Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 14-11-2017

  • Cập nhật : 14/11/2017

Triều Tiên cáo buộc Mỹ diễn tập chiến tranh hạt nhân

Ngày 13-11 vừa qua, phía Triều Tiên đã gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố tiếp tục theo đuổi chương trình tên lửa hạt nhân bất chấp trừng phạt.

Trong lá thư gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 13-11, trưởng phái đoàn Triều Tiên tại LHQ Ja Song-nam đã lên án cuộc tập trận chung tàu sân bay giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Phía chính phủ Bình Nhưỡng chỉ trích cuộc tập trận đã tạo nên “tình hình tồi tệ nhất từ trước đến nay” tại khu vực, hãng tin Yonhap cho biết.

Triều Tiên cáo buộc Mỹ diễn tập chiến tranh hạt nhân - ảnh 1
Tàu khu trục Hàn Quốc (phải) tham gia tập trận cùng ba đội tàu sân bay tác chiến của hải quân Mỹ. Ảnh: AP

Cuộc tập trận giữa ba nước dự kiến sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (14-11). Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 có đến ba tàu sân bay của Mỹ được huy động đến vùng biển phía Tây Thái Bình Dương để tập trận chung. Nhật Bản cũng đã cử siêu tàu sân bay trực thăng JS Ise đến tham gia cuộc diễn tập, trong khi Hàn Quốc gửi 7 chiếc tàu khu trục đến phối hợp tập trận. Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản cũng đã tham gia các hoạt động huấn luyện cùng phi đội F-18 của tàu USS Ronald Reagan.

Trước cuộc tập trận rầm rộ bất thường, ông Ja Song-nam nhận định: “Các hoạt động diễn tập chiến tranh hạt nhân quy mô lớn và hành vi tống tiền này, vốn đã được Mỹ cùng các đồng minh thực hiện không ngừng nghỉ trong suốt một năm qua đe dọa nền cộng hòa của chúng tôi, cho thấy lựa chọn mà chúng tôi hướng tới là chính xác. Chúng tôi sẽ theo đuổi con đường này đến cùng”.

Chính phủ Bình Nhưỡng đã nhiều lần khẳng định sẽ phát triển năng lực vũ khí hạt nhân đến khi nào đạt được khả năng bắn tên lửa hạt nhân đến được lục địa Mỹ. Hồi tháng 7-2017, Triều Tiên đã thử thành công hai tên lửa đạn đạo tầm xa, sau đó hai tháng tiếp tục thực hiện thành công vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Vụ thử nghiệm tháng 9 vừa qua được xác nhận là lần nổ bom hạt nhân có sức công phá lớn nhất trong lịch sử chương trình vũ khí hủy diệt của Triều Tiên.

Trong bức thư gửi ông Antonio Guterres, ông Ja Song-nam cũng lên án các chuyến bay ngang qua bán đảo Triều Tiên của máy bay ném bom Mỹ. Trong năm qua, Mỹ đã nhiều lần cho máy bay ném bom siêu thanh tàng hình B-1B Lancer, B-2 Spirit, và B-52 tham gia huấn luyện sẵn sàng tác chiến trong khu vực.

Trưởng phái đoàn Triều Tiên tại LHQ cũng cáo buộc Hội đồng bảo an đã “ngó lơ những cuộc diễn tập chiến tranh hạt nhân mà Mỹ tổ chức”, cảnh báo các hoạt động này có thể dẫn đến “thảm họa kinh hoàng cho nhân loại”, theo Yonhap. Ông Ja Song-nam cũng đề nghị Tổng thư ký Guterres chuyển lá thư này đến Hội đồng bảo an và Đại hội đồng LHQ.
--------------------------

Tổng thống Nga Putin nói gì về cuộc tiếp xúc với ông Trump tại Việt Nam?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại APEC vừa rồi khá là thành công, tuy nhiên ông cũng cho biết, hai bên cần tìm kiếm cơ hội để thảo luận chi tiết về mối quan hệ song phương.

tong thong nga putin, tong thong my donald trump

Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tại sao cuộc họp toàn thể không diễn ra?

Ông Putin lý giải lý do tại sao không tiến hành các cuộc đàm phán kéo dài với ông Trump: điều này liên quan đến lịch trình của các nhà lãnh đạo, cũng như các thủ tục của nghị định thư.

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý: "Về vấn đề các cuộc họp riêng, trước tiên, điều đó có liên quan đến lịch trình của ông Trump và lịch trình của tôi, cũng như còn phụ thuộc vào một số thủ tục nhất định, và tiếc là đội ngũ của chúng tôi đã không thể bố trí được ... Tuy nhiên cũng không xảy ra chuyện gì nghiêm trọng cả. Trong phiên họp ngày hôm nay (11/11), chúng tôi đã có những thảo luận, cũng như đưa ra những hứa hẹn. Nói chung, tất cả những gì mong muốn đã đều được chúng tôi đề cập đến".

Tổng thống Nga nhấn mạnh: "Tất nhiên chúng tôi sẽ cần phải tìm kiếm cơ hội, các đội ngũ của chúng tôi…sẽ cần ngồi xuống và bàn bạc về toàn bộ mối quan hệ của hai bên".

Mối quan hệ vẫn đang trong khủng hoảng

Ông Putin tiếp tục: "Chúng tôi có một cuộc đối thoại bình thường. Thật không may, do có ít thời gian nên chưa thể đề cập một cách chi tiết trên toàn bộ phạm vi của các mối quan hệ hai bên, và tại đó chúng tôi cũng bàn về lĩnh vực an ninh và lĩnh vực hợp tác kinh tế, mà hiện giờ gần như đang ở con số không".

Ông Putin cho biết, thực tế cuộc họp riêng không diễn ra, và chỉ ra rằng mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ vẫn chưa vượt ra khỏi khủng hoảng.

"Chúng tôi đã sẵn sàng lật giở trang mới, nhìn về tương lai, để giải quyết vấn đề mà cả người dân Mỹ và nhân dân Nga đều quan tâm, cũng như suy nghĩ xem làm thế nào để lấp đầy mối quan hệ kinh tế của chúng ta bằng những nội dung nghiêm túc, cụ thể", Tổng Putin thống nhấn mạnh.

Theo ông, khối lượng thương mại hiện tại vẫn chưa tương xứng đối với những nước như Hoa Kỳ và Nga. Ông lưu ý rằng trong khuôn khổ các cuộc hội đàm, hai bên đáng lẽ có thể thảo luận được về chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh. "Các bên nói về cách thức sử dụng những cơ hội mới mà nền kinh tế số mang lại cho sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế", Tổng thống giải thích.

"Một con người dễ chịu"

Các nhà báo đã hỏi Tổng thống Putin, xem liệu ông có gặp phải cái bắt tay mạnh mẽ nổi tiếng của ông Trump hay không. Đáp lại, nhà lãnh đạo Nga nói rằng Tổng thống Hoa Kỳ đã xử sự một cách "cực kỳ thiện ý và chính xác" tại các cuộc họp. Ông Putin kết luận: "Ông ấy là một người tài giỏi và dễ chịu khi cùng làm việc trong các cuộc tiếp xúc".

Vấn đề Syria

Theo Tổng thống Nga, các công việc đạt được trong các lĩnh vực tại APEC rất hữu ích và thành công, bởi Nga và Hoa Kỳ đã đạt được đồng thuận trong tuyên bố về Syria.

"Tôi cho rằng điều này rất quan trọng bởi vì nó nhấn mạnh một số điều cơ bản: thứ nhất, việc tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố là vô cùng quan trọng đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh những thảm kịch gần đây xảy ra liên quan đến những cuộc tấn công khủng bố. Chúng ta – những quốc gia từ lâu đã phải đối mặt với vấn đề này, và đây là điều quan trọng cho toàn thể cộng đồng quốc tế", ông Putin nói.

Ông nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống khủng bố sẽ được tiếp tục, với các nỗ lực chung.

Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga cũng lưu ý, các hoạt động quân sự nhằm loại bỏ đầu não khủng bố tại Syria sắp chấm dứt và hiện giờ điều quan trọng nhất là củng cố các hiệp định về các khu vực leo thang và chế độ ngưng bắn, cũng như tạo điều kiện cho sự khởi đầu tiến trình chính trị.

"Điều này nằm trong tuyên bố chung Nga-Mỹ, và tôi nghĩ rằng đây sẽ là một yếu tố quan trọng trong công tác giải quyết vấn đề Syria", ông nói.

Ông Putin cũng nhấn mạnh, rằng một điều cực kỳ quan trọng là tuyên bố này khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Syria.
--------------------------

EU đạt thỏa thuận ‘nhất thể hóa’ quân đội của khối

Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận lịch sử trong việc thống nhất lực lượng quân đội các nước trở thành một thể thống nhất.

 

cac nuoc eu dat duoc thoa thuan nhat the hoa luc luong quan doi cua khoi - anh: reuters

Các nước EU đạt được thỏa thuận nhất thể hóa lực lượng quân đội của khối - Ảnh: REUTERS

 

Theo hãng tin Quartz (Mỹ), ngày 13-11, rốt cuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đã ký được một thỏa thuận thống nhất về việc hợp nhất lực lượng quân đội các nước tạo thành một sức mạnh tập thể lớn mạnh hơn.

Theo đó EU sẽ phối hợp với nhau trong đóng góp ngân sách quân đội, phát triển vũ khí và điều động hoạt động bảo vệ an ninh toàn khối.

Việc tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đưa ra những chỉ trích việc các quốc gia EU không đóng góp đủ ngân sách theo quy định cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã trở thành chất xúc tác đẩy nhanh hơn kế hoạch nhất thể hóa trong hợp tác quân đội ở EU.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa phía sau thỏa thuận này được cho là chiến lược của EU nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ một cách hợp thức.

Cao ủy phụ trách đối ngoại EU, bà Federica Mogherini gọi đây là một thỏa thuận "lịch sử" vì theo bà "vấn đề thực sự không phải là việc chúng ta đang bỏ ra bao nhiêu, mà là việc trên thực tế chúng ta đang chi tiêu một cách rời rạc".

Cũng theo bà Federica Mogherini, việc đạt được thỏa thuận này cũng sẽ góp phần củng cố thêm hoạt động của tổ chức NATO do Mỹ chủ trì.

Trước nay Anh luôn là nước phản đối ý tưởng về một lực lượng phòng vệ chung của EU, họ phản đối một dạng thức kiểu như "quân đội châu Âu".

Tuy nhiên với kế hoạch Brexit đã và đang diễn ra, Anh không còn là cản trở trong vấn đề này, và 23 quốc gia thành viên EU khác đã cùng nhau đạt được thỏa thuận này.

Sau khi quá trình Brexit hoàn tất, nước Anh vẫn có thể tham gia nhưng chắc chắn sẽ có những điều kiện cụ thể.

Theo thỏa thuận, EU sẽ có một khoản ngân sách phòng vệ châu Âu trị giá 5 tỉ euro (5,8 tỉ USD) để mua vũ khí, một quỹ khác dành cho các hoạt động quân sự và một khoản ngân sách khác nữa dành cho nghiên cứu.

Các nhà lãnh đạo EU hy vọng với thỏa thuận này, EU sẽ có các lực lượng quân đội ở mỗi nước được đồng bộ hóa tốt hơn để có thể cùng nhau phản ứng trước những khủng hoảng có thể xảy ra.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel gọi đây là "một cột mốc trong sự phát triển của châu Âu".

Sau khi đạt được thỏa thuận, bước tiếp theo liên quan sẽ là việc các nhà lãnh đạo EU phải ký thông qua một thỏa thuận có tính ràng buộc về luật pháp trong tháng 12 tới.(Tuoitre)
----------------------------

Thủ tướng Anh cáo buộc Nga khiến phương Tây bất ổn

Thủ tướng Anh Theresa May đã có màn công kích mạnh mẽ nhắm vào Nga khi cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử nhằm gây bất ổn trong nền dân chủ phương Tây.

Phát biểu tại một sự kiện ở London ngày 13.11, Thủ tướng Theresa May cho rằng chính quyền Nga đang tìm cách gây tổn hại xã hội tự do bằng việc sáp nhập Crimea, dính líu vào xung đột ở miền đông Ukraine, theo Bloomberg.

Bà May còn cáo buộc Nga nhiều lần xâm phạm không phận của nhiều nước châu Âu, duy trì chiến dịch gián điệp mạng và gây chia rẽ. Bên cạnh đó, Moscow còn can thiệp vào cuộc bầu cử và tấn công mạng Bộ Quốc phòng Đan Mạch, quốc hội Đức..., theo Thủ tướng Anh.

Bà May nói rằng Moscow có thể là đối tác giá trị của phương Tây và Anh không muốn dính vào cuộc đối đầu bất tận với Nga như thời Chiến tranh lạnh, tuy nhiên điều đó chỉ xảy ra nếu Nga chịu chơi theo luật.

Ngoài ra, Thủ tướng Anh cảnh báo sẽ có biện pháp cần thiết nhằm đối phó những hoạt động gây hại của Nga. Phát biểu của Thủ tướng May trái ngược với tuyên bố hồi tuần trước của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người tin rằng Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ năm 2016.(Thanhnien)
----------------------------

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 13-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 13-11-2017

    Việt - Mỹ sắp thống nhất kế hoạch hợp tác quân sự mới; Đàm phán chính thức về COC sẽ diễn ra vào năm tới?; Triều Tiên nói với Nga đã sẵn sàng tấn công hạt nhân Mỹ?; Việt Nam dự kiến mua tên lửa S-400, báo Trung Quốc bình luận gì

  • Tin thế giới đáng chú ý 11-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 11-11-2017

    Ấn Độ thử thành công tên lửa mạnh ngang Tomahawk; Nhật Bản sẽ xây 4 trạm radar, giúp Philippines chống cướp biển; Nga tuyên bố cách đáp trả trừng phạt truyền thông Mỹ; Tên lửa của Mỹ sẽ đánh chặn được tên lửa của Nga?

Bài cùng chuyên mục