Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 31-07-2017

  • Cập nhật : 31/07/2017

Tranh chấp biên giới Trung Quốc - Ấn Độ: Nguy cơ bùng nổ chiến tranh vẫn còn

Dù quan chức Trung Quốc và Ấn Độ đã có buổi họp trực tiếp đầu tiên kể từ khi căng thẳng quân sự bùng nổ liên quan tới tranh chấp chủ quyền. Song nguy cơ bùng nổ chiến tranh vẫn còn khi Ấn Độ không chịu rút quân như đề nghị của Bắc Kinh.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), giới phân tích nhận định, hy vọng hòa giải tranh chấp chủ quyền ở biên giới Himalaya giữa Trung Quốc và Ấn Độ được nhen nhóm khi giới chức ngoại giao hai nước tham dự một cuộc họp chung tại Bắc Kinh.

Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và New Delhi dường như không chịu nhường bước trước và cơ hội để đưa ra một giải pháp nhanh chóng chấm dứt căng thẳng giữa hai nước là quá mờ nhạt bởi chủ nghĩa dân tộc và bất đồng giữa Trung - Ấn đã quá sâu sắc.

co van an ninh quoc gia an do ajit doval (ben trai) hop ban voi nha lanh dao trung quoc tap can binh tai bac kinh hom 28/7. 

Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval (bên trái) họp bàn với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 28/7. 

Cụ thể, hôm 27/7, Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã gặp gỡ Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval tại Bắc Kinh bên lề cuộc họp của các cố vấn an ninh hàng đầu trong khối BRICS.

Cuộc gặp giữa ông Vương và ông Doval là cuộc họp thực tế đầu tiên giữa Trung - Ấn kể từ khi hai nước bùng nổ căng thẳng quân sự cách đây hơn một tháng liên quan tới khu vực tranh chấp chủ quyền nằm giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.

Ông Doval còn có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 28/7 trong khuôn khổ các phiên thảo luận của khối BRICS. 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận, ông Vương đã tiến hành thảo luận về mối quan hệ song phương và các vấn đề lớn trong cuộc họp với ông Doval. Tuy nhiên cả Bắc Kinh và New Delhi đều không đưa ra bất cứ bình luận nào về cuộc họp này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ cho biết, ông Vương đã giải thích rằng, “Trung Quốc giữ nguyên quan điểm về các vấn đề quan trọng trong mối quan hệ song phương và những vấn đề lớn khác”. Hãng tin Press Trust of India thì cho hay, cuộc gặp giữa ông Vương và ông Doval diễn ra chưa đầy 30 phút.

Giới quan sát nhận định cuộc gặp trên có thể là “tín hiệu tích cực” để giải quyết căng thẳng giữa hai nước trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng hiện tại. 

Nhà nghiên cứu tại Đại học quốc gia Singapore, ông Rajeev Ranjan Chaturvedy nhận định, các cuộc thảo luận trực tiếp là cơ hội để hai bên giải thích quan điểm của nhau và là tín hiệu đáng mừng.

“Tôi tin rằng cuộc họp giữa cố vấn an ninh Trung - Ấn đã mở ra cơ hội tiến tới đối thoại giữa hai nước ở cấp cao hơn”, ông Chaturvedy nói.

Chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, ông Wang Dehua cho rằng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh vẫn tồn tại đặc biệt khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy Ấn Độ sẽ rút quân. Trong khi Bắc Kinh xem đây là tiền đề để tiến tới đối thoại.

Tờ Indian Express đưa tin tại New Delhi, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Ấn Độ Gopal Baglay nhấn mạnh các kênh đối thoại ngoại giao giữ vai trò “thiết thực” để giải quyết căng thẳng với Trung Quốc. (Infonet)
------------------------

Mỹ rút gia đình nhân viên ngoại giao ở Venezuela về nước

Người thân của các nhân viên ngoại giao Mỹ làm việc tại Venezuela phải về nước trước ngày 30.7.

Reuters hôm qua dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu tất cả người thân của các nhân viên ngoại giao nước này làm việc tại Venezuela phải về nước trước khi chính quyền Caracas tiến hành bầu cử quốc hội lập hiến vào ngày 30.7.

Cơ quan này còn cho phép nhân viên rời đại sứ quán ở Venezuela theo nguyện vọng, đồng thời khuyến cáo công dân không đến Venezuela. Theo kế hoạch, Venezuela sẽ bầu quốc hội lập hiến gồm 545 ghế nhằm thay thế quốc hội hiện tại đang do phe đối lập kiểm soát.

CNN dẫn lời Tổng thống Nicolas Maduro cho biết quốc hội lập hiến sau khi thành lập sẽ sửa đổi bản Hiến pháp năm 1999 nhằm đưa Venezuela vượt qua tình hình khó khăn hiện tại, đồng thời thiết lập hòa bình và ổn định cho đất nước. Để đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, chính quyền đã cấm biểu tình từ ngày 28.7 đến 1.8 trong khi phe đối lập kêu gọi người dân xuống đường để ngăn cản.  (Thanhnien)
------------------------

Thị trưởng Philippines bị bắn chết vì buôn ma túy

Cảnh sát Philippines hôm nay bắn chết một thị trưởng được xác định là có tham gia buôn bán ma túy.

Reynaldo Parojinog, thị trưởng thành phố Ozamiz. Ảnh: Rappler.

Reynaldo Parojinog, thị trưởng thành phố Ozamiz. Ảnh: Rappler.

Cảnh sát Philippines sáng sớm nay khám xét nhà của Reynaldo Parojinog, thị trưởng thành phố Ozamiz, tỉnh Misamis Occidental. Parojinog cùng 11 người khác bị bắn chết trong chiến dịch.

"Cảnh sát đang thực hiện lệnh khám xét thì các vệ sĩ của thị trưởng bắn họ, buộc họ phải đáp trả", AFP dẫn lời người phát ngôn cảnh sát khu vực Lemuel Gonda nói.

Theo Jaysen De Guzman, cảnh sát trưởng tỉnh Misamis Occidental, họ thu được nhiều lựu đạn, đạn cùng ma túy. Lực lượng an ninh khám xét nhà Parojinog dựa trên phát biểu của Tổng thống Rodrigo Duterte. Ông Duterte năm 2016 nói Parojinog là một trong những thị trưởng có tham gia buôn bán ma túy.

Ngoài Parojinog, ông Duterte năm ngoái còn nhắc đến hai thị trưởng khác là Ronaldo Espinosa, thị trấn Albuera, và Samsudin Dimaukom, thị trấn Saudi Ampatuan. Hai người này đều bị cảnh sát tiêu diệt sau đó.

Tổng thống Duterte đắc cử năm 2016 nhờ cam kết tiêu diệt hàng chục nghìn tên tội phạm ở Philippines, ngăn quốc đảo biến thành một "đất nước ma túy". Từ khi ông nhậm chức, cảnh sát Philippines được cho là đã tiêu diệt gần 3.200 người trong cuộc chiến chống ma túy.(Vnexpress)
-----------------------

Quan hệ Nga - Mỹ: đã hết 'tuần trăng mật'

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn các biện pháp đáp trả Mỹ, còn Tổng thống Donald Trump được cho là “không còn lựa chọn nào khác” ngoài việc ký gói biện pháp trừng phạt Nga mà thượng viện vừa gửi tới.

tong thong my donald trump (phai) va tong thong nga vladimir putin tai duc ngay 7-7 - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Đức ngày 7-7 - Ảnh: Reuters

Nhà Trắng ngày 29-7 khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không phủ quyết gói trừng phạt Matxcơva vừa được quốc hội thông qua.

CNN dẫn tuyên bố của Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ đã xem qua gói biện pháp và “dự định sẽ ký”.

Thỏa thuận được gửi đến Nhà Trắng hôm 28-7 giờ địa phương và Tổng thống Mỹ sẽ có 10 ngày cân nhắc.

Động thái mới nhất của Nga cho thấy một thời kỳ căng thẳng hơn rất nhiều và xung đột còn ở phía trước. Đây là một thời khắc nguy hiểm

Chuyên gia Matthew Rojansky (thuộc Viện Kennan, Washington)


Ăn miếng trả miếng

Sau nhiều tuần dọa dẫm, Bộ Ngoại giao Nga ngày 28-7 thông báo quyết định thu hồi một biệt thự ở khu Serebryannyi Bor mà các nhà ngoại giao Mỹ ở Nga thuê và một khu nhà kho tại phố Doroznaya ở thủ đô Matxcơva từ ngày 1-8.

Matxcơva cũng buộc Washington trong vòng 1 tháng phải giảm số nhân viên thuộc đại sứ quán và các cơ quan lãnh sự của Mỹ tại Nga xuống còn 455 người, tương đương với số nhân viên ngoại giao Nga tại Mỹ sau vụ trục xuất cuối năm ngoái.

Chưa rõ sẽ có bao nhiêu người bị ảnh hưởng.

Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết Mỹ có hơn 1.100 nhân viên, cả người Nga lẫn Mỹ, tại Đại sứ quán ở Matxcơva và ba tổng lãnh sự quán ở St. Petersburg, Yekaterinburg và Vladivostok.

Một số tờ báo Nga ước tính có hơn 700 nhân viên bị cắt giảm, cao hơn rất nhiều so với 35 nhà ngoại giao Nga bị Mỹ trục xuất.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định các biện pháp của nước này nhằm đáp trả “các động thái thù địch” từ phía Washington, bao gồm các biện pháp trừng phạt “trái pháp luật” cũng như các cáo buộc sai sự thật chống lại Nga.

Matxcơva chỉ trích tư tưởng chống Nga đang ngày một tăng ở Mỹ và chính sách của Washington đang đẩy hai nước theo con đường đối đầu.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, dự luật mới mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua “một lần nữa xác nhận tính chất hiếu chiến của Mỹ và rõ ràng Mỹ đã phớt lờ quan điểm và lợi ích của các quốc gia khác”.

Dự luật trừng phạt vừa được thông qua sẽ gây ảnh hưởng lớn tới một loạt ngành công nghiệp của Nga, và có nguy cơ khiến nền kinh tế Nga tiếp tục gặp nhiều tổn thất sau những khó khăn do gói trừng phạt 2014 của Mỹ và phương Tây.

Thế khó cho ông Trump

Giới phân tích cho rằng “tuần trăng mật” của ông Trump với Nga thực sự đã kết thúc và biện pháp ăn miếng trả miếng của Matxcơva là dấu hiệu rằng Nga đã mất niềm tin vào tổng thống Mỹ trong việc cải thiện quan hệ song phương.

Theo cựu chuyên gia phân tích về Nga của CIA George Beebe, Nga sẽ không dừng lại mà có thể tiếp tục gây sức ép lên các nhân viên và tài sản ngoại giao của Mỹ.

Ngoài ra, Matxcơva cũng có khả năng tấn công các lợi ích của Mỹ trên toàn cầu. “Họ sẽ công kích chúng ta trong các vấn đề như Triều Tiên, Venezuela, Nicaragua, Cuba” - ông Beebe nhận định. Nga hiện đóng vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề như Triều Tiên, Iran và Syria.

Truyền thông Mỹ nhận định gói trừng phạt là một khó khăn cho ông Trump. Nếu ông phủ quyết sẽ càng làm tăng các nghi ngờ về sự liên quan của Nga với chiến dịch tranh cử của ông Trump.

“Ông ấy không có cớ gì để phủ quyết. Phủ quyết, đó sẽ là một kiểu tự sát chính trị” - Aaron David Miller, lãnh đạo Trung tâm Wilson, Mỹ, cảnh báo.

Chưa kể Quốc hội Mỹ có thể sẽ bác bỏ quyết định đó của tổng thống và đưa gói biện pháp thành luật.

Còn nếu ký, ông Trump sẽ đẩy bộ sậu Nhà Trắng rối ren và thiếu kinh nghiệm của mình vào thế đối đầu với Nga. “Ông ấy 
thực sự không có nhiều lựa chọn khả quan trong lúc này” - ông Beebe nói.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 31-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 31-07-2017

    Trung Quốc “ngăn” biển tập trận quy mô lớn; Tàu sân bay Mỹ đối đầu tàu Iran tại vùng Vịnh; Trung Quốc rầm rộ duyệt binh tận… Nội Mông; Nga phô diễn sức mạnh kỷ niệm Ngày Hải quân

  • Tin thế giới đáng chú ý 31-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 31-07-2017

    Tổng thống Trump tuyên bố 'rất thất vọng' về Trung Quốc; Tổng thống Nga: Rất tiếc quan hệ với Mỹ, nhưng khi cần sẽ đáp trả; Australia phá âm mưu tấn công khủng bố máy bay; Trung Quốc cố tình khoe nhiều vũ khí hiện đại

Bài cùng chuyên mục