Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 20-05-2017
- Cập nhật : 20/05/2017
Hơn 1 triệu người ký đơn kiến nghị luận tội ông Trump
Hơn 1 triệu người đã ký bản kiến nghị đòi Quốc hội Mỹ luận tội ông Trump giữa tâm bão vụ lùm xùm Nga can thiệp bầu cử năm 2016.
Người tổ chức đơn kiến nghị lần này là ông John Bonifaz, một luật sư tại Massachusetts.
Trả lời trang tin địa phương MassLive, ông Bonifaz cho biết chiến dịch đòi luận tội ông Trump dựa trên cáo buộc tổng thống Mỹ vi phạm điều khoản về bổng lộc trong và ngoài nước được quy định trong hiến pháp Mỹ, cũng như một số điều luật liên bang khác.
Điều khoản về “bổng lộc” cho rằng các tổng thống Mỹ không được phép nhận quà hay tiền từ bất kỳ vua chúa hay quốc gia nước ngoài nào mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Ông Bonifaz cho biết số lượng người ký đơn kiến nghị “cho thấy khắp đất nước người dân mong muốn hiến pháp được bảo vệ trong giai đoạn lịch sử quan trọng này”. Các thông tin gần đây về ông Trump đã làm gia tăng mối lo ngại của người dân, khiến ngày càng nhiều người tham gia ký đơn kiến nghị, ông Bonifaz chia sẻ.
Liên tiếp trong hai tuần qua, Tổng thống Trump và Nhà Trắng đã trở thành tâm điểm cơn khủng hoảng chính trị của nước Mỹ. Đầu tiên là ông Trump bất ngờ sa thải Giám đốc FBI James Comey, giữa thời điểm ông này đang muốn đẩy mạnh điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, trong đó có liên quan đến cựu cố vấn thân tín của ông Trump là Micheal Flynn.
Tổng thống Trump đang đối mặt cơn bão khủng hoảng chính trị liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ảnh: AP
Sau đó, ông Trump lại bị cáo buộc đã tiết lộ thông tin tình báo tối mật, nghi là của Israel cung cấp, cho Đại sứ Nga Sergey Kislyak và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Nhà Trắng. Mới đầu tuần này, sóng gió lại càng thêm dữ dội khi các ghi chép cá nhân của ông Comey được hé lộ, cho thấy Tổng thống Mỹ cuối tháng 2 từng yêu cầu FBI dừng điều tra về Michael Flynn.
Không chỉ các tổ chức dân sự, một nhóm các nghị sĩ đảng Dân chủ cũng đã lên tiếng đệ trình khả năng Hạ viện Mỹ nên bắt đầu luận tội ông Trump. Một số nghị sĩ từ cả hai đảng cũng đã bắt đầu bàn luận về những gì có thể xảy ra và những gì cần làm một khi viễn cảnh ông Trump bị luận tội trở thành hiện thực.(PLO)
--------------------------
Mỹ, Philippines kết thúc cuộc tập trận chung 'Vai kề vai'
Cuộc tập trận chung thường niên kéo dài 12 ngày giữa Mỹ và Philippines đã kết thúc vào ngày 19/5.
Huấn luyện viên quân đội Mỹ (trái) hướng dẫn binh sĩ Philippines (phải) trong một buổi diễn tập ở tỉnh Nueva Ecija, Philippines ngày 12/5. Ảnh: EPA/TTXVN
Các quan chức của hai quốc gia đồng minh này khẳng định các binh sĩ hai nước được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những mối đe dọa khủng bố và các thảm họa thiên nhiên trong khu vực.
Có 2.800 binh sĩ Philippines và 2.600 binh sĩ Mỹ đã tham gia cuộc tập trận "Vai kề vai " (Balikatan) 2017, với các hoạt động diễn tập được tiến hành tại nhiều địa điểm trên đảo chính Luzon và khu vực Visayan, miền Trung Philippines. Quân số tham gia tập trận năm nay chỉ bằng một nửa so với số binh sĩ trong các cuộc tập trận trước.
Không giống các cuộc tập trận những năm trước, Balikatan 2017 bỏ qua tất cả các bài diễn tập liên quan đến tác chiến như tập trận bắn đạn thật và đổ bộ theo chỉ thị của Tổng thống Rodrigo Duterte, người đã cảnh báo hủy bỏ các cuộc tập trận chung với Mỹ.
Sau khi lên cầm quyền vào tháng 6/2016, Tổng thống Duterte tuyên bố cuộc tập trận "Vai kề vai" năm 2017 sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng giữa Philippines và Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Philippines tháng trước khẳng định các cuộc tập trận chung này sẽ tiếp tục được tiến hành, nhưng không có diễn tập bắn đạn thật.
Hàng năm Mỹ và Philippines tiến hành 3 cuộc tập trận lớn và 28 cuộc trao đổi huấn luyện nhỏ. "Vai kề vai" là cuộc tập trận lớn nhất và toàn diện nhất trong số các cuộc tập trận chung thường niên giữa hai nước.(TTXVN)
--------------------------
Phản ứng của Trung Quốc trước cuộc tập trận Ấn Độ-Singapore
Theo mạng Zee News của Ấn Độ ngày 19/5, phản ứng thận trọng trước cuộc tập trận hải quân chung do Ấn Độ và Singapore tổ chức ở vùng Biển Đông đang tranh chấp, Trung Quốc tuyên bố các hoạt động như vậy không nên làm phương hại đến "những lợi ích của nước khác."
Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay: ''Nếu những trao đổi và hợp tác như vậy là vì lợi ích cho hòa bình và an ninh khu vực thì chúng tôi không phản đối. Chúng tôi có một thái độ rất cởi mở với những trao đổi thông thường giữa các nước."
"Chúng tôi chỉ hy vọng rằng khi các nước liên quan tiến hành những trao đổi và hợp tác như vậy, họ nên lưu ý rằng những hoạt động đó không nên làm phương hại lợi ích của những nước khác hay có bất kỳ tác động tiêu cực nào tới hòa bình và ổn định khu vực."
Trước đó, ngày 18/5, Hải quân Ấn Độ và Singapore đã bắt đầu cuộc tập trận trên biển quy mô lớn kéo dài 7 ngày ở Biển Đông, nơi đang chứng kiến sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Vietnam+)
---------------------------------
Quốc hội Đức thông qua các biện pháp cứng rắn hơn về di trú
Theo AP, Quốc hội Đức tối 18/5 đã thông qua các biện pháp mới, theo đó cho phép nước này dễ dàng hơn trong việc trục xuất những người di cư bị từ chối đơn xin tị nạn cũng như giám sát và kiểm soát những đối tượng bị cho là nguy hiểm.
Theo luật vừa được thông qua trên, cơ quan di trú Đức sẽ được phép đánh giá các dữ liệu điện thoại di động của người di cư đến nước này mà không có đủ giấy tờ hợp lệ cũng như được phép chia sẻ dữ liệu với các cơ quan khác trong những tình huống được coi là nguy hiểm.
Công tác trục xuất cũng sẽ được đẩy nhanh theo luật mới và giới chức sẽ được phép bắt giữ những cá nhân đang chờ bị trục xuất trong khoảng thời gian tới 10 ngày, so với 4 ngày theo quy định cũ, nếu họ bị cho là đối tượng nguy hiểm.
Các cá nhân nguy hiểm phải đối mặt với lệnh trục xuất hiện cũng có thể bị giám sát bằng các vòng đeo điện tử ở chân(Vietnam+)