Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 10-05-2017

  • Cập nhật : 10/05/2017

Mỹ và Triều Tiên tổ chức đàm phán không chính thức

Các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức của Mỹ và Triều Tiên đã tổ chức đàm phán “không chính thức” kéo dài trong 2 ngày, bắt đầu từ ngày 8/5 tại một quốc gia châu Âu, qua đó dấy lên hy vọng tiếp tục cuộc đối thoại chính thức giữa hai nước.

nha lanh dao trieu tien kim jong-un kiem tra mot cuoc tap tran ban dan that nhan dip ky niem 85 nam ngay thanh lap quan doi nhan dan trieu tien (25/4/1932 - 25/4/2017). anh:yonhap/ttxvn

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một cuộc tập trận bắn đạn thật nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên (25/4/1932 - 25/4/2017). Ảnh:Yonhap/TTXVN

Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản ngày 7/5 đưa tin, người chịu trách nhiệm các vấn đề nước Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, bà Choe Son-hui đã tới châu Âu qua đường Bắc Kinh để đàm phán với các cựu quan chức chưa rõ danh tính của Chính phủ Mỹ.

Đây là lần đầu tiên diễn ra kiểu đối thoại như vậy giữa hai bên kể từ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump. Cuộc gặp trên được cho là diễn ra ở Na Uy, trùng với thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc. 

Kênh truyền hình này cho biết Washington và Bình Nhưỡng sẽ thảo luận về vấn đề hạt nhân và tên lửa, cũng như các quan hệ tương lai. Trọng tâm của cuộc đàm phán này sẽ là những kiểu yêu cầu mà Triều Tiên sẽ đưa ra khi ông Trump bày tỏ sẵn sàng tổ chức đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng.

Đứng từ quan điểm của chính quyền Trump, các cuộc đàm phán không chính thức sẽ là cơ hội để khám phá bất cứ khả năng nào liên quan đến việc Bình Nhưỡng trở lại đàm phán về phi hạt nhân. Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên cho rằng “với Triều Tiên, đây có thể là cơ hội để đánh giá chính sách của Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc nhằm đưa ra các vấn đề liên quan đến đến bán đảo Triều Tiên”.

Trong khi đó, ngày 8/5 Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã bác bỏ thông tin rằng Bình Nhưỡng đang cố tìm cách đàm phán với Washington, đồng thời khẳng định Seoul không tham gia bất cứ ý định đặc biệt nào với cuộc gặp không chính thức này.(TTXVN)
--------------------------------

Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với Trung Quốc rằng ông Trump sẵn sàng hoan nghênh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc gặp tại Mỹ, nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Các nguồn tin giấu tên ngoại giao ngày 8/5  nhấn mạnh rằng ý tưởng này là một phần trong hàng loạt đề xuất mà Mỹ đưa ra trong các cuộc thảo luận gần đây với giới chức Trung Quốc về phương án giải quyết tốt nhất vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Chính quyền mới của Mỹ cũng nói rằng họ sẽ không sử dụng các hành động quân sự và sẽ bảo đảm an ninh cho chế độ của ông Kim Jong-un nếu các chương trình vũ khí nói trên của Bình Nhưỡng bị hủy bỏ.

nha lanh dao trieu tien kim jong-un tham cac don vi quan doi dong tren 2 hon dao nho o khu vuc phia tay nam. anh:yonhap/ttxvn

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm các đơn vị quân đội đóng trên 2 hòn đảo nhỏ ở khu vực phía tây nam. Ảnh:YONHAP/TTXVN

Giới chức Mỹ cũng lưu ý rằng các phương án, trong đó có một cuộc tấn công quân sự, đang được cân nhắc nhằm tìm cách kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, họ cũng đồng thời nói rằng cánh cửa đối thoại vẫn còn để ngỏ. Trước đó, chính quyền của ông Trump hồi cuối tháng 4 nói rằng rằng cách tiếp cận cơ bản của Washington đối với Triều Tiên là gây áp lực buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân bằng cách "thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và theo đuổi các biện pháp ngoại giao với các đồng minh và các đối tác trong khu vực".

Hồi đầu tháng 5, Tổng thống Trump đã nói rằng ông không loại trừ cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên nếu một môi trường thích hợp được tạo ra. Những đề nghị của Mỹ tập trung vào 4 cam kết: Đổi lấy việc Triều Tiên từ bỏ việc phát triển các công nghệ hạt nhân và tên lửa, Mỹ sẽ không tìm cách thay đổi chế độ, không làm sụp đổ chế độ hoặc thúc đẩy việc thống nhất bán đảo Triều Tiên, cũng như không tìm kiếm một cái cớ để tiến về phía Bắc của vĩ tuyến 38, đường biên giới trên thực tế ở bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc được cho là đã thông báo cho Triều Tiên tất cả những đề xuất nói trên của Mỹ. Về phần mình, Triều Tiên đã yêu cầu Mỹ rút lực lượng vũ trang ở Hàn Quốc và ký một hiệp ước hòa bình lâu dài để thay thế lệnh ngừng bắn đã chấm dứt, nhưng về mặt kỹ thuật thì chưa bao giờ kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Triều Tiên không giấu diếm sự sẵn lòng trở lại bàn đàm phán với Mỹ. Theo các nguồn tin trên, một nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên phụ trách các vấn đề về Mỹ dự kiến sớm gặp các quan chức Chính phủ Mỹ ở Na Uy.(Baotintuc)
---------------------------------

Triều Tiên nói có quân đội bất khả chiến bại

Truyền thông Triều Tiên tuyên bố nước này có quân đội bất khả chiến bại và cảnh báo đang đợi lệnh để bắt đầu "một cuộc chiến tranh thiêng liêng cuối cùng".

nha lanh dao trieu tien kim jong-un chup anh cung cac binh si quan doi. anh: kcna.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh cùng các binh sĩ quân đội. Ảnh: KCNA.

 

Các lực lượng vũ trang cách mạng Triều Tiên là đội quân tinh nhuệ dưới sự lãnh đạo của các chỉ huy tài giỏi, đội quân bất khả chiến bại được trang bị các phương thức tấn công uy lực và những chiến thuật bách chiến bách thắng", Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên, cho biết trong bài viết đăng ngày 5/5. Bài học từ lịch sử cho thấy công lý nếu không có sức mạnh để hỗ trợ thì sẽ bị vỡ tan khi đối mặt thách thức mạnh mẽ.

Quân đội Triều Tiên, tràn đầy tinh thần tiêu diệt kẻ thù, đang chờ lệnh bắt đầu cuộc chiến tranh thiêng liêng cuối cùng, nòng súng đã chĩa thẳng về các mục tiêu thù địch. Đòn tấn công sẽ biến thành biển lửa, tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù và giành thắng lợi cuối cùng, bài viết cho biết thêm.

Bài viết mô tả "đế quốc Mỹ đang nỗ lực để đạt được mục tiêu thông qua đe doạ quân sự và tống tiền, phô trương mọi loại vũ khí chiến lược và chiến thuật, trong đó có nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân. Đây chỉ là sự lừa gạt của những kẻ có tâm thần yếu, nỗ lực cuối cùng của kẻ sẽ có kết thúc đau khổ".

Bài viết nhấn mạnh những từ ngữ này không phải là mối đe dọa suông, gọi lập trường về quốc phòng của Triều Tiên là "kho báu vĩnh cửu".

Triều Tiên trước đó tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tăng cường sức mạnh hạt nhân "lên mức tối đa" để đối phó với Mỹ. Mỹ hiện có hơn 28.000 binh sĩ đang đồn trú ở Hàn Quốc và tổ chức tập trận chung thường niên với Seoul, động thái Triều Tiên gọi là diễn tập chuẩn bị xâm lược nước này.(Vnexpress)
-----------------------------

Triều Tiên tham dự diễn đàn 'Vành đai và Con đường' ở Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9.5 thông báo vừa mời quan chức CHDCND Triều Tiên dự một diễn đàn về kế hoạch phát triển kinh tế khu vực sắp diễn ra ở Bắc Kinh.

Trung Quốc sẽ tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường” từ ngày 14-15.5 nhằm tìm cách thúc đẩy sáng kiến xây dựng vành đai kinh tế kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi thông qua các tuyến đường trên bộ và trên biển.

“Triều Tiên sẽ gửi phái đoàn đến dự diễn đàn và tiến hành một số hoạt động liên quan”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng thông báo, theo Yonhap. Dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên đến Bắc Kinh lần này được cho là quan chức cấp cao về quan hệ kinh tế đối ngoại Kim Yong-jae.

Thông tin trên được đưa ra gần một tuần sau khi hãng thông tấn KCNA đăng bài bình luận hiếm hoi công khai chỉ trích Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh được cho là đã gửi thư mời dự Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường” tới tất cả cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Trung Quốc.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục