Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới nổi bật 12-10-2017

  • Cập nhật : 12/10/2017

Mỹ lên kế hoạch mới OPLAN 5015 nếu xung đột Triều Tiên?

Mỹ lên kế hoạch mới chống lại Triều Tiên trong trường hợp xấu nhất bằng cách tập trung tấn công vào các lực lượng chỉ huy và vị trí trọng điểm.

Theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chế độ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đối với chính quyền Mỹ là một mối đe dọa nghiêm trọng cần phải được loại bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên để hoàn thành được nhiệm vụ này không hề dễ dàng, đặc biệt nếu quân đội Triều Tiên chuẩn bị tư tưởng và sẵn sàng chiến đấu.

luc luong dac biet cua seoul dang chuan bi do bo duong bien.

Lực lượng đặc biệt của Seoul đang chuẩn bị độ bộ đường biển.

Khi mối quan hệ giữa Lầu Năm Góc và Bình Nhưỡng đang ở trạng thái căng thẳng và ngày càng xấu đi, khả năng xuất hiện xung đột không phải là không có cơ sở. Vì vậy Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa thiệt hại trong trường hợp xảy ra xung đột với Triều Tiên.

Các chiến lược gia Mỹ cho rằng, khả năng xảy ra cuộc chiến quy mô lớn giữa hai nước giống như trong chiến tranh thế giới thứ nhất trên bán đảo Triều Tiên  năm 1950 gần như không thể xảy ra.

Bởi vì cuộc chiến như thế này sẽ đe dọa đến các nước xung quanh và nguy cơ dẫn tới cuộc chiến tranh toàn cầu và liên quan đến Trung Quốc và Nhật Bản với Nga.

Họ tin rằng, cuộc xung đột giữa Mỹ và Triều Tiên nếu xảy ra chỉ là cuộc xung đột nhỏ và gánh nặng hay lực lượng chiến đấu chính sẽ do lực lượng đặc biệt thực hiện.

Các căn cứ bảo đảm, căn cứ chỉ huy, hệ thống thông tin liên lạc cũng như các mục tiêu khác của đối phương sẽ bị tiêu diệt bằng cuộc tấn công sử dụng các loại vũ khí thông minh, tên lửa hành trình và bom, do lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ thực hiện từ xa.

Các lực lượng đặc biệt của Mỹ cũng như của Hàn Quốc lên kịch bản sẽ tiến hành xác định vị trí lãnh đạo Triều Tiên cũng như trụ sở chỉ huy chính và tiến hành cuộc tấn công.

Kế hoạch chống lại Triều Tiên của Mỹ được gọi là US Operations Plan 5015  - OPLAN 5015.

Các nhà báo từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã công khai kế hoạch này.

Kế hoạch này được thực hiện bằng phương pháp hoàn toàn mới. Đây là loại hình thức chiến tranh mới, các cuộc tấn công chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng quốc gia của Triều Tiên.

Mục tiêu của cuộc chiến này là cố gắng gây áp lực hoặc giành được lợi thế về chính trị và hạn chế tối đa gây thương vong cho người dân cũng như binh sĩ trong quân đội Triều Tiên. Tập trung phá hủy hệ tư tưởng Triều Tiên.

Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, kịch bản của Mỹ sẽ có sự tham gia của ít nhất 300.000 binh sĩ và sĩ quan quân đội Hàn Quốc. Lực lượng này có nhiệm vụ chiếm các vị trí căn cứ phóng tên lửa và trung tâm nghiên cứu chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Nhiều khả năng quân đội Hàn Quốc sẽ đóng vai trò là lực lượng tấn công chính và được lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ hỗ trợ.

Theo đánh giá của các chính trị gia Hàn Quốc, kế hoạch của Mỹ nhưng họ có ý định sử dụng quân đội Hàn Quốc, Hàn Quốc chắc chắn không muốn trở thành con rối trong tay các chiến lược gia Lầu Năm Góc.

Trong trường hợp này thương vong sẽ tăng cao và người Hàn Quốc phải gánh chịu tất cả.

Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ tiếp tục trở nên căng thẳng hơn khi Triều Tiên  tiến hành phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Hành động này của Triều Tiên không chỉ khiến Mỹ tức giận mà còn khiến tình hình khu vực trở nên nóng hơn, nguy cơ xảy ra cuộc xung đột càng lớn hơn. (Baodatviet)
-------------------------------------

Tên lửa cho Molniya Việt Nam chiếm gần... 40% giá trị tàu

Molniya Dự án 1241.8 là lớp tàu tên lửa tấn công nhanh có dàn hỏa lực chống hạm mạnh nhất hiện nay trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam.

Sự đáng sợ của Molniya chủ yếu dựa vào kích thước nhỏ gọn, độ cơ động rất nhanh và đặc biệt là nó mang theo số lượng đạn tên lửa hành trình chống hạm gấp từ 2 đến 4 lần một tàu chiến cùng loại hoặc lớn hơn.

Trang bị 16 tên lửa Kh-35 Uran-E, "Tia chớp" có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến, tàu vận tải hay tàu đổ bộ có lượng giãn nước đầy tải lên tới 5.000 tấn của đối phương chỉ bằng một phát bắn duy nhất.

Nếu khai hỏa một nửa cơ số đạn cho đúng một mục tiêu thì đủ sức đánh chìm khu trục hạm 10.000 tấn.

Mang theo khối lượng vũ khí nhiều như vậy, dĩ nhiên chi phí đầu tư cho tên lửa sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của tàu.

tau ten lua tan cong nhanh molniya du an 1242.1 cua hai quan nga

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Dự án 1242.1 của Hải quân Nga

Theo số liệu từ trang mạng National Creation Wiki, một tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc Dự án 1242.1 (phiên bản nội địa dùng để thử nghiệm trong Hải quân Nga, cấu hình giống hệt Molniya 1241.8 dành cho xuất khẩu ) có giá đơn vị là hơn 60 triệu USD.

Trong khi đó căn cứ đơn giá tên lửa Kh-35 Uran-E được Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport bán ra bên ngoài là 1,5 triệu USD/quả, thì 16 đạn Uran-E có giá trị tới 24 triệu USD, tức là chiếm tới gần 40% chi phí cấu thành con tàu.

Nếu so sánh với đơn giá xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S (ước tính vào khoảng 4 triệu USD/xe) thì tương đương với việc mỗi bên mạn tàu tên lửa Molniya 1241.8 có 3 chiếc chiến xa loại này đứng xếp hàng dọc theo boong.

cap tau ten lua tan cong nhanh molniya du an 1241.8 cua hai quan viet nam

Cặp tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam

Rõ ràng chi phí đầu tư cho hải quân nói riêng cũng như cho quốc phòng nói chung là rất lớn, cho nên cần thiết phải được tính toán sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, đồng thời phát huy tác dụng răn đe cũng như hài hòa với nguồn ngân sách phân bổ.

Với tình hình thực tế của Việt Nam, chiến lược tập trung vào lớp chiến hạm nhỏ, nhẹ nhưng uy lực mạnh này tỏ ra là hướng đi rất đúng đắn để xây dựng nên một thế trận phòng thủ biển đảo vững chắc.(Baodatviet)
---------------------

Cơ hội Việt Nam sở hữu BMP-3 với giá rẻ giật mình?

Hiện nay một chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 đang được Nga chào bán với đơn giá khoảng 3 triệu USD.

Trong quá trình đưa Lục quân Việt Nam tiến lên hiện đại, ngoài xe tăng chủ lực, pháo tự hành và pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới... thì xe chiến đấu bộ binh (IFV) cũng là một vũ khí cần nhận sự quan tâm đặc biệt.

Ứng viên IFV sáng giá nhất dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam không phải ai khác mà chính là BMP-3, "hậu duệ" của dòng BMP-1/2 mà chúng ta đang khai thác sử dụng với số lượng lớn từ hàng chục năm nay.

Tuy nhiên bên cạnh tính năng vượt trội, đơn giá rất cao của phương tiện này khiến Việt Nam khó mà đưa nó vào trong danh mục mua sắm ở thì tương lai gần. Nhưng khó không có nghĩa là bất khả thi, chúng ta hoàn toàn có thể tính tới một phương án khác đó là mua lại hàng cũ tân trang.

xe chien dau bo binh bmp-3 cua quan doi nga dang trinh dien tinh nang tai mot cuoc trien lam quan su

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Quân đội Nga đang trình diễn tính năng tại một cuộc triển lãm quân sự

Như đã biết, Quân đội Hàn Quốc đang triển khai kế hoạch loại biên 70 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 đã nhận từ Nga trong giai đoạn giữa thập niên 1990 và 2000 bởi vì họ đã có trong tay dòng IFV nội địa K21 mạnh chẳng kém.

Nhận thấy tiềm năng sinh lợi lớn ở lô hàng trên, Nga đã đưa ra lời đề nghị khá hấp dẫn là họ sẽ mua lại toàn bộ số chiến xa bộ binh này cùng với việc bán thêm phụ tùng để Seoul tiếp tục duy trì hoạt động cho 35 xe tăng T-80U và T-80UK.

Dự kiến những chiếc BMP-3 trên sẽ được Nga tân trang và bán lại cho khách hàng nào tỏ ý quan tâm với giá rẻ giật mình (chỉ khoảng 1/2 - 2/3 giá xe mới sản xuất) vì sau khi bị Hàn Quốc thải loại, đơn giá lô BMP-3 này sẽ gần như ở mức "cho không".

xe chien dau bo binh bmp-3 cua quan doi han quoc

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Quân đội Hàn Quốc

Khác với trường hợp những chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-30K bị Ấn Độ trả lại đang nằm tại Nhà máy sửa chữa máy bay số 558 trên đất Belarus, lô BMP-3 trên sau khi đại tu, sửa chữa lớn có thể phục vụ thêm nhiều thập kỷ nữa nếu người sử dụng tuân thủ đúng quy trình bảo dưỡng, cho nên khả năng cao nó sẽ không lâm vào cảnh ế ẩm.

Phiên bản BMP-3 của Hàn Quốc là BMP-3M được thiết kế cho Lục quân (khác với BMP-3F dành cho thủy quân lục chiến), vì vậy nó rất phù hợp với nhu cầu hiện tại của Việt Nam.

Nếu Nga chào bán những chiếc BMP-3 đã qua sử dụng này ở mức 1,5 - 2 triệu USD/chiếc, đây chính là cơ hội có một không hai để Việt Nam sở hữu dòng chiến xa bộ binh hiện đại này với mức giá khó mà rẻ hơn.(Baodatviet)
-------------------------

Việt Nam tự động hóa vũ khí bằng nội lực

 Để tăng hiệu quả huấn luyện và chiến đấu, Việt Nam đã sản xuất, ứng dụng thành công nhiều công nghệ tối tân vào vũ khí, trong đó có tự động hóa.

Một trong những thành công nổi bật của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (KH-CNQS) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công, đưa vào sử dụng nhiều hệ thống điều khiển hỏa lực và các sản phẩm phục vụ huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu.

Ngay từ năm 2012, Cụm công trình "Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống SCADA đặc thù, diện rộng hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và xây dựng hệ thống pháo 37mm-2N tác chiến ngày và đêm".

phao phong khong viet nam.

Pháo phòng không Việt Nam.

Hệ thống này phát hiện mục tiêu trên cơ sở các thiết bị quang điện tử thế hệ mới có khả năng quan sát, xác định cự ly mục tiêu cả ban ngày và ban đêm; bổ sung, phát triển thêm nhiều tính năng trên nền các công nghệ hiện đại, cải tiến đại đội pháo phòng không 37mm thành một hệ thống hỏa lực C4I có khả năng tác chiến ngày và đêm, phản ứng nhanh và có độ tập trung hỏa lực tiêu diệt mục tiêu cao.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Viện đã được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cải tiến một số đại đội pháo phòng không đánh đêm bán tự động, tự động đưa vào huấn luyện, SSCĐ cho Quân chủng Phòng không-Không quân.

Tiếp tục phát triển các kết quả đã đạt được, thời gian qua, Viện KH-CNQS đã tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa vào quốc phòng với định hướng là các hệ thống điều khiển hỏa lực và các hệ thống phục vụ huấn luyện, diễn tập cho các quân-binh chủng... góp phần “thông minh hóa” vũ khí trang bị.

Một số sản phẩm tiêu biểu: Pháo phòng không đánh đêm, ngày ở chế độ tự động và bán tự động; hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe tăng; các hệ thống tự động hóa chỉ huy bắn cho đại đội pháo binh; hệ thống thiết bị điều khiển mục tiêu trường bắn cơ bản bộ binh...

Trong đó, hệ thống thiết bị điều khiển mục tiêu trường bắn cơ bản bộ binh đã được triển khai tại nhiều trường bắn trong toàn quân như: Trung tâm Huấn luyện quốc gia Miếu Môn, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh, Trường bắn Lữ đoàn 202 (Quân đoàn 1)…

Đặc biệt, hệ thống đã được sử dụng để phục vụ Giải Bắn súng quân dụng quân đội các nước ASEAN lần thứ 24 (AARM-24) được tổ chức tại Việt Nam tháng 11/2014 và đã được thủ trưởng cấp trên cho phép sản xuất loạt để trang bị cho các trường bắn trong quân đội.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 11-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 11-10-2017

    Ukraine bất ngờ giáng đòn mạnh vào tham vọng Trung Quốc; NATO tăng quân đến Romania, củng cố sườn đông với Nga; Israel giật mình với Ai Cập, đề nghị Mỹ can thiệp gấp

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 10-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 10-10-2017

    Anh nhập nhanh tàu sân bay vì sợ sắp có chiến tranh?; Nga củng cố tình thân với Serbia, ngăn bàn tay NATO; Mỹ xem nhẹ bom xung điện từ của Triều Tiên?

Bài cùng chuyên mục