Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 20-06-2017
- Cập nhật : 20/06/2017
Răn đe Nga mức cao nhất, Mỹ tập kết 3 loại máy bay ném bom chiến lược
Ngoài tập kết 3 loại máy bay ném bom chiến lược, Mỹ còn có thể tập kết nhiều tàu sân bay hoặc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio trang bị tên lửa hành trình để tiến hành răn đe chiến lược đối với một nước.
Ba loại máy bay ném bom chiến lược Mỹ tập kết ở châu Âu là một điều hiếm có trong những năm gần đây. Đồng thời, chuyên gia phân tích Mỹ cho rằng Mỹ và Nga vẫn có nguy cơ bùng phát chiến tranh hạt nhân. Vài năm trước, 3 loại máy bay ném bom Mỹ cũng từng tập kết ở Guam gây chú ý cho toàn thế giới. Hành động tập kết này có nghĩa là gì?
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hổ cho rằng ở góc độ thực tế chiến đấu, 3 loại máy bay ném bom tập kết ở một khu vực có ý nghĩa hoàn toàn không lớn như tưởng tượng. 3 loại máy bay này thực sự có giá trị chiến đấu thực tế, là những máy bay ném bom mới nhất. Chúng tập kết ở một khu vực thực ra là để truyền đi thông điệp, tiến hành một loại răn đe chiến lược, hoàn toàn không liên quan trực tiếp đến chiến đấu thực tế. Những năm gần đây, trong các thủ đoạn răn đe chiến lược, Mỹ luôn thay đổi “biến cũ thành mới”, qua đó để truyền đi thông điệp, phô trương sức mạnh. So với các cách làm khác, cách làm này dễ để đối phương thấy hơn, dễ tạo ra một hiệu quả “chấn động” cho truyền thông hơn.
Trong khi đó, Mỹ cũng có thể tập kết nhiều tàu sân bay tại một vùng biển, nhưng chi phí cho việc này cao hơn nhiều, hơn nữa tốc độ triển khai tàu sân bay chậm hơn, hiệu quả về mặt thời gian kém đi nhiều.
Mỹ cũng có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân như tàu ngầm lớp Ohio trang bị tên lửa hành trình để tiến hành răn đe chiến lược. Cách làm này cũng phải bỏ ra chi phí cao hơn và hiệu quả về mặt thời gian kém.
Vì vậy, quân đội Mỹ tập kết 3 loại máy bay ném bom tại một khu vực rõ ràng là một hành động răn đe có hiệu quả cao hơn, tốc độ nhanh hơn, chi phí thấp hơn.(Viettimes)
--------------------------
EU thông qua một loạt biện pháp đối phó với nguy cơ tấn công mạng
Ngày 19/6, Hội đồng châu Âu đã thông qua quyết định xây dựng một khuôn khổ các biện pháp ngoại giao chung của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đối phó với các hành vi xâm phạm không gian mạng, tạm gọi là “cẩm nang không gian mạng ngoại giao”.
Bảng điện tử tại nhà ga Frankfurt am Main (Đức) bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công mạng, ngày 13/5. Ảnh: EPA/TTXVN
EU bày tỏ lo ngại về khả năng cũng như ý đồ xâm phạm không gian mạng đang ngày càng gia tăng của các chủ thể nhà nước hoặc cá nhân. Những hoạt động này bị coi là những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, và nguy cơ đó đã thúc đẩy EU phải đưa ra một biện pháp hành động chung.
Khuôn khổ các biện pháp ngoại giao chung của EU là một phần trong chiến lược tiếp cận của EU trong lĩnh vực không gian mạng ngoại giao, góp phần ngăn ngừa xung đột và làm giảm thiểu nguy cơ mất an ninh mạng, ổn định và tăng cường phát triển mối quan hệ quốc tế.
Các biện pháp mới được EU thông qua góp phần thúc đẩy hợp tác, đồng thời giúp làm giảm các mối đe dọa trước mắt và lâu dài, từ đó hạn chế các hành vi xâm phạm trong dài hạn.
EU sẽ tận dụng tối đa các biện pháp dưới dạng chính sách đối ngoại và an ninh chung của mình, đồng thời cho biết trong trường hợp cần thiết có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt.
EU khẳng định cam kết của mình nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế nảy sinh trong không gian mạng thông qua biện pháp hòa bình.
Trong bối cảnh đó, tất cả các nỗ lực ngoại giao của EU chủ yếu nhằm tập trung vào việc thúc đẩy an ninh và ổn định trong không gian mạng thông qua tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế cũng như làm giảm các nguy cơ nhận thức sai lầm dẫn đến khả năng leo thang và xung đột bắt nguồn từ các sự cố liên quan đến công nghệ thông tin. (TTXVN)
-----------------------------------
UAE nói Qatar có thể bị cô lập 'trong nhiều năm'
Ngoại trưởng UAE nói các quốc gia Arab tại vùng Vịnh có thể cô lập Qatar "trong nhiều năm" nếu Doha không thay đổi chính sách ngoại giao.
"Vai trò trung gian của Kuwait rất hữu ích và sắp có yêu cầu được đưa ra", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Anwar Gargash hôm nay phát biểu trước báo giới ở Paris, Pháp. "Qatar sẽ nhận ra rằng tình trạng cô lập này có thể kéo dài nhiều năm".
Arab Saudi, UAE, Bahrain, Ai Cập và một số nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar từ ngày 5/6 với lý do Doha ủng hộ khủng bố và Iran. Qatar bác bỏ cáo buộc. Kuwait đang nỗ lực làm trung gian hòa giải dù vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào.
"Nếu họ muốn bị cô lập vì quan điểm sai lầm về vai trò chính trị, vậy thì hãy cứ để họ bị cô lập. Họ vẫn còn trong giai đoạn phủ nhận và tức giận", ông Gargash cho biết thêm.
Theo Gargash, mối quan tâm trước tiên là giải quyết những liên hệ giữa Doha với al-Qaeda, các nhóm Hồi giáo trong khu vực, Anh em Hồi giáo và phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine.
Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani hôm nay tuyên bố Qatar sẽ không thương lượng với các quốc gia Arab trừ khi họ dỡ bỏ các biện pháp áp đặt với Doha.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuần trước kêu gọi các nước Arab nới lỏng phong tỏa Qatar, đàm phán để xóa bỏ khác biệt. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh có thể dẫn đến chiến tranh.(Vnexpress)
-----------------------