Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 31-05-2017

  • Cập nhật : 31/05/2017

Philippines có nguy cơ trở thành một thành trì mới của IS tại châu Á

quan doi philippines trong chien dich truy quet phien quan o thanh pho marawi ngay 30/5. (nguon: afp/ttxvn)

Quân đội Philippines trong chiến dịch truy quét phiến quân ở thành phố Marawi ngày 30/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Reuters, hàng chục phần tử thánh chiến nước ngoài đã chiến đấu bên cạnh những kẻ thề trung thành với tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) để chống lại các lực lượng an ninh tại miền Nam Philippines trong tuần qua. 

Đây là một minh chứng cho thấy khu vực bất ổn này đang nhanh chóng trở thành một trung tâm của IS tại châu Á. 

Theo nguồn tin tình báo Philippines, trong số khoảng 400-500 tay súng tấn công thành phố Marawi trên đảo Mindanao hôm 23/5, có tới 40 tên đến từ nước ngoài trong thời gian gần đây, trong đó có các quốc gia Trung Đông. 

Chuyên gia an ninh tại Viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, ông Rohan Gunaratna nhận định: "IS đang bị co cụm ở Iraq và Syria và phân tán tại các khu vực của châu Á và Trung Đông. Một trong những khu vực mà chúng đang mở rộng là Đông Nam Á, và Philippines là trung tâm của hoạt động này." 

Mặc dù Mindanao trong nhiều thập kỷ qua luôn bị hoành hành bởi nạn cướp bóc, các hoạt động nổi dậy địa phương và những phong trào ly khai, song các quan chức Philippines từ lâu đã cảnh báo rằng tình trạng nghèo đói, vô pháp luật cũng như an ninh biên giới lỏng lẻo ở các khu vực có đa số người Hồi giáo của Mindanao sẽ khiến nơi đây trở thành một căn cứ của những phần tử cực đoan đến từ Đông Nam Á và những nơi khác, đặc biệt là các tay súng IS bị đánh bật khỏi Iraq và Syria (Vietnam+)
------------------

Lục quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận hệ thống tên lửa nội địa gần 3 tỷ USD

(nguon: progressivemediagroup.com)

(Nguồn: progressivemediagroup.com)

Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt một hợp đồng lớn có giá trị 2,7 tỷ USD để mua các hệ thống tên lửa Akash do Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng (DRDO) nhà nước phát triển cho Lục quân nước này. 

Hội đồng Mua sắm Quốc phòng, cơ quan mua sắm vũ khí hàng đầu của Ấn Độ, muốn sử dụng hệ thống tên lửa nội địa nói trên hơn là một hệ thống do nước ngoài sản xuất để phù hợp với chương trình "Make in India" (Sản xuất tại Ấn Độ) mà nước này đề ra. 

Tên lửa Akash là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn siêu thanh do quốc gia Nam Á này tự phát triển với khả năng chiến đấu đa mục tiêu và sẽ được triển khai dọc biên giới với Pakistan và Trung Quốc (Vietnamplus)
-----------------------------

Nga và Nhật phối hợp khảo sát hoạt động kinh tế ở quần đảo tranh chấp

mot trong bon hon dao thuoc quan dao nam kuril do nga kiem soat va duoc goi la vung lanh tho phuong bac theo cach goi cua nhat ban. (nguon: ap/ttxvn)

Một trong bốn hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril do Nga kiểm soát và được gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc theo cách gọi của Nhật Bản. (Nguồn: AP/TTXVN)


Theo THX, một quan chức quân đội Nga ngày 30/5 cho biết, nước này đã bắt đầu một cuộc thám hiểm tới một hòn đảo núi lửa đang tranh chấp với Nhật Bản.

Người phát ngôn Quân khu miền Đông của Nga Vladimir Matveev cho biết Quân khu đã phái một đội tàu bao gồm tàu đổ bộ Đô đốc Nevelskoy, tàu cứu hộ Kil-168 và tàu kéo cứu hộ SB-522.

Các tàu đã rời thành phố Vladivostok và hướng tới cảng Korsakov ở Sakhalin.

Từ đó, một nhóm người địa phương thuộc Hiệp hội địa lý Nga sẽ cùng với các quân nhân tại Korsakov tiến tới đảo Matua, nằm ở gần trung tâm của quần đảo Kuril mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Lãnh thổ phương Bắc. 

Ông Matveev cho biết có khoảng 100 người và 30 thiết bị trên các tàu thám hiểm.
  
Người phát ngôn cũng cho biết, từ năm 2016, Bộ Quốc phòng Nga cùng với Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga và Hiệp hội địa lý trên đã "tiến hành công tác nghiên cứu toàn diện di sản thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của đảo Matua thuộc quần đảo Kuril."

Truyền thông Nga cho hay Bộ Quốc phòng Nga và Hiệp hội địa lý Nga từng tiến hành một cuộc thám hiểm tới đảo Matau vào tháng 5/2016 để nghiên cứu khả năng đặt căn cứ của các lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương ở đó.
Cùng ngày, các chuyên gia Nhật Bản đã đến Sakhalin để tạo cơ sở cho một cuộc khảo sát với Nga vào cuối tháng 6 tới nhằm đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động kinh tế chung.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay, theo kế hoạch, nhóm chuyên gia trong các lĩnh vực ngư nghiệp, du lịch và y tế sẽ lưu lại Sakhalin đến hết ngày 1/6 và gặp gỡ thị trưởng vùng này vào ngày 31/5 để thảo luận về cách thức tiến hành khảo sát chung.

Eiichi Hasegawa, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, dẫn đầu nhóm gồm gần 30 quan chức chính phủ và chuyên gia thuộc các lĩnh vực công và tư này.

Hồi tháng 12/2016, Thủ tướng Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí khởi động các hoạt động chung ở quần đảo trên. 

Tokyo hy vọng những hoạt động này sẽ mở đường cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên với Moskva (Vietnam+)
-------------------------------

Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Đức về mức chi tiêu quân sự

Reuters/AP đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/5 đã lên tiếng chỉ trích Đức về vấn đề thặng dư thương mại và mức chi tiêu quân sự của nước này, một ngày sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ hoài nghi về độ tin cậy của Mỹ với tư cách là một đồng mình.

Trên mạng xã hội Twitter, nhà lãnh đạo Mỹ nêu rõ: "Chúng ta có một khoản thâm hụt thương mại lớn với Đức, hơn nữa họ đã chi ít hơn nhiều những gì họ cần đóng góp cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và quân sự. Như vậy thật bất lợi cho Mỹ, điều này sẽ thay đổi."

Trong khi đó cùng ngày, phát biểu với báo giới sau cuộc họp liên chính phủ Đức-Ấn Độ, bà Merkel nói rằng mối quan hệ giữa Đức và Mỹ "có tầm quan trọng nổi bật" nhưng mối quan hệ này cũng phải phù hợp với các quốc gia chủ chốt khác.

Gần đây, nữ lãnh đạo Đức cho rằng mối quan giữa châu Âu và Mỹ đã thay đổi đáng kể sau các cuộc họp của NATO và Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) với ông chủ Nhà Trắng vốn mang lại những kết quả đáng thất vọng (Vietnam+)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 31-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 31-05-2017

    Thái Lan phát hiện bom ở trung tâm thủ đô Bangkok; Không quân Canada tập trận lớn nhất năm 2017; Nga sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine; Nghị sỹ Đức: Tổng thống Donald Trump xem Đức là đối thủ của Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý 31-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 31-05-2017

    Quan 'tham nhũng vặt' cắt xén tiền trợ cấp cho nông dân 60.000 lần; Tổng thống Pháp chỉ trích, chẳng ngán ông Putin; Nghị sĩ McCain: Sẽ trừng phạt Nga thêm nữa; Ông McCain nói ông Putin 'nguy hiểm hơn cả IS'

Bài cùng chuyên mục