Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 12-08-2017

  • Cập nhật : 12/08/2017

Trung Quốc có thể đã tăng quân ở biên giới Ấn Độ

Truyền thông Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đã triển khai khoảng gần một nghìn binh sĩ đến các khu vực lân cận cao nguyên Doklam.trung-quoc-co-the-da-tang-quan-o-bien-gioi-an-do

Lính Trung Quốc tuần tra tại khu vực biên giới giáp Ấn Độ. Ảnh: Xinhua.

Quân đội Trung Quốc mới đây dựng khoảng 80 lều trại để phục vụ việc điều động thêm binh sĩ đến khu vực ngã ba biên giới, cách cao nguyên Doklam khoảng một km, India Express hôm qua đưa tin.

Theo truyền thông Ấn Độ, ngoài 300 binh sĩ đang có mặt trực tiếp tại Doklam, số lính của Trung Quốc được triển khai ở các khu vực lân cận cao nguyên này đã lên đến con số 800.

Quân đội Ấn Độ mới đây cũng điều động hàng nghìn binh sĩ thuộc quân đoàn 33 từ khu vực Sukna đến Doklam, trong một chiến dịch huấn luyện thường niên nhằm giúp các lực lượng vũ trang nước này làm quen với mọi địa hình tác chiến.

trung-quoc-co-the-da-tang-quan-o-bien-gioi-an-do-1

Vị trí cao nguyên Doklam. Đồ họa: BBC.

Căng thẳng Trung -Ấn bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.

Sau khi Ấn Độ triển khai vài trăm binh sĩ tới đây, Bắc Kinh cho rằng New Delhi phải rút quân vô điều kiện và ngay lập tức rời khỏi Doklam để giải quyết tình trạng đối đầu. Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj hồi tháng trước tuyên bố điều kiện cho bất cứ cuộc đàm phán nào là cả hai bên đều phải rút quân. (Vnexpress)
-------------------

Nga đang “hất cẳng” Mỹ, giành thiện cảm của Afghanistan

Trong bối cảnh Mỹ đang chật vật tìm kiếm chiến thắng quân sự tại quốc gia này, Nga đã tiến hành các hoạt động phi quân sự tại đây và hiện tại những biện pháp này đã phát huy hiệu quả.

Theo trang tin Business Insider, nhà phân tích Arturo Munoz thuộc viện nghiên cứu RAND (Mỹ) đã viết trong báo cáo của mình rằng: “Nga đang đẩy mạnh các biện pháp chính trị, kinh tế và tuyên truyền để cải thiện hình ảnh của mình và khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trong bối cảnh nạn tham nhũng đang cản trở sự phát triển của Afghanistan”.

Theo ông Munoz, điện Kremlin đang hỗ trợ cho chính phủ Afghanistan và họ sẽ đảm bảo quyền lợi của mình cho dù bên nào thắng cuộc đi chăng nữa.

Gần đây, Moscow cũng cung cấp cho chính phủ Afghanistan 10.000 khẩu súng trường Kalashnikov, đồng thời cam kết hỗ trợ cho ngành bất động sản ở Afghanistan, mở cửa trở lại một trung tâm văn hóa Nga và đầu tư vào khoảng 150 dự án có thể giúp Afghanistan phát triển kinh tế và giúp Nga lấy lại hình ảnh của mình.

“Theo một doanh nhân Afghanistan có kinh nghiệm, sự hiện diện của Nga trong các doanh nghiệp cũng như những hoạt động khác ở Kabul đã khiến người ta không mấy thiện cảm với Mỹ”, ông Munoz viết. Chuyên gia này khẳng định, trong khi người Nga bước đi trên đường phố ở Afghanistan mà không cần người bảo vệ, người Mỹ luôn có cảm giác lo sợ và cần có người đi cùng.

Trong khi Nga tiếp tục dùng quyền lực mềm, Mỹ vẫn dùng quyền lực cứng. Hiện đang có gần 10.000 binh lính Mỹ đang hoạt động tại Afghanistan, và mới đây Lầu Năm Góc đã tuyên bố rằng họ sẽ điều động thêm 100 lính thủy đánh bộ nữa tới đây.

Mỹ hiện đang chi khoảng 3,1 tỉ USD mỗi tháng cho cuộc xung đột ở Afghanistan, nay đã khiến 2.200 quân nhân Mỹ thiệt mạng và hơn 20.000 khác bị thương kể từ khi chiến tranh bùng nổ vào năm 2001. (infonet)
-------------------------

Tổng thống Trump cảm ơn Tổng thống Putin vì trục xuất cán bộ ngoại giao

Ông Trump cho rằng động thái của Nga được thực hiện vừa đúng lúc Mỹ đang muốn cắt giảm biên chế.

“Tôi muốn cảm ơn ông Putin vì chúng tôi đang cố gắng cắt giảm biên chế và cứ nghĩ đến thì tôi thấy rất biết ơn rằng ông Putin đã bỏ đi một số lượng người khá lớn”, ông Trump trả lời các phóng viên tại câu lạc bộ golf của mình ở Bedminster, New Jersey. "Thực sự không có lí do nào để họ quay lại cả", Tổng thống Mỹ nói thêm.

trump-cam-on-my-vi-truc-xuat-can-bo-ngoai-giao-vtc

 Tổng thống Trump trả lời trước phóng viên tại CLB golf ngày 10/8. (Ảnh: Reuters)

Trước đó, đáp lại lệnh trừng phạt của Quốc hội Mỹ, ngày 30/7, Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu Washington cắt giảm 755 trong số 1.200 đại sứ và nhân viên lãnh sự tại Nga từ thời điểm đó đến tháng 9. Nhiều người trong số bị ảnh hưởng là những nhân viên người Nga ở địa phương.

Nicholas Burn, cựu quan chức Bộ Ngoại giao cho rằng bình luận của Trump thật “kì quặc”.

"Nếu đang đùa thì ông ấy nên hiểu rõ hơn", Burn nói. "Còn nếu không, đây là chuyện chưa từng có. Một vị tổng thống chưa bao giờ bảo vệ việc trục xuất cán bộ ngoại giao của chúng ta".

Bình luận của ông Trump trái với phản ứng của bộ ngoại giao Mỹ trước đó với quyết định của ông Putin. Một quan chức bộ ngoại giao đã gọi bước đi của Nga là “hành động đáng tiếc và không nên xảy ra”.(VTC)
--------------------------

Australia sẽ tham chiến nếu Triều Tiên tấn công Mỹ

Thủ tướng Australia tuyên bố sẽ hỗ trợ Mỹ trong trường hợp đồng minh này bị Triều Tiên phát động tấn công.australia-se-tham-chien-neu-trieu-tien-tan-cong-my

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: ABC News.

"Mỹ luôn sát cánh cùng các đồng minh bao gồm cả Australia và bây giờ chúng tôi sẽ sát cánh cùng Mỹ", ABC News hôm nay dẫn phát biểu của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.

Theo ông Turnbull, nếu Triều Tiên tấn công Mỹ, Canberra sẽ kích hoạt hiệp ước ANZUS để hỗ trợ Washington đáp trả hành động quân sự của Bình Nhưỡng.

ANZUS là hiệp ước phòng thủ giữa Australia, New Zealand và Mỹ được ký kết vào năm 1951. Theo hiệp ước này, Australia sẽ hỗ trợ hai nước đồng minh trong bất cứ trường hợp xung đột quân sự nào.

Trước đó, trong cuộc điện đàm với Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 10/8, ông Turnbull cũng nhấn mạnh mối quan hệ đồng minh với Mỹ là nền tảng vững chắc cho an ninh của Australia và nhấn mạnh trong bất cứ trường hợp nào Washington bị tấn công thì chắc chắn Canberra sẽ vào cuộc để trợ giúp.

Triều Tiên ngày 9/8 dọa đang xem xét kế hoạch sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung tấn công đảo Guam, nơi có tổ hợp quân sự lớn của Mỹ tại Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng tuyên bố rằng Triều Tiên sẽ phải hứng chịu "lửa và giận dữ" nếu không chấm dứt chương trình hạt nhân, làm dấy lên lo ngại về xung đột quân sự giữa hai nước.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng đây chỉ là màn đấu khẩu giữa Washington và Bình Nhưỡng, còn nguy cơ nổ ra chiến tranh thực sự trên bán đảo Triều Tiên là không cao. Hiện chưa có bất cứ dấu hiệu nào trên thực địa cho thấy Mỹ và Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn.(Vnexpress)
----------------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 12-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 12-08-2017

    Vì sao nỗ lực xích lại gần nhau của Nga và Mỹ thất bại?; Báo Campuchia: Ông Hun Sen nói Lào xâm phạm biên giới, cho 6 ngày để rút lui; Mỹ điều tra hình sự quỹ của chính phủ Malaysia; Lính Ukraine đóng giả đặc nhiệm SEAL Mỹ dọa quân ly khai

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 11-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 11-08-2017

    Máy bay do thám Nga bay ngang Lầu Năm Góc, Quốc hội Mỹ; Lao động nô lệ gia tăng ở châu Âu; Đàm phán hạ nhiệt Trung-Ấn tiếp tục bế tắc; LHQ cảnh báo nguy cơ tái diễn nạn diệt chủng ở CH Trung Phi

Bài cùng chuyên mục