Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 08-05-2017

  • Cập nhật : 08/05/2017

Vũ khí bí mật có thể trả đũa hạt nhân của Triều Tiên

Các thùng container của Triều Tiên có thể bí mật mang vũ khí hạt nhân áp sát lãnh thổ đối phương để kích nổ trả đũa trong trường hợp bị tấn công.

Lính Trung Quốc học hô 'đứng im không bắn' bằng tiếng Triều Tiên  /  Mỹ triển khai tàu ngầm mang tên lửa Tomahawk thứ hai tới gần Triều Tiên

Các chuyên gia hiện nay đều cho rằng trong trường hợp nổ ra xung đột, Triều Tiên sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để thực hiện đòn tấn công hạt nhân vào Mỹ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng có thể đang sở hữu hàng triệu vũ khí bí mật đủ khả năng thực hiện mục đích này, đó là các container chở hàng thông thường, theo National Interest.

Chuyên gia Chris Douglas cho rằng với việc được vận chuyển đi khắp thế giới, container có thể trở thành hệ thống vũ khí liên lục địa hoàn hảo. Một đầu đạn hạt nhân đặt trong container có thể tới bất kỳ nước nào, dù chúng nằm xa cảng biển, nhờ kết hợp giữa vận tải tàu biển và trên bộ. Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa đang được Mỹ triển khai khó có thể kịp thời nhận diện và phá hủy những vũ khí bí mật này.

Triều Tiên có thể bí mật dùng tàu cá, tàu ngầm đưa vũ khí hạt nhân vào container để tàu chở hàng vận chuyển đến mục tiêu. Việc che giấu vũ khí này rất dễ dàng, bởi có tới 3.000 khu vực thương mại tự do trên thế giới, trong đó nhiều quốc gia quản lý hệ thống vận tải biển lỏng lẻo, hàng hóa dễ dàng thay đổi nhãn hiệu và hóa đơn chứng từ.Triều Tiên nắm rõ cách vận hành hệ thống thương mại thế giới, cho phép họ qua mặt các biện pháp cấm vận khắt khe trong nhiều năm. Điều này cũng có thể áp dụng khi vận chuyển vũ khí hạt nhân ra nước ngoài. Việc một tàu chở hàng Triều Tiên bị bắt giữ ở Panama năm 2013 vì vận chuyển các vũ khí, khí tài quân sự bị cấm cho thấy quốc gia này coi tàu biển là một phương thức vận chuyển "né cấm vận" hữu hiệu.

mot tau cho hang mang co trieu tien. anh: nk news.

Một tàu chở hàng mang cờ Triều Tiên. Ảnh: NK News.

Nếu đối mặt với nguy cơ chiến tranh hủy diệt, Bình Nhưỡng sẽ không do dự chuyển một container hạt nhân đến Mỹ hoặc một nước đồng minh và kích nổ. Nước này cũng có khả năng dùng tàu ngầm diesel - điện mang bom hạt nhân đến gần cảng biển Mỹ hoặc Australia.

Triều Tiên hiểu nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ rơi vào suy thoái nếu xảy ra đòn trả đũa hạt nhân. Việc để tàu chở container mang vũ khí hạt nhân đi khắp thế giới sẽ buộc Mỹ phải cân nhắc kỹ trước khi tấn công. Điều này cũng phân tán nguồn lực của Mỹ và đồng minh để tìm kiếm, dẫn tới mất nhiều thời gian và công sức chỉ để xác nhận sự tồn tại của chúng.

Với hơn 17 triệu container lưu thông trên các vùng biển toàn thế giới, việc phát hiện container mang vũ khí là cực kỳ khó khăn. Đó là chưa kể tới hàng nghìn tàu được sử dụng làm mồi nhử, gia tăng cơ hội vận chuyển trót lọt cho tàu mang đầu đạn thực sự.

Mỹ buộc phải thận trọng và khó có thể tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên, bởi họ có nguy cơ hứng chịu đòn tấn công hạt nhân trả đũa. Việc không lường hết nguy cơ có thể gây hậu quả thảm khốc cho Mỹ và thế giới, với tổn thất nặng nề về người và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chuyên gia Douglas cảnh báo.(Vnexpress)
-----------------------------------

Triều Tiên kêu gọi loại bỏ nhóm bảo thủ Hàn Quốc trong bầu cử

Triều Tiên ngày 7/5 đã kêu gọi người dân Hàn Quốc loại bỏ các lực lượng bảo thủ trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại miền Nam.

quyen tong thong kiem thu tuong han quoc hwang kyo-ahn (phai) chu tri phien hop noi cac o seoul ngay 2/5. anh: yonhap/ttxvn

Quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn (phải) chủ trì phiên họp nội các ở Seoul ngày 2/5. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Nhật báo chính thức Rodong Sinmun của Triều Tiên đăng bài bình luận có đoạn viết: "Cách hành xử phản bội, thân Mỹ của nhóm bảo thủ Hàn Quốc đã gây ra những hậu quả bất lợi cho quan hệ liên Triều và mục tiêu tái thống nhất đất nước. Thật khủng khiếp khi nghĩ tới việc những nhân vật bảo thủ này trở lại cầm quyền".

Báo trên cũng cáo buộc chính phủ sắp mãn nhiệm của Hàn Quốc tìm kiếm nỗ lực cuối cùng hòng kiềm chế Triều Tiên bằng cách kêu gọi Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng do các chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.
Minju Joson (Triều Tiên Dân chủ), một tờ nhật báo chính thức khác, cũng cáo buộc chính phủ sắp mãn nhiệm của Hàn Quốc có động thái liều lĩnh nhằm châm ngòi đối đầu với Triều Tiên.

Trước đó, ngày 4/5, Hàn Quốc đã bắt đầu tiến hành bỏ phiếu sớm bầu cử tổng thống. Cuộc bỏ phiếu sớm diễn ra trong 2 ngày. Đây là lần đầu tiên một cuộc bỏ phiếu sớm bầu cử tổng thống được tổ chức, kể từ khi hình thức này bắt đầu được áp dụng tại Hàn Quốc năm 2014, như một cách để tăng số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu. Cuộc bầu cử chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.(TTXVN)
----------------------------

Triều Tiên bắt giữ thêm 1 công dân Mỹ 'âm mưu phá hoại'

Ngày 7/5, Bình Nhưỡng xác nhận đã bắt giữ một công dân Mỹ với cáo buộc đối tượng này thực hiện hành động thù địch nhằm lật đổ chính quyền Triều Tiên.

Đây là công dân Mỹ thứ 4 bị bắt giữ tại Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bình Nhưỡng và Washington.

nha lanh dao trieu tien kim jong-un (giua) thi sat cuoc tap tran cua quan doi trieu tien tai mot dia diem bi mat tren lanh tho nuoc nay. anh: epa/ ttxvn

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) thị sát cuộc tập trận của quân đội Triều Tiên tại một địa điểm bí mật trên lãnh thổ nước này. Ảnh: EPA/ TTXVN

 

Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết đối tượng trên là nam giới có tên là Kim Hak Song, từng có thời gian làm việc tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng (PUST). Hiện đối tượng Kim Hak Song đang bị giới chức Triều Tiên tạm giam để tiến hành điều tra sau khi bị bắt giữ ngày 6/5 vừa qua.

Hồi tháng 4 vừa qua, Triều Tiên cũng đã bắt giữ 2 công dân Mỹ là giảng viên của PUST với cáo buộc tương tự.

Các vụ Triều Tiên bắt giữ công dân Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. 

Cho tới nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn kêu gọi gây "sức ép tối đa" lên Triều Tiên để nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân. Mỹ cũng cảnh báo để ngỏ mọi khả năng, trong đó có một cuộc tấn công quân sự, trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.(Baotintuc)
-----------------------------

Lộ diện yếu tố có thể làm lung lay liên minh Mỹ-Hàn

Các chuyên gia đã gợi ý chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cần kiềm chế và cảnh giác nhằm tránh làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn về Hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối.

Trong bối cảnh có các dấu hiệu mâu thuẫn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng Washington yêu cầu Hàn Quốc chi trả thêm cho Hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), các chuyên gia đã gợi ý Mỹ cần kiềm chế và cảnh giác nhằm tránh làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn, điều có thể ngăn cản nỗ lực ngăn chặn Triều Tiên.

Mỹ, Hàn, Liên minh Mỹ-Hàn, bán đảo Triều Tiên

 

Chuyên gia quốc phòng cấp cao Bruce Bennett thuộc Tập đoàn Rand cho rằng ông Trump đang cố khiến Seoul “nhận ra Hàn Quốc cần đầu tư nhiều hơn (trong lĩnh vực quốc phòng)”.

 

Ông Bennet nhận định: “Ông ấy (Tổng thống Trump) đang cố làm cho họ cảm thấy rằng thực tế những người đóng thuế Mỹ đang chi trả một khoản tiền khủng khiếp để hỗ trợ Hàn Quốc”, và quan hệ này cần cân bằng.

Ông cũng cho hay: “Một cách lý tưởng, điều mà Hàn Quốc sẽ muốn làm là mua khẩu đội THAAD để bảo vệ khu vực Seoul, trong khi Mỹ bảo vệ khu vực xung quanh Busan”.

Trong khi đó, một số nhà phân tích gợi ý rằng, chính quyền Tổng thống Trump nên tránh những chỉ trích về các đóng góp của Hàn Quốc đối với lĩnh vực quốc phòng của nước này. Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Carnegie Endowment vì hòa bình quốc tế, ông Douglas Paal cho hay yêu cầu chia sẻ chi phí của ông Trump là “một cơn bốc đồng”.

Ông Paal cảnh báo yêu cầu của ông Trump đối với việc triển khai THAAD có thể ảnh hưởng tới kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc vào ngày 9/5 tới, đồng thời cho rằng điều này có thể ngăn cản nỗ lực của Washington đối với tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Ông nhấn mạnh: “Một mối quan hệ Mỹ - Hàn yếu ớt sẽ là dấu hiệu cho Trung Quốc, Nga và ngay cả Nhật Bản thấy rằng có điều gì đó không chặt chẽ về chính sách của chúng ta, khiến các nỗ lực đưa tất cả các quốc gia tiến hành gia tăng áp lực lên Triều Tiên sẽ ít thành công hơn”.

Giáo sư John Delury thuộc Đại học Yonsei cũng lưu ý việc liên minh Mỹ - Hàn bị đặt dưới sự căng thẳng nghiêm trọng cũng có thể gửi một thông điệp về sự chia rẽ và yếu ớt tới Triều Tiên, nước vốn “rất giỏi trong việc khai thác sự chia rẽ giữa các quốc gia láng giềng”.(Baotintuc)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục