Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 11-10-2017

  • Cập nhật : 11/10/2017

Ukraine bất ngờ giáng đòn mạnh vào tham vọng Trung Quốc

 Phe có ảnh hưởng ở ngành công nghiệp quân sự nhà nước Ukraine lo giao dịch với Trung Quốc sẽ làm suy yếu Ukraine. Phán quyết này cản trở Trung Quốc khắc phục điểm yếu về động cơ máy bay.

trung quoc rat thanh cong trong viec tan dung cac cuoc khung hoang nhu giua ukraine-nga de lam loi cho minh. anh: sohu.

Trung Quốc rất thành công trong việc tận dụng các cuộc khủng hoảng như giữa Ukraine-Nga để làm lợi cho mình. Ảnh: Sohu.

Tờ Financial Times Anh cho rằng gần đây các chuyên gia hàng không kinh ngạc phát hiện ra rằng Thiên Kiêu - một công ty hàng không chưa có tên tuổi gì của Trung Quốc đã trở thành cổ đông lớn của Công ty động cơ MotorSich, Ukraine.
Công ty động cơ MotorSich là một trong những nhà chế tạo động cơ máy bay vận tải và máy bay trực thăng quân dụng đẳng cấp thế giới, được thành lập từ thời kỳ Liên Xô.
Nhưng một sau khi một quan chức cấp cao Ukraine khen ngợi hợp tác hàng không này được vài tháng, một tòa án ở thủ đô Kiev, Ukraine đã lập tức quyết định đóng băng cổ phần (41%) của công ty Thiên Kiêu trong Công ty động cơ MotorSich.
Tháng trước, phán quyết liên quan của tòa án Ukraine cho rằng giao dịch “động cơ” này với phía Trung Quốc là một "âm mưu muốn làm suy yếu Ukraine".
Hiện còn chưa rõ động cơ áp dụng thủ tục pháp lý nêu trên của phía Ukraine. Đề cập đến nguyên nhân, một số nhà quan sát cho rằng trong thời điểm xung đột giữa Ukraine - Nga kéo dài, chính phủ Ukraine và Mỹ lo ngại giao dịch này có thể khiến cho Ukraine mất đi một tài sản quân sự có giá trị. Một nguyên nhân khác chính là nội bộ Ukraine đang diễn ra cuộc đấu tranh chính trị.
Cơ quan an ninh quốc gia Ukraine phụ trách điều tra giao dịch này đã tiến hành khởi kiện. Họ lo ngại kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu tài sản và năng lực sản xuất của Công ty động cơ MotorSich cho doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm suy yếu và phá hoại hoạt động sản xuất động cơ hàng không của Ukraine.

Phán quyết của tòa án còn dẫn ra các điều khoản trong Luật hình sự của Ukraine liên quan đến âm mưu phá hoại các tài sản chiến lược - những tài sản rất quan trọng đến lợi ích an ninh quốc gia. 

Công ty động cơ MotorSich đã thuê 20.000 nhân viên ở Ukraine, hiện vẫn là nhà chế tạo động cơ hàng không duy nhất của Ukraine.
Mặc dù cơ quan an ninh quốc gia Ukraine từ chối công bố nhiều chi tiết hơn về cuộc điều tra này, nhưng những người trong cuộc tiết lộ hai bên đang đàm phán phương án giải quyết.
Ruslan Pukhov, chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng vấn đề của Công ty động cơ MotorSich hầu như là kết quả của cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ Ukraine. 
Phe có ảnh hưởng lớn trong nội bộ ngành công nghiệp quân sự nhà nước Ukraine tìm cách dựa vào vấn đề này để kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Nghê Lạc Hùng cho rằng rất nhiều quốc gia rất nhạy cảm với quyền tài sản của công ty nước ngoài trong những ngành công nghiệp quan trọng. Những giao dịch liên quan đến công nghệ quân sự luôn bị chi phối bởi nhân tố chính trị. Các cường quốc phương Tây có ảnh hưởng rất lớn đối với chính phủ Ukraine.
Trong khi đó, chuyên gia không quân Trung Quốc Phó Tiền Tiêu cho rằng hoạt động làm ăn giữa hai nước gặp một số trở ngại là chuyện bình thường. Sự việc lần này không nên để ảnh hưởng đến xu thế hợp tác lớn giữa Trung Quốc và Ukraine.

dong co tv3-117vma-sbm1v la noi dung chinh trong hop dong giua motorsich ukraine va thien kieu trung quoc. anh: sina.

Động cơ TV3-117VMA-SBM1V là nội dung chính trong hợp đồng giữa MotorSich Ukraine và Thiên Kiêu Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Tờ Hoa Nam buổi sáng Hồng Kông cho rằng quyết định lần này của Ukraine sẽ hạn chế quyền kiểm soát cổ phần của công ty Trung Quốc đối với Công ty động cơ MotorSich. Theo thỏa thuận vào tháng 5/2017, công ty Thiên Kiêu rót vốn 250 triệu USD vào MotorSich. Hai bên còn đồng ý xây dựng một nhà máy lắp ráp và sửa chữa động cơ máy bay ở Trùng Khánh, Trung Quốc.
Động cơ do MotorSich sản xuất được sử dụng cho máy bay vận tải An-124 và máy bay vận tải quân dụng lớn nhất thế giới An-225. Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển động cơ cho máy bay vận tải hạng nặng mới của họ. Hiện nay, máy bay quân sự Trung Quốc lệ thuộc chủ yếu vào động cơ mua của Nga.
Nhà nghiên cứu cao cấp Từ Quang Dụ từ Hiệp hội kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị Trung Quốc cho rằng tham khảo công nghệ của MotorSich rất có lợi cho công tác nghiên cứu phát triển động cơ máy bay tính năng cao của Trung Quốc. Nhưng cho dù không có công nghệ của MotorSich thì cũng không ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc. Bởi vì, công tác nghiên cứu phát triển của bản thân Trung Quốc đã đạt được "tiến bộ".
Chuyên gia quân sự Nga Vasilii Cashin cho rằng Công ty MotorSich đã có nhiều năm hợp tác với phía Trung Quốc trong việc nghiên cứu phát triển, sửa chữa và cung ứng động cơ máy bay vận tải, máy bay huấn luyện và máy bay không người lái. Sau khi Liên Xô giải thể, Ukraine trở thành nguồn cung cấp công nghệ quân sự lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Nga.

dong co tv3-117vma-sbm1v duoc lap cho may bay truc thang mi-8 mtv-1-5. anh: sina.

Động cơ TV3-117VMA-SBM1V được lắp cho máy bay trực thăng Mi-8 MTV-1-5. Ảnh: Sina.

Chuyên gia Trung Quốc Phó Tiền Tiêu cho rằng công nghiệp quân sự Ukraine rất toàn diện, có công nghệ sản xuất tên lửa, xe tăng, rocket và động cơ, có ưu thế nhất định về động cơ. Trung Quốc và Ukraine từ lâu đã duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp trong các lĩnh vực như công nghiệp quân sự. Nhưng, công nghiệp quân sự Ukraine không chỉ hướng tới Trung Quốc, mà còn hướng tới các nước khác như Nga. (Viettimes)
----------------------------------

NATO tăng quân đến Romania, củng cố sườn đông với Nga

NATO muốn mở rộng hiện diện ở biển Đen đối phó với Nga. Tuy nhiên Nga cáo buộc NATO muốn bao vây mình và đe dọa sự ổn định Đông Âu.

NATO ngày 9-10 bắt đầu triển khai thêm quân đến Romania, củng cố sườn đông để đối phó Nga trong bối cảnh Nga tăng hiện diện ở biển Đen.

“Mục đích của chúng tôi là hòa bình, không phải chiến tranh. Chúng tôi không phải là đe dọa với Nga. Tuy nhiên nhưng về dài hạn chúng tôi cần một chiến lược đồng minh, chúng tôi cần có vị thế mạnh hơn về phòng vệ và chiến đấu trong đối thoại với Nga” – Tổng thống Romania Klaus Iohannis phát biểu tại kỳ họp Quốc hội NATO ở Bucharest (Romania) ngày 9-10.

Lực lượng này từ 10 nước NATO, trong đó có Ý, Canada, Đức, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Ba Lan, nhưng phần lớn sẽ là quân Romania. Con số chính xác lực lượng tăng thêm này chưa được công bố, tuy nhiên sức chứa của một căn cứ quân sự gần TP Craiova ở nam Romania – nơi đóng quân của lực lượng này - có thể chứa một lực lượng quân đa quốc gia NATO tương đương 3 tiểu đoàn, hoặc khoảng từ 3.000 đến 4.000 quân. Số quân này sẽ cộng vào khoảng 900 quân Mỹ đã được triển khai đến Romania trước đó.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại kỳ họp quốc hội NATO lần thứ 63 ở Bucharest (Romiania) ngày 9-10. Ảnh: REUTERS
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại kỳ họp quốc hội NATO lần thứ 63 ở Bucharest (Romiania) ngày 9-10. Ảnh: REUTERS

Tới đây NATO cũng sẽ tăng cường triển khai tàu chiến ghé thăm các cảng Romania cũng như Bulgaria, thực hiện huấn luyện và tập trận, ngoài lực lượng tuần tra hàng hải NATO đã có trước đó ở biển Đen.

Anh cũng có kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu đến Romania. Canada thì đã và đang tham gia tuần tra không phận Romania. Ý tham gia tuần tra không phận Bulgaria.

“Điều này phát đi tín hiệu về quyết tâm của NATO” - theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại kỳ họp Quốc hội NATO. Ông Stoltenberg sẽ thăm số binh sĩ triển khai mới này trong ngày 9-10.

Ông Stoltenberg cho biết NATO còn có 40.000 quân thuộc lực lượng phản ứng nhanh một khi có xung đột, tuy nhiên khẳng định NATO không muốn cô lập Nga, vì Nga là hàng xóm của NATO: “Chúng tôi không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh nữa”.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại kỳ họp quốc hội NATO lần thứ 63 ở Bucharest (Romiania) ngày 9-10. Ảnh: REUTERS
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại kỳ họp quốc hội NATO lần thứ 63 ở Bucharest (Romiania) ngày 9-10. Ảnh: REUTERS

Romania cũng như một số nước NATO ở phía đông còn muốn được NATO cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa.

“Hệ thống Aegis Ashore sẽ tăng thêm sức mạnh ngăn chặn” – theo nhà phân tích Maciej Kowalski tại tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh Ba Lan Casimir Pulaski Foundation, Aegis Ashore là một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Theo NATO, hệ thống Aegis Ashore có thể đánh chặn bất kỳ tên lửa nào của Iran.

NATO triển khai thêm quân đến Romania trong lúc Nga vừa kết thúc đợt tập trận lớn nhất của mình ở khu vực từ năm 2013 đến nay. Cuộc tập trận Zapad diễn ra giữa Nga với Belarus gồm hàng ngàn binh sĩ, xe tăng, máy bay. Địa điểm tập trận là ở Belarus, sườn đông của NATO. Đây là một đợt phô diễn các loại vũ khí mới nhất của Nga cũng như khả năng của Nga trong việc huy động số lượng lớn binh sĩ đến biên giới với NATO.

Binh sĩ và xe tăng NATO. Ảnh: GETTY IMAGES
Binh sĩ và xe tăng NATO. Ảnh: GETTY IMAGES

NATO muốn mở rộng hiện diện đồng minh ở vùng biển Đen vốn giàu dầu khí để đối phó với kế hoạch tạo một “vùng đệm” của Nga ở khu vực này. Tuy nhiên Nga cáo buộc NATO muốn bao vây mình và đe dọa sự ổn định Đông Âu. Quanh khu vực biển Đen, thành viên NATO ngoài Romania còn có Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Grudia và Ukraine cũng đang mong muốn gia nhập NATO.

Romania đã có hơn 1 năm vận động để NATO tăng hiện diện hàng hải ở biển Đen. Trong khi Bulgaria lo điều này sẽ khiêu khích Nga. Thổ Nhĩ Kỳ thì chỉ ủng hộ NATO đưa quân hạn chế đến Romania. Việc NATO tăng hiện diện đến Romania chứng tỏ sự thành công ngoại giao của Romania trước NATO. Romania là 1 trong số ít các nước đặt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm nay, một ưu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump.(PLO)
------------------------------

Israel giật mình với Ai Cập, đề nghị Mỹ can thiệp gấp

 Israel vừa đưa ra yêu cầu đối với Mỹ, đề nghị Washington làm rõ động lực thực sự đằng sau các cuộc đàm phán với Palestine do Ai Cập tài trợ.

Israel lo lắng về vai trò của Ai Cập trong tiến trình hòa bình Palestine

Trang tin Israel DEBKAfile vừa có bài bình luận cho rằng, chính quyền Tel Avip đã bị giật mình bởi lời bình luận của Tổng thống Ai Cập Abdel Fatteh El-Sisi rằng, quá trình hòa giải Israel-Palestine ông đang đứng ra làm trung gian sẽ dẫn tới hòa bình với Israel.

Ông Abdel Fatteh El-Sisi đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn hôm 9 tháng 10: "Những động thái của Ai Cập nhằm giúp người anh em Palestine bắt đầu một giai đoạn mới của sự đoàn kết trên các dải đất Palestine sẽ mở đường cho một sự hòa bình giữa Palestine và Israel".

Nhà lãnh đạo Ai Cập đã xác định mục tiêu của mình là “thành lập một nhà nước độc lập Palestine để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người Palestine về một cuộc sống an toàn, ổn định và thịnh vượng”.

Ông El-Sisi không bổ sung thêm chi tiết, nhưng ông nói đủ để chính quyền của ông Netanyahu hiểu được mục đích cuối cùng của mình. Quá trình hòa giải Palestine rõ ràng là đang đi theo định hướng đúng đắn của chính quyền Cairo, trong các cuộc đàm phán với Israel.

Chính sách của Tel Avip về việc phá hoại những nỗ lực của Cairo trong việc tái định hướng sự chia rẽ nội bộ giữa hai tổ chức lớn nhất của người Palestine là Hamas và Fatah đã thất bại, khiến Israel không có tiếng nói nào trong quá trình tìm kiếm hòa bình trên dải đất này.
Rõ ràng rằng Ai Cập đã không còn bàn bạc bất cứ điều gì với Israel, mặc dù trước đây Cairo đã hứa hẹn sẽ làm như vậy. Các quan chức tình báo Ai Cập đang dẫn dắt các cuộc đàm phán để phá hỏng những ý đồ của Tel Avip về việc cô lập một “Nhà nước khủng bố” Palestine.

tien trinh hoa binh palestine-israel dang co nhung dien bien phuc tap

Tiến trình hòa bình Palestine-Israel đang có những diễn biến phức tạp

 

Chính phủ Netanyahu cuối cùng đã bắt đầu hiểu ra rằng, việc tin tưởng vào người Ai Cập “bằng đôi mắt khép kín” có thể dẫn đến những rủi ro lớn, khiến Isreal mất kiểm soát đối với vấn đề Palestine.

Do đó, chính quyền của Trump đã được yêu cầu tìm hiểu về những gì đang diễn ra.

Kết quả là ông Jason Greenblatt, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về vấn đề xúc tiến tiến trình hòa bình Israel-Palestine, đã thể theo yêu cầu của Tel Avip để đến Cairo vào ngày 9 tháng 10, nhằm yêu cầu nhà lãnh đạo El-Sisi cho biết Ai Cập thự sự đang làm gì.

Đó là nguyên nhân tại sao vòng đàm phán Cairo giữa Lực lượng chính trị đang lãnh đạo Palestine là Fatah và tổ chức vũ trang Hamas đã được lùi trở lại - mặc dù chỉ một ngày - từ hôm 9/10 đến 10/10.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đưa ra những tuyên bố và hành động bất ngờ theo định hướng giống như của Ai Cập. Nỗ lực hòa giải Israel-Palestine của ông được nhìn nhận như một chiến lược để loại bỏ sự can thiệp của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar vào các vấn đề ở dải Gaza.

Israel lo lắng về chiến lược mới của Hamas

Nỗ lực của Ai Cập bây giờ đã cho thấy những quan điểm khác nhau về vấn đề đem lại hòa bình cho người Israel và người Palestine.

Trong khi đó, các nhà đàm phán của Hamas cũng đang chuẩn bị cho một vài bất ngờ đối với Tel Avip trong vòng đàm phán kế tiếp tại Cairo.

DEBKAfile thông báo, họ đã nhận được thông tin độc quyền về bản chất của những ngạc nhiên mà Hamas sẽ đem tới Cairo. Họ rõ ràng coi trọng việc "mở đường cho một nền hòa bình giữa Palestine và Israel", mà hy sinh lợi ích của mình - theo lời Tổng thống Ai Cập hôm 9/10.

Những điểm mà Hamas sẽ thực hiện bằng được để nhằm đem lại nền hòa bình cho Palestine bao gồm 2 điểm cơ bản sau đây:

1. Hamas cam kết với Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas và các nhà trung gian Ai Cập là sẽ hủy bỏ tuyên bố của mình là trở thành một trong những lực lượng đại diện cho chính phủ đoàn kết Palestine trong tương lai.

Như vậy là Hamas đã từ chối cơ hội trở thành một thế lực chính trị trong tương lai của chính quyền Palestine. Đó là sự hy sinh rất lớn của họ đối với tiến trình hòa giải với Israel; nhưng điều này lại không hề có lợi với Tel Avip.

Đối với Israel, việc không có các bộ trưởng của Hamas trong chính quyền Palestine sẽ khiến nước này không có cơ sở nào để tiếp tục tung ra các chính sách cứng rắn để đối phó với “một chính quyền Palestine không có thành phần khủng bố” (tức là không có Hamas).2. Hamas cũng cam kết đáp ứng lời kêu gọi của chính quyền Palestine về việc “không tổ chức bất kỳ một phong trào nào chống lại lực lượng chính trị Fatah của ông Abbas trong các cuộc bầu cử trong tương lai, trong cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng thống và nắm quyền lãnh đạo Quốc hội”.

tong thong ai cap abdel fatteh el-sisi la nha trung gian chinh cho tien trinh hoa binh palestine-israel

Tổng thống Ai Cập Abdel Fatteh El-Sisi là nhà trung gian chính cho tiến trình hòa bình Palestine-Israel

 

Hamas đang đề nghị thành lập một đảng mới dưới cái tên mới - ví dụ như "Mặt trận Tư pháp Palestine" - cho các đảng viên của mình được tham gia bầu cử để ủng hộ Fatah, nhằm đảm bảo rằng Abbas và đảng của ông sẽ chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử.

DEBKAfile nhận định rằng, với những chiến lược này, “phong trào Hồi giáo cực đoan” Hamas đang đi trên con đường đạt được hai mục tiêu chính: Một là bàn giao toàn bộ trách nhiệm ngân sách và việc quản lý dải Gaza cho Cơ quan Palestin và ông Abbas; đổi lại, Fatah sẽ phải đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động của cánh vũ trang và kho vũ khí của Hamas.

Như vậy, thực chất là Hamas đang trên đường trở thành một Hezbollah Lebanon mới của Palestine, có lãnh thổ riêng mà không phải lo về ngân sách; vẫn giữ được nền tảng chính trị và quân đội riêng của mình.

Mặc dù trong thời điểm hiện nay, lực lượng chính trị của Hamas sẽ không được công khai tham chính nhưng với việc thành lập các chính đảng khác nhau và cho lực lượng nòng cốt của mình tham gia các đảng đó; trên thực tế, Hamas vẫn có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền chính trị của Palestine.

Và với những biến động chính trị trong tương lai xa, Hamas vẫn có thể hợp pháp hóa sự tồn tại chính trị của mình trong chính quyền Palestine giống như Hezbollah hiện nay ở Lebanon. Và khi đó, Israel vẫn tiếp tục phải đối mặt với những kẻ thù ngày càng lớn mạnh. (Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 10-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 10-10-2017

    Anh nhập nhanh tàu sân bay vì sợ sắp có chiến tranh?; Nga củng cố tình thân với Serbia, ngăn bàn tay NATO; Mỹ xem nhẹ bom xung điện từ của Triều Tiên?

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 10-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 10-10-2017

    Nga dọa sẽ hạn chế hoạt động của báo đài Mỹ; Syria cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí cho phe khủng bố IS; Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Duterte sụt giảm

Bài cùng chuyên mục