Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Mỹ có gia tăng trừng phạt Trung Quốc hay không sẽ tùy thuộc vào Đối thoại kinh tế toàn diện Trung - Mỹ vào ngày 19/7/2017. Ảnh: CTEE
Một quan chức tiết lộ, những tổ chức “không may mắn” này sẽ là công ty Shell và các tổ chức tài chính nhỏ liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, trong khi đó các tổ chức ngân hàng lớn hơn của Trung Quốc tạm thời “an toàn”. Quan chức này từ chối tiết lộ tên công ty cụ thể.
Có nguồn tin nói với hãng Reuters của Anh rằng thời cơ và quy mô trừng phạt của Mỹ sẽ tùy thuộc rất lớn vào “phản hồi” của Trung Quốc trong Đối thoại kinh tế toàn diện Trung - Mỹ vào ngày 19/7/2017 và Trung Quốc có áp dụng biện pháp cứng rắn hơn đối với Triều Tiên hay không.
Theo nguồn tin này, Tổng thống Mỹ đang mất lòng tin đối với Trung Quốc, sẽ có nhiều biện pháp cứng rắn hơn trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo tờ Sputnik Nga ngày 14/7, trước Đối thoại kinh tế toàn diện Trung - Mỹ ngày 19/7, Mỹ tăng cường gây sức ép với Bắc Kinh. Chuyên gia Nga cho rằng việc Mỹ mặc cả với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên là “việc nhỏ”.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp vào tối ngày 14/7 ở Paris (Pháp), ông Donald Trump đã bàn về vấn đề Triều Tiên. Ông trước tiên ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là một “nhà lãnh đạo vĩ đại”. Sau đó, ông nói: “Chúng tôi đề nghị họ hỗ trợ vấn đề Triều Tiên, có lẽ ông ấy còn có thể làm nhiều hơn, chúng tôi đang chờ xem”. Đầu tháng 7/2017, ông Donald Trump từng đăng trên Twitter bày tỏ thất vọng với cách làm xử lý vấn đề Triều Tiên của Trung Quốc. Ông nói: “Thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã tăng gần 40% trong quý 1. Trung Quốc đã hợp tác với chúng ta như vậy, nhưng chúng ta buộc phải thử xem!”.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 13/7 cho biết xuất nhập khẩu từ tháng 1 - 6/2017 của Trung Quốc đối với Triều Tiên đạt 2,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng mạnh tới 29,1%.
Nhưng người phát ngôn Tổng cục Hải quan Trung Quốc Hoàng Tụng Bình cho biết thêm rằng Trung Quốc đã thực hiện trừng phạt theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, đồng thời dẫn số liệu cho rằng nửa đầu năm 2017 kim ngạch nhập khẩu từ Triều Tiên của Trung Quốc đã giảm 13,2%, từ tháng 3 trở đi mỗi tháng đều giảm mạnh.
Ngày 14/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc luôn thực hiện toàn diện, nghiêm túc nghị quyết về Triều Tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối tiến hành trừng phạt đơn phương ngoài khuôn khổ của Liên hợp quốc, đặc biệt là phản đối nước khác tiến hành can thiệp theo luật trong nước.
Cảnh Sảng nói: "Trung Quốc đã ủng hộ thông qua dự thảo nghị quyết liên quan đến Triều Tiên của Hội đồng Bảo an. Nếu trước khi thông qua dự thảo nghị quyết, tìm sự giúp đỡ và hợp tác của Trung Quốc, mà sau khi nghị quyết được thông qua lại tiến hành trừng phạt đơn phương đối với Trung Quốc, thì đây không phải là “qua cầu rút ván” ư? Trung Quốc thực hiện nghị quyết của Hội đồng bảo an, chứ không phải luật pháp của một số nước".
Sputnik cũng dẫn lời chuyên gia Nga cho rằng việc Mỹ tăng cường gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên chính là để hoàn thành việc triển khai chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á như hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Theo chuyên gia này, Mỹ đang sử dụng luật trong nước để gây sức ép lên Trung Quốc, chứ không phải sử dụng luật pháp quốc tế. Cách làm này sẽ làm xấu đi tình hình an ninh Đông Bắc Á và quan hệ Trung - Mỹ. Chìa khóa giải quyết vấn đề Triều Tiên nằm trong tay Mỹ, chứ không phải Trung Quốc.
Ngày 4/7/2017, Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-14. Ngay trong ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Nga là Vương Nghị và Sergei Lavrov đã ra Tuyên bố chung về vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố này kêu gọi các nước kiềm chế, tránh có các hành động khiêu khích, thể hiện mong muốn đối thoại vô điều kiện. Trung Quốc và Nga còn mong muốn lấy sáng kiến của họ làm nền tảng để đạt được đồng thuận quốc tế về vấn đề Triều Tiên, từ đó thúc đẩy đàm phán về vấn đề Triều Tiên.
Vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên ngày càng nổi cộm. Ngày 6/1 và 9/9/2016, Triều Tiên đã lần lượt tiến hành thử hạt nhân, đồng thời nhiều lần bắn thử tên lửa đạn đạo. Ngày 2/3 và 30/11 cùng năm, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã 2 lần thông qua nghị quyết, lên án Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân, yêu cầu Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời quyết định tiến hành trừng phạt đối với Triều Tiên.
Ngày 2/6/2017, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tiếp tục thông qua nghị quyết liên quan đến Triều Tiên, phê phán mạnh mẽ hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời đưa nhiều cá nhân và thực thể hơn vào danh sách trừng phạt.(Viettimes)
------------------------------