Một số nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu cảnh báo chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đánh giá thực tế khả năng quân sự của Triều Tiên.
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 21-06-2017
- Cập nhật : 21/06/2017
Hàn Quốc phát triển thành công vũ khí đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Quân đội Hàn Quốc vừa phát triển thành công hệ thống đánh chặn tầm trung có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo ở độ cao dưới 20 km.
Giới chức quân sự Hàn Quốc ngày 17/6 cho biết sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa đất đối không (M-SAM) tầm trung mang tên Cheolmae-2 có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo vào cuối năm nay, National Interest hôm qua đưa tin.
Theo Chosun Ilbo, trong một cuộc kiểm tra khả năng tác chiến gần đây, Cheolmae-2 đã đánh chặn thành công 5 tên lửa đạn đạo được Hàn Quốc phóng lên làm mục tiêu giả định ở độ cao dưới 20 km.
Hệ thống đánh chặn tên lửa mới này sẽ phối hợp với hệ thống phòng không tầm thấp và hệ thống đánh chặn Patriot PAC-3 do Mỹ cung cấp, tạo thành mạng lưới phòng thủ đa tầng vững chắc của Seoul.
Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc cũng đang phát triển hệ thống đánh chặn tầm xa có thể bắn hạ mọi mục tiêu bay ở độ cao 40-65 km.
Tuyên bố của Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên gần đây đạt được những tiến bộ đáng kể trong công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo, đặc biệt là sau khi nước này phóng thành công tên lửa tầm trung Hwasong-12. Giới quan sát quốc tế nhận định tên lửa này có thể đạt tầm bắn 4.500 km, thừa sức vươn tới các căn cứ Mỹ tại Guam.(Vnexpress)
-------------------------
Làm thế nào Triều Tiên vẫn có thể sản xuất vũ khí hiện đại?
Sau Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Triều Tiên được cung cấp một loạt các loại vũ khí do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất. Họ đã mua về các loại xe tăng T-62 và T-75 từ Liên Xô vào cuối thập niên 1960 và đầu những năm 1970, cùng với 72 tàu ngầm lớp Romeo của Trung Quốc. Trong những thỏa thuận mua bán vũ khí lớn cuối cùng của mình, Triều Tiên đã mang về một phi đội gồm 17 máy bay tiêm kích MiG-29 và 36 máy bay Su-25 từ Nga.
Việc Liên Xô tan rã vào năm 1991 khiến Triều Tiên không có một đối tác có thể cung cấp vũ khí một cách dễ dàng và liên tục, và điều này đã khiến quốc gia này không có nhiều loại khí tài quân sự hiện đại. Xe tăng Triều Tiên đến nay vẫn là những phiên bản T-62 được nâng cấp, còn tàu ngầm lớp Romeo vẫn còn được sử dụng trong quân đội. Các đợt nâng cấp nhỏ lẻ không đủ sức để nâng cao khả năng chiến đấu của một lực lượng quân sự đã lạc hậu.
Tuy nhiên mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng Triều Tiên đang có một số loại vũ khí mới và hiện đại hơn. Một trong số đó là một loại tên lửa được cho là phiên bản sao chép của tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga. Kh-35 có tầm bắn vào khoảng 70 hải lý và được trang bị một đầu đạn nổ nặng gần 150kg, được thiết kế để bay sát mặt nước biển tránh không bị radar đối phương phát hiện.
Mặc dù được phát triển từ những năm cuối cùng của thời Chiến tranh Lạnh, song phải đến năm 2003 tên lửa Kh-35 mới được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga. Phiên bản tên lửa của Triều Tiên xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 6/2014 trong một đoạn phim tuyên truyền ngắn của Triều Tiên. Sau đó, nhiều nguồn tin cho rằng Triều Tiên đã phóng một loạt 4 tên lửa Kh-35 tới Biển Nhật Bản vào ngày 7/6 vừa qua.
Một loại vũ khí khác của Triều Tiên cũng bất ngờ xuất hiện đó là hệ thống tên lửa đất đối không Pongae-5. Được các cơ quan tình báo Mỹ đặt tên là KN-06, Pongae-5 được cho là một phiên bản sao chép của hệ thống tên lửa S-300của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc.Khả năng thực sự của Pongae-5 cho đến nay vẫn còn là một ẩn số, song người anh em của nó là S-300 có thể ngăn chặn các vật thể bay ở mọi độ cao và có tính năng tương tự các loại tên lửa Patriot thế hệ cũ. Pongae-5 được cho là được trang bị một loại radar mạng pha tương tự như loại được lắp đặt cho S-300. Một cuộc phóng thử tên lửa của Pongae-5 dã được thực hiện vào ngày 24/5 vừa qua và được xác định rằng các lỗi kỹ thuật trước đây của hệ thống này đã hoàn toàn được khắc phục, và hệ thống đã có thể sẵn sàng hoạt động.
Cuối cùng, một hệ thống tên lửa phóng loạt mới của Triều Tiên cũng đã xuất hiện. Được biết đến với tên gọi KN-09, hệ thống này bao gồm 8 ống phóng chứa các tên lửa phóng loạt trên một xe tải quân sự. Các chuyên gia tin rằng tên lửa này được trang bị hệ thống định hướng qua vệ tinh, khiến độ chính xác của chúng rất cao.
Vậy những loại vũ khí này từ đâu mà có? Các chuyên gia quân sự đã đưa ra một số giả thuyết khác nhau. Thứ nhất, Triều Tiên có thể dùng phương pháp tình báo. Đặc vụ Triều Tiên có thể dã liên lạc với các nhà khoa học và kỹ sư quân sự của Liên Xô sau khi nước này tan rã để có được những thông tin quan trọng để phát triển vũ khí mới. Vào thập niên 1990 khi kinh tế khó khăn, Triều Tiên chưa thể sản xuất vũ khí, song vào thời điểm hiện tại điều này là đã trở nên khả thi hơn.
Một giả thuyết khác đó là, các loại vũ khí mới của Triều Tiên được sản xuất dựa trên những công nghệ của một quốc gia khác. Triều Tiên có quan hệ thân thiết với chính phủ Myanmar cũ. Myanmar đã mua tên lửa Kh-35 từ Nga và rất có thể nước này cũng chuyển giao những công nghệ thu được từ vũ khí này cho Triều Tiên. Trong khi đó, Pongae-5 có thể được chế tạo dựa trên công nghệ của tên lửa S-300 có tại Syria, còn KN-09 được phát triển nhờ hệ thống A-100 của Trung Quốc mà Pakistan đã mua về.
Giả thuyết cuối cùng đó là Trung Quốc và Nga đã bí mật cung cấp vũ khí cho Triều Tiên. Đây là điều mà không ai có thể khẳng định có hoặc không có thật. Cả Trung Quốc và Nga đều đã ngừng bán vũ khí cho Triều Tiên từ lâu, và những nguy cơ có thể xảy ra nếu bán vũ khí cho Triều Tiên là rất lớn.
Triều Tiên đã cho thấy rằng họ có thể đạt được điều mình muốn bằng nhiều cách. Việc Triều Tiên đã có thể sản xuất được vũ khí hiện đại cho thấy rằng quốc gia này có đủ nhân lực, vật lực và tài lực để đảm bảo sự sinh tồn cũng như phát triển của mình trong tương lai.(Infonet)
----------------------------------------
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Triều Tiên thả ba công dân
Mỹ kêu gọi Bình Nhưỡng thả ba công dân Mỹ vẫn đang bị giam giữ, sau khi nam sinh viên Otto Warmbier được thả tuần trước mới tử vong.
"Chúng tôi cho rằng Triều Tiên phải chịu trách nhiệm vì việc giam giữ bất hợp pháp Otto Warmbier và đề nghị thả ba công dân Mỹ khác cũng đang bị giữ trái phép", AP dẫn lời Ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố. Ông gửi lời chia buồn tới gia đình nam sinh viên Đại học Virginia.
Trong khi đó, Bill Richardson, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cho biết ông cảm thấy buồn và giận dữ về cái chết của anh, sau khi nam sinh được Triều Tiên thả tự do trong tình trạng hôn mê hồi tuần trước. Richardson cũng kêu gọi Triều Tiên thả ba người Mỹ và một người Canada bị giữ ở nước này.
Richardson cho biết ông tham gia nhằm tìm cách trả tự do cho Warmbier cách đây hơn một năm, theo lời đề nghị của gia đình nam sinh và thống đốc bang Ohio John Kasich. Cựu đại sứ cho rằng việc Triều Tiên đối xử với Warmbier "có thể là tội ác chống lại nhân loại".
Warmbier được đưa về quê nhà
Các bác sĩ của Warmbier nói anh bị tổn thương não nghiêm trọng nhưng không rõ nguyên nhân. Cha mẹ anh cho biết anh qua đời chiều 19/6.
Warmbier đến Triều Tiên với tư cách khách du lịch hôm 25/12/2015. Đêm 1/1/2016, nam sinh vào phòng nhân viên khách sạn, kéo một tấm áp phích chính trị từ trên tường. Anh bị tòa án tối cao Triều Tiên kết án 15 năm tù với cáo buộc âm mưu "phá hoại sự đoàn kết của người Triều Tiên". (Vnexpress)