Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 15-05-2017

  • Cập nhật : 15/05/2017

Trump bị kiện vì ra lệnh phóng tên lửa vào Syria

Theo New York Times, Tổ chức giám sát chính phủ Protect Democracy của Mỹ ngày 8-5 đã đệ đơn kiện, buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải giải trình cơ sở pháp lý cho cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào căn cứ quân sự Shayrat của Syria sáng 7-4.

Protect Democracy lập luận rằng cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của chính phủ Syria là động thái biện minh cho sự tự vệ và đặt ra câu hỏi về quyền hạn của Tổng thống Trump khi ra lệnh tấn công Syria mà không xin phép quốc hội hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

my phong ten lua hanh trinh tomahawk vao syria dem 6-4 (gio my). anh: rt

Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria đêm 6-4 (giờ Mỹ). Ảnh: RT

Nhóm này đã đệ đơn kiện hôm 8-5 dựa theo Đạo luật Tự do thông tin, yêu cầu chính quyền Trump đưa ra tất cả thư điện tử, bản ghi nhớ và các hồ sơ hỗ trợ liên quan tới cơ sở pháp lý cho vụ tấn công Syria của Tổng thống Trump.

"Tất cả chúng ta nên thống nhất rằng trong một chế độ dân chủ hiến pháp, thẩm quyền tấn công một quốc gia khác của chính quyền hành pháp cần phải được ràng buộc bằng pháp luật", Justin Florence, Giám đốc pháp lý của Protect Democracy, nhấn mạnh.

Ông Florence cho rằng nhiều quốc gia có thể chấp nhận việc cá nhân nguyên thủ có thể ra lệnh tấn công nhằm vào nước khác mà không cần đưa ra cơ sở pháp lý nhưng Mỹ thì không nên.

Tàu chiến Mỹ ngày 7-4 phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs của Syria. Phía Mỹ tuyên bố vụ tấn công này là nhằm trả đũa vụ quân chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib sáng 4-4 khiến hàng chục người thiệt mạng. Syria bác bỏ cáo buộc thực hiện tấn công bằng vũ khí hóa học. 

Theo New York Times, trong một lá thư gửi tới Quốc hội, Nhà Trắng nói rằng quyền hành pháp của tổng tư lệnh được quy định trong Hiến pháp cho phép Tổng thống Trump có cơ sở để mở mọi cuộc tấn công, để thúc đẩy lợi ích của Mỹ và ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học. Lá thư chính thức duy nhất gửi tới Quốc hội đã kêu gọi “lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi và chính sách đối ngoại”, được ông Florence mô tả là “mơ hồ” và “đáng lo ngại” vì không có sự thừa nhận pháp lý đối với luật pháp trong nước và quốc tế.

Martin Lederman, cựu luật sư Bộ Tư pháp, làm việc dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, xác nhận đã nhận được bản sao tài liệu không chính thức của chính quyền Washington, giải trình rằng cơ sở pháp lý cho cuộc tấn công này cũng giống như cuộc tấn công Libya của chính quyền Obama năm 2011. Tuy nhiên, ông Lederman cũng chỉ ra rằng cuộc tấn công Libya dựa vào nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cho phép những quốc gia sử dụng vũ lực để bảo vệ dân thường nước này, theo RT. Nhưng Liên Hiệp Quốc lại không cho phép tấn công Syria để trừng phạt chính quyền nước này sử dụng vũ khí hóa học. Vì vậy hành động của chính quyền Trump đã làm suy yếu nỗ lực kiềm chế chiến tranh của Liên Hiệp Quốc, ông Lederman nói.

Ngoài Syria, nhóm Protect Democracy còn đề cập Triều Tiên là khu vực tiềm năng xảy ra xung đột, dẫn lời của ông Trump từng nói là Mỹ có khả năng xảy ra "xung đột lớn, rất lớn" với Bình Nhưỡng.(PLO)
-------------------------------

7 nền kinh tế hàng đầu thế giới kêu gọi chống tội phạm mạng

Lãnh đạo tài chính nhóm G7 cam kết tăng hợp tác để chống tội phạm mạng, và không dùng tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh.

Nhóm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy và Anh vừa kết thúc cuộc họp tại Italy. Họ đã bàn bạc về kinh tế toàn cầu, tài chính cho khủng bố, an ninh mạng và thuế.Trong thông cáo kết thúc cuộc họp, 7 nước cho biết sẽ dùng tất cả công cụ chính sách - tài khóa, tiền tệ, cải tổ cấu trúc - để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lãnh đạo tài chính các nước G7 cũng sẽ tăng hợp tác để chống lại các mối đe dọa từ Internet, như vụ tấn công toàn cầu ảnh hưởng đến hàng chục nghìn máy tính tại gần 100 quốc gia vừa được công bố cuối tuần này.

lanh dao tai chinh cac nuoc g7 tha gia hoi nghi tai italy. anh: reuters

Lãnh đạo tài chính các nước G7 tha gia hội nghị tại Italy. Ảnh: Reuters

Thông cáo cũng cho biết các biện pháp tài khóa sẽ được áp dụng để tạo ra việc làm, đồng thời giữ nợ công ở mức bền vững. Còn chính sách tiền tệ sẽ giúp thúc đẩy kinh tế mà không đẩy cao lạm phát.

"Chúng tôi tái khẳng định cam kết về tỷ giá của G7, rằng luôn tuân theo diễn biến của thị trường và sẽ hợp tác chặt chẽ khi có động thái lên thị trường này", thông cáo viết, "Chúng tôi khẳng định các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ luôn hướng tới mục tiêu chung, đồng thời không dùng tỷ giá vì mục đích cạnh tranh".

Dù vậy, không như năm 2016, hội nghị lần này không đề cập đến việc ủng hộ thương mại tự do và phản đối chính sách bảo hộ. Reuters đánh giá việc này phản ánh sức ép từ Mỹ. Tổng thống Donald Trump đến nay vẫn tỏ ra ngờ vực các hiệp định thương mại tự do.  

Đề cập đến cuộc tấn công mạng ảnh hưởng đến hàng chục nghìn máy tính gần đây, các lãnh đạo G7 cho biết: "Chúng tôi nhận ra các vụ tấn công mạng đang ngày càng là mối nguy với nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta cần các phản ứng chính sách phù hợp". Họ kêu gọi các nước hành động chung để phát hiện các mối nguy với hệ thống tài chính toàn cầu, và có biện pháp hiệu quả để đánh giá an ninh mạng tại các công ty tài chính.(Vnexpress)
-------------------------------

Ông Emmanuel Macron chính thức nhậm chức Tổng thống Pháp

Ngày 14/5, Tổng thống đắc cử Pháp Emmanuel Macron đã tuyên thệ nhậm chức tại Điện Elysee ở thủ đô Paris, thay ông Francois Hollande chính thức trở thành tổng thống trẻ tuổi nhất từ trước tới nay của quốc gia châu Âu này.

ong macron va nguoi tien nhiem hollande tai le nham chuc ngay 14/5. anh: sky news

Ông Macron và người tiền nhiệm Hollande tại lễ nhậm chức ngày 14/5. Ảnh: Sky News

Ông Macron tiếp quản nước Pháp từ tay người tiền nhiệm Francois Hollande và sẽ phải đối phó với hàng loạt vấn đề nhức nhối, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp cao, bạo lực Hồi giáo cực đoan và thống nhất đất nước vốn đang bị chia rẽ sâu sắc. 

Một nguồn tin thân cận với ông Macron cho biết tân Tổng thống Pháp sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới vào ngày 15/5 và chính phủ mới sẽ được công bố một ngày sau đó.

Báo chí Pháp ngày 8/5 dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp ông Macron vào ngày 25/5 tại Brussels, bên lề Hội nghị thượng đỉnh tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thông cáo của Nhà Trắng ngày 8/5 cho biết hai nhà lãnh đạo đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại. 

Tổng thống Trump đã bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Macron để cùng vượt qua các thách thức chung. Ông cũng đã nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống và sự hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và đồng minh lâu đời nhất của Washington là Pháp.(TTXVN)
-------------------------

Ấn Độ, Pakistan đấu súng dọc Đường Ranh giới Kiểm soát ở Kashmir

Cuộc đấu súng vẫn đang diễn ra và theo phía Ấn Độ, đã khiến gần 1.100 người phải sơ tán, hàng chục trường học phải đóng cửa vô thời hạn.

Mạng Zee News đưa tin Lục quân Pakistan ngày 14/5 đã nổ súng bừa bãi dọc Đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở vùng Chiti Bakri, huyện Rajouri thuộc khu vực Jammu và Kashmir. 

Một quan chức Ấn Độ cho biết lục quân nước này đã đáp trả mạnh mẽ vụ nổ súng bừa bãi của phía Pakistan. 

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Thiếu tá Manish Mehta nhấn mạnh: ''Lục quân Pakistan đã nổ súng và bắn pháo bừa bãi vào các vị trí của chúng tôi ở LoC, thuộc khu vực Rajouri. Các lực lượng của Ấn Độ đã đáp trả hiệu quả. Vụ đấu súng hiện vẫn đang diễn ra". 

binh si an do tuan tra o khu vuc quan ganderbal, mien trung kashmir. anh: afp/ttxvn

Binh sĩ Ấn Độ tuần tra ở khu vực quận Ganderbal, miền trung Kashmir. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo New Delhi, Islamabad đã vi phảm thỏa thuận ngừng bắn lúc 6 giờ 45 phút sáng cùng ngày (giờ địa phương) và nã đạn vào hơn 7 ngôi làng nằm dọc khu vực biên giới với Ấn Độ.

 

Gần 1.100 người, trong đó có phụ nữ và trẻ em đã phải sơ tán tới các trại cứu nạn do chính quyền dựng lên ở khu vực Nowshera trong đêm 13/5. Ngoài ra, có tới 51 trường học ở Nowshera cùng 36 trường ở khu vực Manjakote và Doongi đã phải đóng cửa vô thời hạn.

Cùng ngày, hãng ANI News đưa tin Lục quân Pakistan đã cảnh báo Ấn Độ về bất cứ hành động ''rủi ro'' nào do quân đội nước này gây ra dọc đường LoC và đường biên giới quốc tế (IB). 

Trên trang mạng xã hội Twitter, Người phát ngôn của lực lượng vũ trang Pakistan, Thiếu tướng Asif Ghafoor viết: ''Bất kỳ hành động rủi ro nào của Lục quân Ấn Độ qua LoC sẽ bị đáp trả bằng sức mạnh và có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường''. 

Trong một tuyên bố, cơ quan quan hệ công chúng liên quân Pakistan cũng cáo buộc Lục quân Ấn Độ sát hại thường dân ở dọc LoC, đồng thời cảnh báo rằng mọi hành động tương tự sẽ kéo theo ''những hậu quả không thể lường trước''. 

Trong khi đó, mạng Zee News đưa tin Pakistan ngày 13/5 cáo buộc Ấn Độ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và Islamabad đã triệu Phó Cao ủy Ấn Độ tới để phản đối việc này. Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ đã bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời cho rằng việc nổ súng qua biên giới là do quân đội Pakistan tiến hành nhằm trợ giúp cho những kẻ khủng bố.(Baotintuc)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 14-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 14-05-2017

    Nga rục rịch tập trận 100.000 quân, Mỹ điều tên lửa Patriot đến Baltic; Iran chặn đứng một âm mưu tấn công khủng bố lớn; Europol phối hợp với các nước điều tra vụ tấn công mạng toàn cầu; Trộm đánh cắp vương miện đính 1.800 viên đá quý ở Pháp

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 14-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 14-05-2017

    Nhật Bản muốn dùng tên lửa Tomahawk “tấn công phủ đầu“; Nhật Bản có thể chọn hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore; Myanmar tiến tới trao quyền lập pháp cho các địa phương; Ấn Độ có thể trở thành cầu nối chiến lược giữa Nga và Phương Tây

Bài cùng chuyên mục