Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 14-08-2017:

  • Cập nhật : 14/08/2017

Trung Quốc đã "cạn kế" kiềm chế Triều Tiên từ lâu?

Giới quan sát nhận định, việc nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hối thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump tránh “lời nói và hành động” làm xấu thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên cho thấy, Bắc Kinh đã hết tầm ảnh hưởng kiềm chế Bình Nhưỡng.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), truyền thông Trung Quốc tiết lộ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Trump hôm 12/8, ông Tập đã kêu gọi “các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và đi theo xu hướng chung là đối thoại, đàm phán và đưa ra các giải pháp chính trị”.

Nhà Trắng thì tuyên bố hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung đã đồng thuận về việc Triều Tiên cần dừng “thái độ khiêu khích và leo thang căng thẳng”.

hai nha lanh dao my - trung gap mat tai hoi nghi thuong dinh g20 o hamburg, duc hoi dau thang bay. 

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung gặp mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức hồi đầu tháng Bảy. 

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng đưa đưa ra lời cảnh báo trước cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng. Trong đó, ông Trump còn cho rằng, Mỹ sẽ có giải pháp quân sự nếu như Triều Tiên “hành động thiếu không ngoan”. 

Giáo sư Shi Yinhong tại Đại học Renmin nhận định, giống như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Trump đang dùng những lời đe dọa tấn công quân sự để thể hiện quan điểm. Bên cạnh đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn tiếp tục leo thang khi Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung quy mô lớn vào cuối tháng này.

Cũng theo ông Shi, đã đến lúc Trung Quốc từ bỏ những “lời nói hoa mỹ” và gửi tới ông Trump một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ phản đối chiến tranh. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nên tuyên bố không chấp thuận bất cứ đề nghị nào ngoài nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi đầu tháng này.

Điều đáng nói, theo ông Shi, Trung Quốc đã “cạn kế” kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

“Khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên là bài kiểm tra an ninh chiến lược lớn nhất đối với Trung Quốc. Bắc Kinh hiện vẫn chưa qua được bài kiểm tra này. Phương thức gần đây nhất của Trung Quốc là cắt đứt hoàn toàn hoạt động cung cấp dầu tới Triều Tiên nhưng câu hỏi đặt ra là liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả”, ông Shi nói.

Về phần mình, Nhật Bản đã cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot ở khu vực tây Shimane, Hiroshima và tỉnh Kochi. Đây là những khu vực có khả năng tên lửa của Triều tiên sẽ bay qua trên hành trình tấn công đảo Guam của Mỹ.

Ông Zhang Tuosheng tại Tổ chức Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trung Quốc cũng cảnh báo, nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự ngày càng gia tăng và Trung Quốc nên có hành động để đưa Mỹ - Triều ngồi vào bàn đàm phán.

“Trong viễn cảnh xấu nhất, Mỹ có thể sẽ cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân. Động thái này sẽ làm mất tính cân bằng ở khu vực Đông Bắc Á đặc biệt là ảnh hưởng tới Trung Quốc”, ông Zhang chia sẻ.

Kể từ khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng Một, ông Trump đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc gia tăng sức ép nhằm kiềm chế chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Thậm chí, ông Trump còn đe dọa trừng phạt lĩnh vực thương mại đối với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh không giúp Washington đối phó với Bình Nhưỡng. 

Giáo sư tại Đại học Đại dương ở Trung Quốc, ông Pang Zhongying cho rằng Trung Quốc nên thay đổi chiến thuật và nắm lấy cơ hội tăng tầm ảnh hưởng đối với lĩnh vực chính trị và an ninh trong khu vực.

“Trung Quốc nên tận dụng sức mạnh kinh tế và đóng vai trò ngày càng lớn trong việc giải quyết các thách thức tới từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên để từ đó thiết lập khả năng lãnh đạo trong khu vực”, ông Pang nhận định. (infonet)
--------------------------------

Mỹ "không nên đùa" với kế hoạch tấn công đảo Guam của Triều Tiên

Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ nên chuẩn bị sẵn phương án bắn hạ các tên lửa được Triều Tiên dùng để tấn công đảo Guam. Nhưng trên hết, Washington cần thuyết phục Bình Nhưỡng dừng hành động nếu không muốn căng thẳng tiếp tục leo thang.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), giới phân tích an ninh hạt nhân Mỹ nhận định, Washington cần chuẩn bị khả năng bắn hạ 4 quả tên lửa tầm trung mà Bình Nhưỡng từng tuyên bố sẽ dùng để tấn công đảo Guam. Tuy nhiên, Mỹ cũng cần nỗ lực thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào đảo Guam để tránh làm căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang.

Ông David Albright, Chủ tịch Viện Khoa học và An ninh quốc tế tại Washington cho rằng, Triều Tiên sẽ phạm phải “sai lầm khủng khiếp” nếu thực hiện kế hoạch tấn công đảo Guam như trong tuyên bố của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA. Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa Bình Nhưỡng sẽ phải đối mặt với “lửa và sự giận dữ” nếu còn tiếp tục có những hành động và lời nói đe dọa Mỹ.

Mỹ cũng đang tính tới phương án tấn công quân sự để loại bỏ mối đe dọa từ Triều Tiên. 

Cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên cũng dường như chưa có dấu hiệu lắng dịu khi mà mới đây KCNA khẳng định, kế hoạch tấn công đảo Guam sẽ được nhà lãnh đạo Kim Jong-un cân nhắc trong vài ngày tới và “chính ông Trump đang đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên tới bờ vực chiến tranh hạt nhân”.

Cũng theo KCNA, các tên lửa tầm trung được Triều Tiên dùng để tấn công đảo Guam sẽ được phóng từ khu vực phía đông nước này và bay qua Nhật Bản trước khi rơi xuống khu vực cách bờ biển Guam khoảng 30 – 40 km. Đảo Guam hiện nằm cách Triều Tiên khoảng hơn 3.000 km.

Đáp trả trước tuyên bố của KCNA, ông Trump chia sẻ trên Twitter rằng: “Phương án tấn công quân sự hiện đã sẵn sàng, súng cũng đã lên nòng nếu Triều Tiên có hành động thiếu khôn ngoan. Hy vọng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ tìm ra hướng đi mới”.

Dẫn lời Lầu Năm góc, Reuters cho hay Mỹ và Hàn Quốc sẽ vẫn tiến hành cuộc tập trận kéo dài 10 ngày. Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cũng cho biết, các máy bay ném bom Lancer của không quân Mỹ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng “bay ngay trong tối” nếu nhận được lệnh. 

“Nếu Triều Tiên hành động, giải pháp tốt nhất là hạ tên lửa của Triều Tiên ngay khi chúng mới rời bệ phóng. Nếu như không làm vậy, Mỹ sẽ phải quyết định liệu có nên bắn hạ tên lửa Triều Tiên hay không. Còn theo tôi, Mỹ sẽ không chọn cách tấn công các khu vực phóng tên lửa của Triều Tiên trước khi Bình Nhưỡng cho phóng tên lửa”, ông Albright chia sẻ trong email gửi cho SCMP.

Tuy nhiên, ông Albright cũng cho rằng việc bắn hạ tên lửa Triều Tiên sẽ tạo ra rủi ro cho Mỹ. “Nếu Mỹ bắn hạ tên lửa, hành động này sẽ khiến Triều Tiên trả đũa. Nhưng nếu không bắn hạ tên lửa, Mỹ sẽ bị mất mặt trong khi Triều Tiên sẽ tiếp tục có hành động khiêu khích hơn”, ông Albright chia sẻ.

Bà Catherine Dill, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey, California cũng đồng tình với nhận định của ông Albright. Bởi theo bà Dill, Washington và Bình Nhưỡng đều sẽ phải đối mặt với “nguy cơ bùng nổ căng thẳng” nếu như Triều Tiên thực hiện kế hoạch tấn công đảo Guam.

“Khi Mỹ cảm thấy cần phải ngăn chặn tên lửa của Triều Tiên, hành động này sẽ ảnh hưởng xấu tới uy tín của Mỹ nếu như Washington thất bại trong việc tiêu diệt tên lửa của Bình Nhưỡng. Còn khi Mỹ thành công bắn hạ tên lửa Triều Tiên, hành động này càng khuyến khích Bình Nhưỡng đưa ra thêm các biện pháp trả đũa”, bà Dill nói.

Cũng theo bà Dill, việc các tên lửa Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản còn chứa đựng nhiều rủi ro. “Chuyện gì sẽ xảy ra khi một trong 4 quả tên lửa Triều Tiên phóng vào đảo Guam lại rơi xuống hải phận Nhật Bản. Liệu Mỹ có hành động để thay mặt Nhật Bản trả đũa Triều Tiên?”, bà Dill chia sẻ. 

Do đó, theo hai chuyên gia Albright và Dill, tốt nhất Mỹ nên thuyết phục Triều Tiên từ bỏ kế hoạch tấn công đảo Guam.

“Tôi hy vọng Trung Quốc và các quốc gia khác có thể thuyết phục Triều Tiên dừng kế hoạch tấn công Guam. Bởi kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên chứa đầy rủi ro nguy hiểm”, ông Albrigh nhận định.

Chia sẻ trong bài phỏng vấn với CNN hôm 10/8, bà Susan Rice, cựu cố vấn an ninh Mỹ cho biết bà đặc biệt quan ngại trước kế hoạch chuẩn bị cho “cái mà chính quyền của ông Trump gọi là chiến tranh ngăn chặn hay một cuộc chiến phủ đầu. Nói cách khác, Mỹ có thể tấn công Triều Tiên dù Bình Nhưỡng có là mối đe dọa trực tiếp hay thực tế đối với Mỹ hay không”.

“Phòng thủ là biện pháp cần thiết. Chúng ta cũng từng đưa lên bàn thảo luận về phương án tấn công quân sự để giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, việc tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu sẽ gây ra thảm kịch cho bán đảo Triều Tiên, cho hơn 200.000 người dân Mỹ sinh sống trong khu vực này và cho 26 triệu người dân Seoul, cho Nhật Bản và cho 40.000 binh sĩ Mỹ đóng quân tại đây cũng như cho nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta cũng sẽ có nguy cơ đối đầu trực tiếp với Trung Quốc và cuộc chiến này có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân”, bà Rice nói.

Về phần mình, cả Trung Quốc, Nga và Đức đều bày tỏ sự quan ngại trước nguy cơ đối đầu quân sự Mỹ - Triều.

Cụ thể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho hay: “Trung Quốc hy vọng các bên liên quan có lời nói và hành động thận trọng đồng thời đưa ra thêm các biện pháp giúp hạ nhiệt căng thẳng cũng như tăng cường lòng tin đôi bên thay vì đi theo con đường cũ thể hiện sự hung hăng và khiến căng thẳng leo thang”.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho rằng: “Không may là khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng đang bắt đầu lên tới đỉnh điểm. Chúng tôi vẫn hy vọng và tin hai bên có thể đưa ra được quan điểm chung.

Thủ tướng Đức Angela Merkel thì cảnh báo, “leo thang khẩu chiến sẽ không giúp gì cho tiến trình giải quyết căng thẳng hiện nay”. (Infonet)
------------------------

Siêu vũ khí này có thể khiến Triều Tiên vỡ mộng tấn công Mỹ

 Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây thông báo đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không lâu sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công đảo Guam của Mỹ.

"Chúng tôi luôn sẵn sàng 24/24h để chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công tên lửa. Người dân hãy luôn cảnh giác với các tình huống khẩn cấp được công bố", Makoto Ebuchi, nhân viên từ Văn phòng kiểm soát khủng hoảng thành phố Kochi cho biết.

patriot-1427417450509-0-35-300-443-crop-1427417750961

 Hệ thống Patriot đang khai hỏa. 

Theo SCMP, hệ thống Patriot đã được triển khai tới các tỉnh Shimane, Kochi, Ehime và thành phố Hiroshima. 3 trong 4 nơi này theo tuyên bố từ phía Bình Nhưỡng sẽ là các địa điểm mà tên lửa đi qua trước khi rơi xuống vùng biển ngoài khơi của Guam. 

Trước đó, Tokyo cũng từng khẳng định sẽ "sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ" và bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên nếu như nó có khả năng đe dọa tới an ninh của Nhật Bản.

Nhật Bản hiện duy trì số lượng lớn hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất. Đây được coi là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới hiện nay và được rất nhiều nước ưa chuộng 

Patriot có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác. Với tầm bắn từ 70 - 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5, tương đương gần 6.200 km/h, Patriot từng thể hiện khả năng đánh chặn ấn tượng của mình trong chiến tranh Iraq.

Cùng với đó, trong một tuyên bố mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định quân đội nước này sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên trước khi nó kịp tiếp cận đảo Guam trong trường hợp Bình Nhưỡng phát động một cuộc tấn công như họ đe dọa. 

"Bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào đảo Guam đều sẽ được xem là mối đe dọa tồn tại đối với Nhật Bản. Tokyo có quyền kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên tàu chiến để đối phó", ông Onodera tuyên bố trong một phiên họp quốc hội mới đây. (VTC)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục