Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 05-07-2017

  • Cập nhật : 05/07/2017

Quan hệ Mỹ - Trung bị ảnh hưởng bởi “nhân tố tiêu cực”

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó trọng tâm là chương trình tên lửa và hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

chu tich tap can binh noi voi tong thong donald trump rang cac “nhan to tieu cuc” da anh huong den quan he song phuong reuters

Chủ tịch Tập Cận Binh nói với Tổng thống Donald Trump rằng các “nhân tố tiêu cực” đã ảnh hưởng đến quan hệ song phương REUTERS

Reuters dẫn tuyên bố của Nhà Trắng cho hay hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Mỹ đã hiểu “rất rõ” về lập trường của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng, nhưng không nêu chi tiết.

Ngoài ra, trong cuộc điện đàm, Chủ tịch Tập còn thừa nhận các “nhân tố tiêu cực” đã ảnh hưởng đến quan hệ song phương Trung - Mỹ trong thời gian qua.

Dù Tổng thống Trump đã cam kết tiếp tục theo đuổi chính sách “một Trung Quốc”, nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn hết sức dè chừng Mỹ trong cách xử lý vấn đề Đài Loan.

Cùng ngày, chủ nhân Nhà Trắng cũng thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về đối sách với Bình Nhưỡng.(Thanhnien)
-----------------------------

Nga tuyên bố hết kiên nhẫn với Mỹ

Người phát ngôn điện Kremlin tuyên bố Nga đã hết kiên nhẫn với Mỹ vụ Washington tịch thu hai cơ sở ngoại giao của nước này ở New York và Maryland.

“Chúng tôi đã nói về quy tắc đáp trả tương xứng. Nga đã hết kiên nhẫn nên việc đáp trả có thể ở những mức độ khác” - ông Dmitry Peskov, người phát ngôn điện Kremlin nói với báo giới hôm 3-7, theo hãng tin TASS.

Hồi cuối tháng 12 năm ngoái, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ thị trục xuất 35 công dân Nga bị cho là có liên quan đến nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ dù Moscow nhiều lần bác bỏ.

Giới chức Mỹ cũng tịch thu hai  khu nhà ngoại giao của Nga, gồm một khu nhà ở Maryland, một khu nhà ở Long Island (New York) vì cho rằng hai cơ sở này được sử dụng cho mục đích liên quan tới tình báo.

Nga đã không đáp trả và nói rằng hy vọng quan hệ hai nước sẽ được cải thiện dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nga tuyên bố hết kiên nhẫn với Mỹ - ảnh 1
Một khu nhà ngoại giao của Nga ở Long Island. Ảnh: GETTYHồi đầu tháng 6 năm nay, chính quyền Tổng thống Trump được cho là đang xem xét trả lại hai khu nhà ngoại giao này cho Nga nhằm đổi lấy lệnh gỡ bỏ cấm xây dựng một lãnh sự quán mới của Mỹ ở TP St.Petersburg của Nga.

Kể từ đó, nhiều chi tiết mới liên quan tới mục đích sử dụng các khu nhà ngoại giao này nổi lên. Mặc dù Nga tuyên bố rằng hai khu nhà ngoại giao này chỉ là phòng nghỉ ngơi cho các nhà ngoại giao, song giới chức Mỹ đã phát hiện một số vật dụng được tháo rời ra khi chúng bị bỏ trống hồi năm ngoái, theo CBS.

Theo một cựu quan chức, trong số các đồ vật được phát hiện tại hai khu ngoại giao trên của Nga gồm có ăng ten, linh kiện điện tử, máy tính, tủ đựng hồ sơ tài liệu và các đồ vật khác.

Moscow đã rất tức giận với Washington việc Mỹ từ chối trả lại các cơ sở ngoại giao này. Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo cho biết “các biện pháp trả đũa đang được chuẩn bị” tuy nhiên không tiết lộ thời điểm tung ra biện pháp trả đũa.

Chủ đề này dự kiến được nêu ra trên bàn nghị sự trong cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump cuối tuần này bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.(PLO)
------------------------

Nga-Trung tuyên bố 'mạnh tay' với hệ thống phòng thủ của Mỹ

Bắt đầu chuyến công du tới Nga ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh đến mối đe dọa nghiêm trọng mà hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc đặt ra đối với các lợi ích của cả Moscow và Bắc Kinh.Thời gian qua, Trung Quốc liên tục lên tiếng phản đối THAAD, yêu cầu Mỹ dừng triển khai và dỡ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa này.

tong thong nga vladimir putin (trai) gap chu tich trung quoc tap can binh tai dien dan apec. (anh: reuters)

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh tại diễn đàn APEC. (Ảnh: Reuters)

Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc lập luận radar của THAAD có thể soi sâu vào lãnh thổ nước này, gây tổn hại cho an ninh và sự cân bằng khu vực trong khi không có tác dụng ngăn chặn Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa.

"Mỹ triển khai một hệ thống chống tên lửa tối tân ở Hàn Quốc gây hại nghiêm trọng cho các lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc, Nga và các nước khác trong khu vực", hãng tin Tân Hoa dẫn lời ông Tập Cận Bình.

Phía Washington và Seoul khẳng định THAAD chỉ đơn thuần để bảo vệ Hàn Quốc khỏi Triều Tiên.

Trả lời phỏng vấn báo chí Nga, Chủ tịch Trung Quốc cho biết, hai nước vẫn duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ về vấn đề này.

"Bắc Kinh và Moscow phản đối mạnh mẽ việc triển khai THAAD, nghiêm túc đề nghị các nước liên quan dừng và hủy việc lắp đặt", Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập Cận Bình.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố nước ông và Nga sẽ áp dụng "các biện pháp cần thiết", hoặc cùng nhau hoặc độc lập, để bảo vệ các lợi ích của mình.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết thêm, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác cùng nhau để thúc đẩy thương mại và tăng cường hợp tác tài chính, đầu tư.

Sau khi thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga, ông Tập Cận Bình sẽ tới Đức dự hội nghị thượng đỉnh G20.

Quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh trở nên căng thẳng vì THAAD mặc dù cả hai bên đã theo đuổi một lập trường hòa giải hơn kể từ khi Tổng thống Moon Jae In lên nắm quyền ở Hàn Quốc hồi tháng 5.(Vietnamnet)
----------------------------

Indonesia lên kế hoạch chuyển thủ đô khỏi Jakarta

Ngày 4/7, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS) Bambang Brodjonegoro cho biết ông đã thảo luận với Tổng thống Joko Widodo về kế hoạch chi tiết cho việc chuyển thủ đô khỏi Jakarta, bao gồm cả các nghiên cứu khả thi và kinh phí thực hiện.

 

mot goc thu do jakarta.

Một góc thủ đô Jakarta.

 

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Bambang nêu rõ Indonesia sẽ bắt đầu tiến trình rời chính quyền trung ương tới thành phố thủ đô mới trong năm 2018 hoặc 2019. Kế hoạch chuyển thủ đô sẽ do BAPPENAS và Bộ Công trình Công cộng và Nhà ở chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan chính phủ khác thực hiện. Tiến trình đưa một thành phố trở thành thủ đô mới của Indonesia, bao gồm việc hoàn thành các cơ sở hạ tầng cơ bản và các tòa nhà chính phủ, sẽ kéo dài từ 3 đến 4 năm.

Theo kế hoạch dự kiến, Văn phòng Tổng thống và trụ sở của các bộ, ngành sẽ được chuyển tới thủ đô mới, trong khi đó, Jakarta vẫn là trung tâm kinh tế và tài chính.
  
Ông Bambang từ chối đề cập đến thành phố nào sẽ trở thành thủ đô mới. Nhưng các thành phố mà các quan chức chính phủ đã đề cập trước đây bao gồm  thành phố  Palangkaraya, thủ phủ của tỉnh Trung Kalimantan, và Bogor thuộc tỉnh Tây Java. Trước đây, cựu Tổng thống Soekarno cũng từng có kế hoạch di rời thủ đô đến thành phố Palangkaraya.
   
Việc xác định thành phố thủ đô mới được Indonesia xem xét trên cơ sở sự sẵn có của đất đai và tài nguyên thiên nhiên xung quanh các thành phố tiềm năng(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 05-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 05-07-2017

    Nhật – Trung tranh cãi về 'vi phạm lãnh hải' ở eo biển Tsugaru; Ông Trump đe dọa 'lá bài tẩy' của Nga; Tàu sân bay Trung Quốc tập trận sát Đài Loan; Nga thử nghiệm pháo tàng hình mới cho tàu chiến

  • Tin thế giới đáng chú ý 05-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 05-07-2017

    Chủ tịch Trung Quốc nhắc Hồng Kông về quyền lực của Trung ương; Cảnh sát Mỹ bắn chết tay súng định cướp trực thăng; Thái Lan siết luật, lao động nhập cư 'tháo chạy'; Rơi trực thăng cứu hộ ở Indonesia, 8 người chết

Bài cùng chuyên mục