Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 28-09-2017

  • Cập nhật : 28/09/2017

Trực thăng Nga lại gục ngã trước TOW?

Một nhóm phiến quân thuộc FSA đã bắn hạ một máy bay trực thăng của Nga ở vùng nông thôn phía bắc của Hama bằng tên lửa TOW.

Al-Masdar News ngày 26/9 cho biết, Jaish Al-Izza - một nhóm thuộc quân đội Syria tự do (FSA) tuyên bố, lực lượng này đã bắn hạ một máy bay trực thăng của Nga ở vùng nông thôn phía bắc của Hama.

Theo bản tin của nhóm FSA thông báo vào tối 26/9, các chiến binh thánh chiến của lực lượng này đã phóng một tên lửa chống tăng vào bầu trời và bắn hạ một chiếc trực thăng của Nga. Chiếc trực thăng này đã bị rơi xuống khu vực phía nam thị trấn Khattab.

Jaish Al-Izza đặc biệt nhấn mạnh rằng, các chiến binh thánh chiến đã sử dụng tên lửa TOW để bắn hạ trực thăng Nga. Theo Jaish Al-Izza, loại vũ khí tinh vi này được sản xuất ở Mỹ và được Mỹ cung cấp một cách hào phóng cho các nhóm FSA trên khắp Syria.

Mặc dù đã tiếp cận được nguồn tin của mình, nhưng Al-Masdar News không thể xác minh được trực thăng của Nga có bị bắn rơi hay không.

Trong khi đó, Điện Kremlin và chính phủ Syria vẫn chưa có thông tin phản hồi về vụ việc.

truc thang nga khong kich tai syria

Trực thăng Nga không kích tại Syria

Mặc dù vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với quân đội Mỹ, song nhóm Jaish Al-Izza đã chiến đấu bên cạnh Hay'at Tahrir Al-Sham (có mối quan hệ mật thiết với Al-Qaeda Syria) trên chiến trường phía bắc Hama nhằm chống lại quân đội Ảrập Syria (SAA).

Nếu sự việc trên được xác nhận thì đây không phải là lần đầu tiên TOW bắn hạ trực thăng Nga tại Syria. Trước đó hồi tháng 7/2016, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, lực lượng khủng bố đã sử dụng hệ thống TOW do Mỹ sản xuất để bắn hạ trực thăng khi nó hết đạn, đang cố trở về căn cứ ở tầm thấp gần Palmyra.

Hồi tháng 11/2015, trong khi đi tìm kiếm phi công lái chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, một chiếc Mi-8 của Nga cũng đã bị tên lửa TOW bắn trúng khi nó đang đậu trên mặt đất. Thông tin này đã được Tổ chức Giám sát Quyền con người Syria (SOHR) xác nhận.

Cuộc chiến khốc liệt tại bắc Hama

Sau thất bại nặng nề phía bắc Hama, tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir Al-Sham vẫn tiếp tục phối hợp với các nhóm thuộc FSA tiến hành cuộc tấn công lớn vào quân đội Syria trên vùng nông thôn phía tây thành phố Salamiyah.

Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân sự cho biết, lực lượng khủng bố tiến hành cuộc tấn công trên vùng Tal Kharfan phía đông Hama, chiếm một số trạm kiểm soát của quân đội Syria.

Ngay lập tức, sư đoàn bộ binh số 11 Syria triển khai trận đánh phản kích vào khu vực Tal Kharfan, giành lại tất cả các trạm kiểm soát bị phiến quân khủng bố chiếm giữ.

Các đơn vị thuộc Lực lượng Tiger và sư đoàn 11 liên tiếp tiếp tổ chức tấn công gần thị trấn Sukeek, đánh thiệt hại nặng nề các cứ điểm của lực lượng Hay’at Tahrir al-Sham trên đường ranh giới Idlib-Hama.

Trong cuộc tấn công này, quân đội Syria phá hủy một xe tăng của HTS gần thị trấn Sukeek, tiêu diệt một số phần tử Al-Qaeda liên quan đến nhóm khủng bố Hay'at Tahrir Al-Sham.

Cuộc chiến miền bắc Hama đang trở lên căng thẳng hơn đối với lực lượng Hay’at Tahrir Al-Sham và các nhóm khủng bố khác, sau khi lực lượng Tiger và Sư đoàn 11 tổ chức cuộc tấn công gần thị trấn Sukeek.(Baodatviet)
-------------------------

Mỹ bí mật theo dõi 106.000 người nước ngoài

Dựa trên điều khoản 702 của luật Giám sát tình báo đối ngoại, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã mở rộng danh sách theo dõi bí mật từ 94.000 đối tượng trong năm 2015 lên 106.000 người vào năm 2016. 

Đây là chương trình cho phép các cơ quan tình báo thu thập nội dung thư điện tử và các phương thức liên lạc khác của những người không phải công dân nước này và hoàn toàn không có mặt trên đất Mỹ, nhưng bị nghi ngờ có liên quan đến các hoạt động khủng bố và những hành vi tội phạm.

Theo luật hiện hành, NSA có thể chặn và lưu trữ các nội dung liên lạc liên quan đến một công dân Mỹ mà không cần xin phép tòa án, miễn là mục tiêu theo dõi là một nghi phạm khủng bố hoặc tội phạm ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc tái tục điều khoản này vào cuối năm nay đang vấp phải nhiều cản trở, sau khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden phơi bày những hoạt động bí mật của NSA vào năm 2013.*Thanhnien)
---------------------------

Mỹ tìm cách chống đòn hủy diệt tàu sân bay của Nga

Hoa Kỳ đang có phương án phát triển và nâng cấp trang thiết bị quân sự trên tàu sân bay nhằm chống lại các vũ khí mới của Nga và Trung Quốc.

Tờ báo nổi tiếng The National Interest của Mỹ đã công bố tài liệu, trong đó đề cập đến vấn đề cần thiết phải hiện đại hóa các tàu sân bay của họ nhằm chống lại các đối thủ tiềm năng trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của các loại phương tiện, vũ khí chống tàu hiện đại.

my se hien dai hoa cac tau san bay do chung khong con giu duoc vi the cua minh truoc cac loai vu khi chong tau moi cua nga va trung quoc.

Mỹ sẽ hiện đại hóa các tàu sân bay do chúng không còn giữ được vị thế của mình trước các loại vũ khí chống tàu mới của Nga và Trung Quốc.

Trong tình hình hiện nay, các loại vũ khí chống tàu thế hệ mới với tốc độ siêu thanh hoàn toàn đủ khả năng vượt qua các hệ thống thủ, vì vậy đối với hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng, nó có thể làm tổn thương thậm chí phá hủy “xương sống” của Hải quân Mỹ.

Chuyên gia quân sự Chris Osborn cho rằng, các tàu sân bay Mỹ cần được nâng cấp để chống lại các mối đe dọa của các kẻ thù tiềm năng, đặc biệt là Nga và Trung Quốc.

Theo các chuyên gia của tờ báo này, một trong những hướng hiện đại hóa các tàu sân bay đó là tăng tầm hoạt động của các máy bay tiêm kích trên boong tàu lên gấp 2 lần.

Việc tăng bán kính chiến đấu sẽ ảnh hưởng tích cực tới khả năng phòng thủ của tàu sân bay cũng như khả năng chiến đấu của chúng.

Các tàu sân bay cũng như trang bị của chúng được nâng cấp có thể tiến hành chiến đấu cách đối phương 1000 dặm điều này sẽ khiến các cuộc tấn công của đối phương khó khăn hơn và cũng tạo điều kiện cho các tên lửa công nghệ cao chính xác của Mỹ đánh chặn hiệu quả hơn.

Tác giả của NI cũng lưu ý rằng, khả năng chiến đấu cũng như tầm bay xa của các máy bay tiêm kích trên tàu sân bay phụ thuộc vào các máy bay tiếp nhiên liệu trên không. 

Để giải quyết vấn đề này  người Mỹ sẽ sử dụng loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không không người lái MQ-25, chúng hoàn toàn có thể hoàn thành nhiệm vụ này mà không cần đi vào phạm vi tiêu diệt của đối phương.

Ông Chris Osbourne nhấn mạnh rằng, hiện nay những ý tưởng này không còn là lý thuyết đối với Mỹ và các nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ phải nghiêm túc xem xét về khả năng tăng bán kính chiến đấu tiêm kích F/A-18 hoặc F-35C lên gấp 2 lần.

Và để có thể sử dụng loại máy bay không người lái tiếp nhiên liệu trên không, các công ty quốc phòng của Mỹ cần tập trung nghiên cứu và phát triển chúng.

Ngoài ra, các kỹ sư, nhà thiết kế xem xét thay đổi hình dạng tàu sân bay, cải thiến hệ thống kỹ thuật hàng không của các tiêm kích và ứng dụng các công nghệ mới. Sau khi đạt được những dữ liệu cần thiết bước đầu, Hoa Kỳ sẽ quyết định tích hợp máy bay không người lái tiếp nhiên liệu trên không và tiến hành các công việc tiếp theo.

Ngoài hướng tăng phạm vi hoạt động của các máy bay tiêm kích trên tàu sân bay và trang bị hiện đại cho chúng, Hoa Kỳ cũng đang xem xét hiện đại hóa các động cơ tên lửa nhằm mục đích tăng tầm bắn của chúng lên tới 1000-2000 km.

Chưa biết thực tế Hoa Kỳ sẽ lựa chọn phát triển theo hướng nào, tuy nhiên động thái này của Mỹ cho thấy họ đang lo lắng và gấp rút tìm ra các biện pháp nhằm chống lại sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc, đặc biệt là các loại vũ khí chống tàu mới của Nga.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-09-2017

    Tiết lộ sốc về sự hợp tác Mỹ - IS; Nga phóng tên lửa liên lục địa Topol với đầu đạn cải tiến; Trung Quốc làm nóng Djibouti vì cuộc tập trận vội vàng

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 28-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 28-09-2017

    Chân dung tướng Nga bị ông Putin sa thải; Nga báo động trước ‘cẩm nang tác chiến’ mới của Mỹ; Người Kurd đòi độc lập, khủng hoảng mới ở Trung Đông

Bài cùng chuyên mục