Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 15-07-2017
- Cập nhật : 15/07/2017
Mỹ chuẩn bị trừng phạt các công ty Trung Quốc
Thất vọng với việc Trung Quốc chưa gây áp lực lên chương trình hạt nhân Triều Tiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ tiến hành trừng phạt một số ngân hàng Trung Quốc.
Thông tin này do hai quan chức cấp cao Mỹ nói với Reuters, theo đó chính quyền ông Trump trong vài tuần tới sẽ bắt đầu nhắm tới các ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc đang làm ăn với Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt này ban đầu sẽ xem xét áp lên những mục tiêu dễ đạt được, bao gồm các tổ chức tài chính nhỏ và công ty “ma” liên quan tới chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Dù không nêu tên cụ thể những công ty này, nhưng vị quan chức Mỹ cho hay tạm thời các ngân hàng lớn của Trung Quốc vẫn sẽ “an toàn”.
Căng thẳng trong vấn đề Triều Tiên leo thang thời gian qua, đặc biệt sau khi Bình Nhưỡng được cho vừa thử nghiệm thành công một loại tên lửa liên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới đất Mỹ.
Washington tiếp tục những nỗ lực vận động các bên trừng phạt Triều Tiên, đánh vào yếu tố tài chính để ngăn Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Trong đó đặc biệt đề cao tầm quan trọng của Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất với Triều Tiên.
Dù vậy những thông tin gần đây cho thấy thương mại Trung Quốc – Triều Tiên vẫn tăng chứ không giảm, và Bắc Kinh tuần này cũng tuyên bố họ không phải nơi duy nhất gánh trách nhiệm về vấn đề Triều Tiên.
Theo lời các nguồn tin chính phủ Mỹ nói với Reuters, thời gian và phạm vi của những hành động trừng phạt công ty Trung Quốc nêu trên phụ thuộc vào cách Bắc Kinh phản ứng với áp lực trừng phạt Triều Tiên, vốn được đo đếm sau cuộc họp cấp cao về kinh tế giữa quan chức hai nước hôm 12-7.
Kế hoạch trừng phạt công ty Trung Quốc nêu trên xuất hiện giữa lúc Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley tìm cách vượt qua sự phản đối của Trung Quốc và Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế mạnh mẽ hơn lên Triều Tiên.(Tuoitre)
-------------------------
Rò rỉ phóng xạ, chất gây ung thư từ khai thác dầu khí ở Mỹ
Tờ The Independent dẫn báo cáo của các nhà khoa học Mỹ công bố ngày 13.7 cảnh báo nguyên liệu phóng xạ và các chất gây ung thư xuất hiện trong nước sông Conemaugh (bang Pennsylvania, Mỹ).
Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Dartmouth, Đại học bang Pennsylvania và Đại học bang Colorado trước đó đã lấy mẫu trầm tích và nước ngầm lưu vực sông phía dưới 2 nhà máy xử lý nước thải từ khai thác dầu khí.
Đây là nguồn nước thải đã qua xử lý sau khi được bơm xuống với áp lực cao để làm nứt các tầng đá trong lòng đất trong khai thác mỏ.
Nghiên cứu phát hiện các chất phóng xạ radium, strontium cũng như các chất clo, barium và chất hữu cơ tồn đọng có thể gây ung thư.
Tại một vị trí gần nhánh Blacklick Creek của sông Conemaugh ngay gần một nhà máy xử lý nước thải, lượng radium cao gấp 200 lần so với phía thượng lưu.
Mức radium cao gần đến ngưỡng bị xem là rác thải phóng xạ theo luật tại nhiều bang ở Mỹ.
“Dù có sự tích tụ từ nhiều nguồn khác nhưng chúng tôi cho rằng chủ yếu do nước thải từ hoạt động khai thác dầu khí đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến trầm tích lòng sông và nước ngầm”, ông Bill Burgos, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo ông, tỷ lệ chất độc tích tụ nhiều nhất nằm ở lớp trầm tích có từ 5-10 năm trước, trùng hợp với thời điểm xả nước thải xử lý từ hoạt động khai thác dầu khí nhiều nhất.
Nồng độ radium vẫn rất cao tại nhiều vị trí cách các nhà máy đến hàng chục km.
Báo cáo cho thấy vào năm 2015 có khoảng 10.000 giếng dầu khí ở tầng Marcellus Shale giàu trữ lượng trải dài từ New York tới Virginia, thải ra hơn 6,4 tỉ lít nước thải trong khi các nhà máy không xử lý hoàn toàn.
Ông Burgos cho rằng nguy cơ từ các chất ô nhiễm trong nước sông và nước ngầm là “khó lường hết” vì dòng sông là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước sinh hoạt.
Giới hữu trách Mỹ chưa có phản ứng về các thông tin trên.(Thanhnien)
--------------------
Ấn Độ cho phép mua khẩn vũ khí lo chiến tranh ngắn hạn
Hãng tin Sputnik (Nga) ngày 14-7 cho biết trong một sự thay đổi lớn đối với chính sách mua sắm vũ khí của mình, Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa mới cho phép lục quân nước này mua các vũ khí và đạn dược dùng cho chiến tranh ngắn hạn ngay lập tức khi cần.
Trước đây, lục quân Ấn Độ phải đợi quyết định phê duyệt của Hội đồng mua sắm quốc phòng (DAC) thì mới được phép mua các vũ khí như vậy, rất mất thời gian.
Theo quy định mới, phó tổng tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ sẽ có thể đặt mua trực tiếp 46 loại đạn dược và các loại phụ tùng cho 10 loại vũ khí như xe tăng chiến đấu bộ binh mà không phải thông qua quá trình trên.
Sự thay đổi được thực hiện giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn tăng nhiệt. Ảnh: BUSINESS TODAY
Động thái này được cho để lấp đầy khoảng trống của việc không thể cung cấp ngay lập tức các vũ khí và đạn dược cần thiết cho một cuộc chiến ngắn hạn từ 10-15 ngày. “Đây là một bước đi tích cực. Nó sẽ giúp lấp đầy những thiếu hụt hiện có nhanh chóng và đỡ mất thời gian” – Thiếu tướng hồi hưu Gurmeet Kanwal của Ấn Độ trả lời phỏng vấn Sputnik.
Đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cho các nhà sản xuất vũ khí tư nhân nước này đấu thầu cung cấp số đạn dược trị giá 3 tỉ USD trong 10 năm tới. Danh sách yêu cầu gồm các loại đạn xuyên giáp 125 li cho xe tăng T-90 và T-72, súng phóng lựu đa nòng 40 li, đạn 30 li dùng cho xe thiết giáp chở bộ binh hay rốc két cho hệ thống phóng tên lửa đa nòng Pinaka...
Sự thay đổi trên được thực hiện giữa bối cảnh căng thẳng biên giới đột ngột tăng nhiệt gần một tháng nay giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực Sikkim. Mâu thuẫn nổ ra sau khi Trung Quốc đi vào vùng Doklam ở khu vực này và xây dựng một con đường, bất chấp phản đối của New Delhi.
Hồi năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra xung đột quân sự cũng do nguyên nhân chính là tranh chấp chủ quyền ở khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh. Hôm 11-7 , Ngoại trưởng Ấn Độ S.Jaishankar cảnh báo New Delhi và Bắc Kinh có thể sẽ vượt qua những “khác biệt về biên giới” như đã làm trong quá khứ.
Các nguồn tin tiết lộ quân đội Ấn Độ cũng vừa triển khai thêm 2.500 binh sĩ đến khu vực Sikkim để ứng phó trong trường hợp xung đột nổ ra với Trung Quốc.(PLO)
--------------------------
Ông Donald Trump sẵn sàng tiếp ông Putin, nhưng không phải lúc này
Phát biểu trước các phóng viên trên chiếc Không lực 1 hôm 12-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng mời người đồng cấp Nga Vladimir Putin tới Nhà Trắng “vào thời điểm thích hợp”.
"Tôi không nghĩ bây giờ là thời điểm thích hợp. Nhưng câu trả lời là có, tôi sẽ làm như vậy" – Tổng thống Donald Trump trả lời khi được hỏi về khả năng mời người đồng cấp Nga tới Nhà Trắng trong tương lai.
Phát biểu được nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra khi ông đang ở trên chiếc Không lực 1 tối 12-7 (giờ địa phương), sau đó được Nhà Trắng công bố vào chiều hôm sau, theo đài NBC News.
Tổng thống Donald Trump từng nói hai siêu cường Mỹ - Nga nên tổ chức một cuộc đối thoại cởi mở bất chấp nghi án Moscow can thiệp cuộc bầu cử của Washington năm 2016.
Chủ đề bầu cử này được hai nhà lãnh đạo thảo luận tại cuộc họp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở TP Hamberg – Đức ngày 7-7. Cuộc họp kéo dài hơn 2 giờ.
Tổng thống Donald Trump (phải) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 7-7. Ảnh: REUTERS
Các quan chức Nga cho biết Tổng thống Donald Trump "chấp nhận tuyên bố của Tổng thống Putin rằng Nga không can thiệp vào tiến trình bầu cử Mỹ". Sau đó, ông chủ Nhà Trắng lập tức chuyển sang thảo luận một số vấn đề quan trọng khác bao gồm cuộc nội chiến ở Syria - nơi Moscow đang ủng hộ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo đài NBC News, có một câu hỏi mà ông Donald Trump sẽ hỏi Tổng thống Putin vào lần gặp tới, đó là: "Thực sự ông hành động vì ai?" bởi nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng chắc chắn điều đó không dành cho ông.
Ngoài lời mời dự kiến đối với ông Putin, Tổng thống Donald Trump cũng nhắc tới đạo luật chăm sóc sức khỏe – vốn được ông mô tả còn "khó khăn hơn cả tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine". Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nói rằng bức tường năng lượng mặt trời giữa Mỹ và Mexico không phải trò đùa bởi "có nhiều công ty lớn đang muốn tham gia dự án này".(NLĐ)