Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 19-07-2017

  • Cập nhật : 19/07/2017

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Ấn Độ

Quân đội Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng, gần biên giới với Ấn Độ.

Quân đội Trung Quốc tập trận tại Tây Tạng. Nguồn: CCTV.

Một lữ đoàn quân đội Trung Quốc tham gia tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng nhằm tập trung đẩy mạnh "khả năng triển khai quân nhanh chóng, sử dụng các thiết bị điện tử" và "tấn công phối hợp giữa nhiều lực lượng", đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin.

Cuộc tập trận kéo dài 11 giờ. CCTV không tiết lộ chi tiết về thời gian và địa điểm tổ chức tập trận.

Video phát trên CCTV cho thấy cuộc tập trận có sự tham gia của xe tăng chiến đấu, binh sĩ được trang bị súng máy, thiết bị phóng rocket, pháo cối, vũ khí chống tăng cùng các đơn vị radar.

Một lữ đoàn của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bao gồm từ 4.000 đến 7.000 binh sĩ.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ đang có căng thẳng tại khu vực Doklam. Hai bên đều cáo buộc binh sĩ đối phương xâm nhập lãnh thổ. Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức đàm phán nhưng tình hình vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt.(Vnexpress)

Vị trí khu vực Tây Tạng. Đồ họa: Strafor.

Vị trí khu vực Tây Tạng. Đồ họa: Strafor.

----------------------------

Tổng thống Duterte muốn gia hạn thiết quân luật để diệt phiến quân

Nhà lãnh đạo Philippines mong muốn tình trạng thiết quân luật được kéo dài đến cuối năm để giải quyết cuộc khủng hoảng ở thành phố Marawi.

nguoi bieu tinh giuong bieu ngu doi bo lenh thiet quan luat truoc dinh tong thong o thu do manila, ngay 18-7 - anh: reuters

Người biểu tình giương biểu ngữ đòi bỏ lệnh thiết quân luật trước dinh tổng thống ở thủ đô Manila, ngày 18-7 - Ảnh: Reuters

Tổng thống Rodrigo Duterte đã đề nghị Quốc hội Philippines xem xét gia hạn thiết quân luật ở tỉnh miền nam Mindanao đến cuối năm nay trong cuộc gặp các nghị sĩ vào tối 17-7. 

Theo hãng tin Reuters, lệnh thiết quân luật tại Philippines có thời hạn 2 tháng, ban hành ngày 23-5, sắp kết thúc nhưng cuộc chiến nhằm giải phóng thành phố Marawi trên đảo Mindanao từ tay nhóm phiến quân Hồi giáo Maute chưa đạt kết quả như mong muốn.

Yêu cầu không gặp trở ngại

"Mục đích hàng đầu của việc gia hạn thiết quân luật nhằm giúp quân đội chúng ta tiếp tục các chiến dịch quân sự giải phóng thành phố Marawi và tái thiết thành phố" - người phát ngôn của tổng thống, ông Ernesto Abella đã đọc bức thư do tổng thống Duterte phát biểu tại buổi gặp các nghị sĩ vào tối 17-7.

Theo đó, ông Duterte đã đề nghị gia hạn thiết quân luật khi sắc lệnh này hết hạn vào ngày 22-7 tới.

Hiến pháp Philippines cho phép tổng thống áp đặt thiết quân luật trong 60 ngày. Tuy nhiên, sau thời hạn này, tổng thống cần được Quốc hội phê chuẩn nếu muốn gia hạn sắc lệnh này.

Lệnh thiết quân luật cho phép chính quyền sử dụng quân đội để ngăn chặn hoặc chấm dứt những hành vi bạo lực bất hợp pháp, chấm dứt tình trạng nổi dậy hoặc xâm lược.

Lệnh cho phép lực lượng an ninh bắt giữ những kẻ tình nghi trong ba ngày mà không cần lệnh của tòa án.

khoi lua van con o thanh pho marawi - anh: afp

Khói lửa vẫn còn ở thành phố Marawi - Ảnh: AFP

Thượng nghị sĩ Joseph Victor Ejercito cho biết tại cuộc gặp tối 17-7, ông Duterte thông báo hiện còn 600 tòa nhà tại Mindanao vẫn chưa được kiểm tra để đảm bảo không còn bom mìn hoặc các tay súng vũ trang.

Quân đội Philippines với sự hỗ trợ của các lực lượng an ninh và cố vấn của Mỹ hiện vẫn đang tiến hành cuộc chiến giành giật từng căn nhà tại Marawi.

Tổng thống Duterte cho rằng cần gia hạn thiết quân luật đến cuối năm để tạo điều kiện cho các lực lượng an ninh quét sạch khủng bố khỏi miền Nam.

Trước đó, ông Duterte đã ban bố thiết quân luật trong 60 ngày trên toàn vùng Mindanao với 22 triệu dân từ ngày 23-5, sau khi các tay súng ủng hộ khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bất ngờ tiến chiếm thành phố Marawi, giao tranh với quân đội chính phủ làm hơn 500 người thiệt mạng (bao gồm 413 tay súng nổi dậy, 98 binh sĩ và 45 thường dân).

Các đồng minh của ông Duterte hiện đang nắm đa số tại quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Pantaleon Alvarez, trong ngày hôm nay (18-7), cho biết hiện không có trở ngại gì trong việc thông qua đề nghị của tổng thống.

Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian, người có mặt trong cuộc gặp với tổng thống Duterte xác nhận với hãng tin AFP: "Ông ấy cũng đã nói về mối lo lây lan khủng bố ở Mindanao, và phần còn lại của đất nước". 

Các nghị sĩ đối lập từng nộp đơn lên Tòa án Tối cao Philippines xin bãi bỏ thiết quân luật do "không có những chứng cứ đầy đủ cho việc áp lệnh này", và viện dẫn khả năng xảy ra tình trạng độc đoán của quân đội như thời nhà lãnh đạo Ferdinand Marcos.

Nhưng cách đây hai tuần, Tòa án Tối cao của Philippines đã bác bỏ yêu cầu của phe đối lập nhưng không đưa ra lý do về phán quyết của mình. 

Lo âu cho Marawi

Tháng 5 vừa qua, ông Duterte từng bày tỏ lo ngại chủ nghĩa khủng bố có thể lan rộng ra toàn Mindanao, thậm chí ra cả quốc đảo này.

Đại sứ Mỹ tại Manila Sung Kim cho biết chính phủ Mỹ cũng bày tỏ "lo ngại sâu sắc về tình hình an ninh tại Marawi" và sẽ điều 2 máy bay Cessna cho quân đội Philippines để sử dụng trong chiến dịch chống khủng bố tại thành phố này.

Giới chuyên gia cảnh báo đảo Mindanao có thể trở thành một chiến trường mới cho các phần tử cực đoan khu vực nếu liên minh khủng bố Maute-Abu Sayyaf cố thủ ở Marawi.

nguoi dan marawi o trai ti nan chen nhau xin kem lanh vao ngay 5-7 - anh: reuters

Người dân Marawi ở trại tị nạn chen nhau xin kem lạnh vào ngày 5-7 - Ảnh: Reuters

Trong phiên điều trần trước tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ mới đây, Giám đốc dự án nghiên cứu các mối đe dọa xuyên quốc gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Thomas Sanderson cho rằng nếu không có một giải pháp ngắn hạn đối với cuộc chiến ở Marawi và một giải pháp dài hạn cho những vấn đề ở Mindanao, hòn đảo này có thể trở thành một đích ngắm quan trọng của IS.

Chuyên gia này lưu ý rằng cuộc chiến ở Marawi đã trở thành tâm điểm hoạt động của IS ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hơn 500 tay súng đã tham gia.

Cuộc chiến cũng đã khiến hàng trăm ngàn người dân phải rời bỏ nhà cửa và nhiều cơ sở vật chất bị hư hại do bom đạn.

Theo Reuters, tổng thống Duterte đã chỉ định lực lượng tái thiết cho Marawi, với ngân sách lên đến 20 tỉ peso (394,8 triệu USD).

Đề xuất về các giải pháp, nhà phân tích của Dự án chống chủ nghĩa cực đoan Supna Zaidi Peery cho rằng cần xóa sạch các nội dung tuyên truyền cực đoan khỏi mạng Internet và truyền thông xã hội. (Tuoitre)
-----------------------

Ông Trump dọa ‘mạnh tay’ với Venezuela

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17-7 đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng nếu Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tiếp tục kế hoạch thành lập một Quốc hội lập hiến trong cuộc bỏ phiếu ngày 30-7.

“Người dân Venezuela lần nữa nói rõ rằng họ ủng hộ dân chủ, tự do và pháp quyền. Tuy nhiên, những hành động mạnh mẽ và dũng cảm của họ đã bị một nhà lãnh đạo tồi - người muốn trở thành nhà độc tài phớt lờ” - Reuters ngày 17-7 trích dẫn lời Tổng thống Trump nói trong thông cáo của Nhà Trắng.

Ông Trump dọa ‘mạnh tay’ với Venezuela - ảnh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa trừng phạt nếu tổng thống Venezuela tiếp tục kế hoạch thành lập Quốc hội lập hiến. Ảnh: SCMP

Tổng thống Trump cho hay Washington sẽ không đứng yên nếu chính quyền của ông Maduro tiếp tục tiến hành bầu Quốc hội lập hiến vào ngày 30-7 tới đây. Tuy nhiên, ông Trump không tiết lộ chi tiết cụ thể về biện pháp trừng phạt.

Trong khi đó, phe đối lập phản đối Tổng thống Maduro đang yêu cầu tổ chức bầu cử tổng thống và muốn chính phủ cánh tả dừng kế hoạch thành lập Quốc hội lập hiến, cơ quan có quyền lực viết lại hiến pháp và vô hiệu hóa cơ quan lập pháp do phe đối lập lãnh đạo.

Hôm 16-7, 98% những người ủng hộ phe đối lập đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý không chính thức để phản đối Quốc hội lập hiến này. Tổng thống Maduro cho rằng đây là con đường duy nhất để đảm bảo hòa bình và khôi phục kinh tế ở Venezuela.

Ông cáo buộc các lãnh đạo của phe đối lập là các quân tốt của Mỹ nhằm phá hoại nền kinh tế và phế truất ông thông qua bạo lực. Theo ông Maduro, đây là một phần của âm mưu cánh hữu quốc tế do Mỹ đứng đầu và được sự hậu thuẫn của báo chí trong và ngoài nước.

Tháng trước, các quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela bao gồm cơ quan dầu khí nhà nước PDVSA do chính phủ nước này đã đàn áp phe đối lập.(PLO)
--------------------------------

Ukraine 'thề' khôi phục chủ quyền đối với Donbass và Crimea

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 18/7 tuyên bố sẽ khôi phục chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực ở miền Đông Ukraine.

 

tong thong ukraine petro poroshenko tuyen bo se khoi phuc chu quyen lanh tho doi voi cac khu vuc o mien dong ukraine. anh: afp/ttxvn

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố sẽ khôi phục chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực ở miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Người phát ngôn của Tổng thống Ukraine Svyatoslav Tsegolko dẫn lời ông Petro Poroshenko viết trên mạng xã hội Twitter: "Ukraine sẽ khôi phục chủ quyền đối với Donbass và Crimea". 

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi đại diện Cộng hòa Donesk (DNR) tự xưng và Cộng hòa Lugansk (LNR) tự xưng và 19 khu vực khác thuộc Ukraine ngày 18/7 đã đơn phương tuyên bố thành lập "nhà nước Malorossyia" với thủ đô là thành phố Donesk.

Văn kiện thành lập trên đã được quyền Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng DNR Alexander Timofeev tuyên đọc tại thành phố Donesk. 

Trước đó, người đứng đầu DNR Alexander Zakharchenko cũng đọc tuyên bố chính trị nhấn mạnh cần phải thành lập "quốc gia Malorossyia", "một nhà nước liên bang mới để ngăn chặn cuộc nội chiến đang diễn ra và tránh những thương vong mới". 

Tham gia buổi lễ thành lập "nhà nước Malorossyia" có đại diện khu vực Donbass, các tỉnh Kharkov, Dnepropetrovsk, Zaporozhe, Kherson, Nicolaev, Odessa, Sumy, Poltava, Chernigov, Kirovograd, Cherkasy, Rovne, Volyn, Ternopol, Ivano-Frankovsk, Lvov, tỉnh Kiev và cả thủ đô Kiev. 

"Hiến pháp Malorossyia" đang được soạn thảo và sẽ được đưa ra thảo luận rộng rãi trong các tầng lớp xã hội. 

Sau các cuộc biểu tình bạo lực lật đổ Tổng thống Viktor Yanucovich năm 2014, lực lượng đòi độc lập ở khu vực Donbass đã nổi dậy chống lại Chính phủ Ukraine. Xung đột đã làm hàng nghìn người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. 

Nhóm tiếp xúc về Ukraine bao gồm đại diện của OSCE, Nga, Ukraine và hai CHND tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền Đông, bắt đầu các cuộc đàm phán từ giữa năm 2014 nhằm thúc đẩy việc thực thi các thỏa thuận hòa bình Minsk về giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. 

Từ đó đến nay, Nhóm tiếp xúc về Ukraine đã hơn 10 lần tuyên bố đạt thỏa thuận về việc tuân thủ lệnh ngừng bắn tại vùng miền Đông Donbass, song lệnh ngừng bắn thường xuyên bị phá vỡ và các bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm các lệnh ngừng bắn này.

Đại diện của Nga tại Nhóm tiếp xúc ba bên về Ukraine, Boris Gryzlov ngày 18/7 cho biết tuyên bố của lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) về một nhà nước mới có tên gọi Malorossiya không phù hợp với tiến trình hòa hợp Ukraine như một phần của thỏa thuận Minsk. 

Phát biểu với báo giới, đại diện Nga nêu rõ: "Sáng kiến này không phù hợp với tiến trình Minsk. Tôi chỉ xem đây như một lời mời thảo luận. Tuyên bố này không có những kết quả mang tính xây dựng". Ngoài ra, ông Gryzlov còn qui kết đề xuất của ông Zakharchenko về việc tạo ra một giai đoạn chuyển tiếp 3 năm cho nhà nước mới là "chiến tranh thông tin", chứ không phải là một chính sách thực tế. Ông nhấn mạnh: "Tôi coi đây như một câu trả lời đối với những tuyên bố thường hoàn toàn không thể chấp nhận được của các chính trị gia cấp cao của Kiev". (TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 19-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 19-07-2017

    Ông Donald Trump "xúi giục" Ba Lan chống lại Nga, Đức như thế nào?; Một người Việt bị bắt ở Nhật vì nghi cướp của, giết người; Mỹ sẽ chuyển giao máy bay giúp Philippines chống khủng bố; Lá chắn tên lửa nhiều lỗ hổng của Mỹ ở châu Á

  • Tin thế giới đáng chú ý 19-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 19-07-2017

    Người kế nhiệm yêu cầu loại bỏ “di sản ma quỷ” của Bạc Hy Lai; Campuchia bắt 29 công dân Trung Quốc nghi lừa đảo; Tàu chiến Canada bị Trung Quốc bám đuôi 36 giờ ở Biển Đông; Nga tố Mỹ 'cướp giữa ban ngày'

Bài cùng chuyên mục