đó", ông Delury phân tích.

Chuyên gia Lee cho rằng bằng cách đặt bãi thử hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng và liên tục trì hoãn, Triều Tiên đang khiến thế giới phải sống trong tâm trạng lo lắng và bất an. 

"Triều Tiên đã đạt được một phần mục đích là thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các lãnh đạo thế giới", ông Lee nhấn mạnh.

Sử dụng thử hạt nhân làm đòn bẩy thương lượng

Một số nhà phân tích thế giới hiện cho rằng Triều Tiên dường như đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa, vì thế những vụ thử tiếp theo với mục đích tăng cường sức hủy diệt của đầu đạn không còn quá quan trọng đối với Bình Nhưỡng.

Một loạt hình ảnh được công bố vào tháng 3 /2016 cho thấy lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang kiểm tra những thiết bị được cho là là vũ khí hạt nhân thu nhỏ, khiến giới phân tích quốc tế tỏ ra quan ngại về năng lực hạt nhân thực sự của nước này.

Chuyên gia Tong Zhao, thuộc Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh cho rằng sau 5 lần thử nghiệm, Triều Tiên đã có khả năng thu nhỏ vũ khí hạt nhân để gắn lên tên lửa.

Các cuộc thử nghiệm tiếp theo chỉ được thực hiện với mục đích tăng cường sức mạnh hủy diệt và không còn quan trọng với mục tiêu cuối cùng của lãnh đạo nước này là bằng mọi cách sở hữu một vũ khí hạt nhân có thể tấn công lục địa Mỹ.

"Sức hủy diệt lớn hơn không làm tăng khả năng răn đe hạt nhân hiện có. Điều đó có nghĩa Triều Tiên có thể hoãn hoặc hủy bỏ các cuộc thử nghiệm hạt nhân tiếp theo và sử dụng chúng như công cụ thương lượng tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Donald Trump", ông Zhao nhấn mạnh.

Sức ép từ Trung Quốc và Mỹ

nhom tac chien tau san bay my uss carl vinson. anh: hai quan my.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Theo bình luận viên Joshua Berlinger của CNN, áp lực từ Mỹ và Trung Quốc cũng có thể là một nhân tố khiến Triều Tiên đến nay vẫn chưa tiến hành thử hạt nhân lần 6, cho dù khả năng này là tương đối thấp.

Trung Quốc, đồng minh và nhà tài trợ kinh tế quan trọng nhất của Triều Tiên, gần đây dường như đã mất kiên nhẫn với các hành vi khiêu khích từ người láng giềng "bất trị". Nếu Bắc Kinh muốn mạnh tay với Bình Nhưỡng bằng các biện pháp nghiêm khắc như ngừng xuất khẩu dầu thì nền kinh tế Triều Tiên có thể lao dốc nghiêm trọng.

Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần tuyên bố rằng chính quyền của ông đang cân nhắc mọi biện pháp, bao gồm cả hành động quân sự để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên

Mỹ cũng điều cụm tàu sân bay tấn công và tàu ngầm hạt nhân đến khu vực để phô diễn sức mạnh và gửi thông điệp ngầm đến Bình Nhưỡng.

Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ  William J. Perry đánh giá rằng trong trường hợp ông Kim Jong-un tin rằng Tổng thống Mỹ đang thực sự nghiêm túc khi đề cập đến biện pháp quân sự, lãnh đạo Triều Tiên chắc chắn sẽ lựa chọn phương thức đàm phán như ông nội của mình vào năm 1994.

"Tôi cho rằng nhiều khả năng lãnh đạo Triều Tiên đang tin rằng Mỹ chắc chắn sẽ triển khai các biện pháp quân sự. Nghịch lý là tình trạng căng thẳng cực độ như hiện nay lại tạo điều kiện cho các biện pháp ngoại giao phát huy được vai trò", ông Perry phân tích.(Vnexpress)
----------------------------------

Trump sẽ siết chặt trừng phạt Triều Tiên

 

Mỹ sẽ siết chặt lệnh trừng phạt kinh tế Triều Tiên và tăng cường biện pháp ngoại giao nhằm gây sức ép, buộc nước này chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa. 

 

tong thong my donald trump. anh: ap

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

 

"Mỹ tìm kiếm sự ổn định và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình", BBC dẫn thông cáo chung hôm 26/4 của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats. "Chúng tôi sẵn sàng thương lượng để hướng tới mục tiêu đó. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chuẩn bị để bảo vệ bản thân và các đồng minh của chúng tôi". 

"Hướng tiếp cận của tổng thống nhằm gây sức ép lên Triều Tiên, buộc nước này hủy các chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo và phổ biến chúng, bằng cách siết chặt trừng phạt kinh tế và theo đuổi các biện pháp ngoại giao với các đồng minh và đối tác khu vực của chúng tôi", thông cáo viết. 

Chiến lược của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thông báo sau cuộc họp đặc biệt với 100 thượng nghị sĩ Mỹ. 

Căng thẳng gia tăng trong bối cảnh nhiều người lo ngại Triều Tiên đang lên kế hoạch thử các vũ khí mới. Triều Tiên vẫn đang chịu lệnh trừng phạt nặng của Liên Hợp Quốc do chương trình vũ khí.(Vnexpress)
---------------------------------

Mỹ quyết buộc Triều Tiên quay lại bàn đàm phán

Theo AFP, ngày 26-4, 100 thượng nghị sĩ Mỹ đã được mời tới Nhà Trắng để tham gia phiên họp kín về vấn đề Triều Tiên với sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Ngoại trưởng Rex Tillerson, Giám đốc Tình báo quốc gia Dan Coats và Đại tướng Joseph Dunford.

Sau cuộc họp, các quan chức cấp cao Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn dùng tới các biện pháp ngoại giao và các biện pháp trừng phạt mới để gây áp lực lên Triều Tiên.

Theo thông cáo được đưa ra, ông Trump muốn “gây áp lực buộc Triều Tiên hủy bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này bằng cách siết chặt các lệnh trừng phạt kinh tế và theo đuổi biện pháp ngoại giao với các đồng minh và đối tác khu vực”.

“Chúng tôi muốn các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế tăng áp lực lên Triều Tiên để buộc nước này giảm căng thẳng và quay lại con đường đối thoại” – thông cáo nêu rõ.

tu lenh bo chi huy thai binh duong, do doc harry harris tuyen bo my muon trieu tien “biet phai trai, chu khong phai quy goi xin tha”. anh: reuters

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris tuyên bố Mỹ muốn Triều Tiên “biết phải trái, chứ không phải quỳ gối xin tha”. Ảnh: REUTERS

Trước đó, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ), Đô đốc Harry Harris hoan nghênh các nỗ lực gần đây của Trung Quốc để xoa dịu căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington.

“Đối mặt với một chế độ Triều Tiên thiếu thận trọng, chúng ta bị đôn đốc mạnh mẽ cần tìm ra một giải pháp cả ngoại giao và quân sự. Tất cả lựa chọn đều được xem xét. Chúng tôi muốn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un biết phải trái, chứ không phải quỳ gối xin tha” – ông Harris nói.

Một quan chức ngoại giao cấp cao cho biết trong suốt cuộc gặp với các đại sứ thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 24-4 vừa qua, ông Trump đã “rất rõ ràng rằng ông sẽ là tổng thống Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên” và rằng hành động quân sự vẫn là một lựa chọn nếu Trung Quốc không thể kiềm chế Bình Nhưỡng.

Theo nhà ngoại giao giấu tên này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã nói với 15 vị đại sứ rằng: “Nếu họ không muốn làm điều đó, sẽ có một giải pháp quân sự”.

“Thông điệp của chúng tôi là giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách hòa bình và chính trị, có nghĩa sẽ thông qua Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu cách thức đó chứng minh không có hiệu quả, sẽ có một kế hoạch khác, mà lúc này sẽ thông qua Mỹ” – nhà ngoại giao nói.(PLO)

 

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục