Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 05-12-2017

  • Cập nhật : 05/12/2017

Chuyên gia Nga: "Cánh cửa tương tác Mỹ - Nga sẽ bị đóng lại"

Chuyên gia Dmitry Danilov cho rằng để bảo vệ vị trí của mình, cũng như phải chịu sức ép từ chính quyền, Tổng thống Trump sẽ buộc phải thể hiện thái độ cứng rắn và bỏ qua các cơ hội bình thường hóa quan hệ với Nga.

Ria Novosti dẫn lời ông Dmitry Danilov, trưởng phòng An ninh châu Âu của Viện Châu Âu thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, cho biết: chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ có thể sẽ khiến "cánh cửa" tương tác giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga phải khép lại.

Trước đó, tờ Wall Street Journal đưa tin, rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ sớm giới thiệu một chiến lược an ninh quốc gia mới, sẽ dựa trên sự cần thiết phải đối đầu với Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Tờ báo đặc biệt nhắc lại rằng chiến lược sẽ tính đến "sự xâm lược của Nga và những nỗ lực tuyên truyền ở phương Tây".

Chuyên gia lưu ý rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga đang ở mức rất thấp, còn về phía đại sứ Mỹ tại Moscow, John Huntsman cũng cho biết sự tin tưởng giữa các bên đang "ở số không".

Phát biểu trên RIA Novosti, ông Danilov nói: "Có vẻ như mối quan hệ không thể giảm xuống thêm nữa, tuy nhiên cho đến nay khả năng hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể vẫn mở. Hiện các cánh cửa vẫn đóng kín, song vẫn có hy vọng, thời gian chẳng còn bao nhiêu ... Có thể các cánh cửa sẽ bị đóng sập lại, nếu không tận dụng được cơ hội".

Chuyên gia chắc chắn rằng chiến lược nói trên sẽ được thông qua, nhưng vẫn tồn tại vấn đề đó là sẽ phải phát triển các thảo luận theo chiều hướng nào. Ông nhận định: "Hoàn toàn có khả năng dự án đang được thảo luận sẽ phát triển theo hướng có lợi cho nó (chiến lược) và thậm chí còn cứng rắn hơn".

Chuyên gia phân tích: "Nếu nói về nước Nga, thì tất nhiên, họ sẽ không đi đến chỗ nới lỏng quan điểm trong mối quan hệ với Nga. Nhiều khả năng, sắp tới sẽ hoàn toàn ngược lại, thời gian gần đây, rõ ràng rằng những nỗ lực tìm ra một chương trình nghị sự hạn chế nhưng có tầm quan trọng trong mối quan hệ song phương, nhằm tương tác mang tính xây dựng, đã thất bại".

Theo ông Danilov, Tổng thống Trump không thể giảm nhẹ đi thái độ của mình đối với Moscow, trong đó một phần là do tình hình chính trị nội bộ. Ở đây, tâm trạng chung trong giới lập pháp Mỹ đóng một vai trò quan trọng, nó liên quan thực sự với việc phản đối Nga, cũng như các cuộc đấu tranh xung quanh các nhân vật chủ chốt trong chính quyền ông Trump, bao gồm cả những nhân vật trước đây và hiện tại.

Ông Danilov tin rằng, để bảo vệ chỗ đứng của mình, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ bị buộc phải chứng minh sự cứng rắn của ông và không quan tâm đến việc tìm kiếm một số cơ hội đặc biệt để bình thường hóa quan hệ với Nga.(Infonet)
---------------------

Nga sẵn sàng nếu xảy ra chiến tranh Triều Tiên

Nga ghi nhận tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên đặt ra vấn đề các nước này cần sẵn sàng nếu điều tồi tệ nhất - chiến tranh Triều Tiên - xảy ra.

Nga sẵn sàng nếu xảy ra chiến tranh Triều Tiên - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: Sputnik

Theo Sputnik ngày 2-12, chia sẻ quan điểm của mình về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh Triều Tiên, hai nạn nhân đầu tiên là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ông cũng lên án những hành động khiêu khích của Mỹ với Triều Tiên, cũng như việc Washington lôi kéo Tokyo và Seoul ủng hộ hành động khiêu khích này.

Còn theo tờ Newsweek, ông Nikolai Patruschev - người đứng đầu Hội đồng an ninh Nga - ngày 1-12 cho biết Nga đã chuẩn bị sẵn sàng nếu xảy ra chiến tranh Triều Tiên.

Nga sẵn sàng nếu xảy ra chiến tranh Triều Tiên - Ảnh 2.

Ông Nikolai Patruschev - chủ tịch Hội đồng an ninh Nga - trong một cuộc họp - Ảnh: Reuters

Trong cuộc phỏng vấn với Đài RIA Novosti của Nga, ông Patruschev nói Chính phủ Nga đã nghĩ đến kịch bản chiến tranh, tuy nhiên ông không nói rõ vai trò của Nga trong xung đột này và cho rằng "Nga về cơ bản là tự bảo vệ cho chính mình".

Chúng tôi có biên giới chung với Triều Tiên, vì thế nếu chiến tranh nổ ra sẽ có nhiều vấn đề, kể cả cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ không cho phép xảy ra chuyện này”

Nikolai Patruschev - chủ tịch Hội đồng an ninh Nga 

Trong ba tháng qua, Nga đã tổ chức tập trận hải, lục, không quân tại vùng Primorye, nơi Nga có đường biên giới ngắn với Triều Tiên.

Dĩ nhiên chúng tôi mong sao cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên sẽ được giải quyết bằng con đường chính trị và ngoại giao, nhưng nếu xảy ra chiến tranh, chúng tôi đã sẵn sàng".

Nikolai Patruschev - chủ tịch Hội đồng an ninh Nga 

Chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng cho phóng tên lửa Hwang-15, quân đội Nga thông báo họ tổ chức một cuộc tập trận nữa ở Primorye, lần này có cả tập luyện đổ bộ lên bãi biển. Vùng Kamchatka lân cận cũng sẽ có tập trận vào cuối năm.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng tiếp tục tố Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng những ngôn ngữ đanh thép. Theo CNN, ngày 2-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên chỉ trích ông Trump là "phá hoại hòa bình thế giới" và Trump đang "cầu xin một cuộc chiến tranh hạt nhân".

Nga sẵn sàng nếu xảy ra chiến tranh Triều Tiên - Ảnh 5.

Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân - Ảnh: Reuters

Cáo buộc được Triều Tiên đưa ra trước thời điểm Mỹ và Hàn Quốc dự kiến tiến hành tập trận chung vào ngày 4-12 với khoảng 12.000 quân nhân Mỹ và 230 máy bay tham gia.

Căng thẳng Mỹ và Triều Tiên vẫn không ngừng leo thang trong những tuần qua và mới đây, ngày 29-11, Triều Tiên đã bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong - 15, được cho là mạnh nhất từ trước tới nay và có thể đặt toàn bộ lãnh thổ Mỹ vào tầm bắn. Sau vụ thử tên lửa, Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân.(Tuoitre))
----------------------------

Trung Quốc tập trận "lạ" ở khu vực gần Triều Tiên

Không quân Trung Quốc mới tiến hành một cuộc diễn tập với sự tham gia của nhiều loại máy bay “trên những tuyến đường và khu vực chưa từng bay qua trước đây” trên biển Hoàng Hải và biển Nhật Bản gần bán đảo Triều Tiên.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), đây là thông tin được phát ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke thông báo tại một sân bay ở phía bắc Trung Quốc hôm 4/12, trùng với thời điểm Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận không quân quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

trung quoc giu bi mat ve thoi gian va dia diem cu the to chuc cuoc dien tap moi nhat cua luc luong khong quan.

Trung Quốc giữ bí mật về thời gian và địa điểm cụ thể tổ chức cuộc diễn tập mới nhất của lực lượng không quân.

Dù không công khai cụ thể thời gian và địa điểm tổ chức diễn tập, song theo ông Shen, các chiến đấu cơ Trung Quốc đã tới những khu vực chưa từng bay qua trước đây. Những bài tập như thế này sẽ được áp dụng thường xuyên trong thời gian tới để nâng cao khả năng hoạt động của không quân Trung Quốc nhằm sẵn sàng bảo vệ các lợi ích chiến lược của quốc gia.

Cũng theo ông Shen, cuộc diễn tập không quân có sự tham gia của các máy bay trinh sát, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm cùng sự phối hợp của các đơn vị tên lửa đất đối không.

Chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, ông Li Jie nhấn mạnh cuộc tập trận của không quân Trung Quốc là nhằm thể hiện khả năng phối hợp hành động giữa các lực lượng. Đây cũng là một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh hiện địa.

Ngoài ra, việc Trung Quốc công bố thông tin về cuộc tập trận này đúng ngày 4/12 là nhằm gửi đi thông điệp tới quân đội Mỹ – Hàn.

“Việc Trung Quốc chọn thời gian để tiết lộ thông tin quan trọng là nhằm cảnh báo Washington và Seoul tránh có thêm hành động khiêu khích Bình Nhưỡng”, ông Li nói.

Còn theo chuyên gia Song Zhongping, dù địa điểm tổ chức cuộc tập trận không quân không được tiết lộ nhưng nhiều khả năng các chiến đấu cơ đã bay qua khu vực nhạy cảm nằm trong vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc đã đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông hồi năm 2011.

Ông Song nói thêm, các máy bay trinh sát của quân đội Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập sẽ giúp Bắc Kinh thu thập thêm thông tin về hoạt động triển khai quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, hôm 4/12, quân đội Mỹ – Hàn đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận không quân quy mô lớn 5 ngày mang tên “Vigilant Ace”. Cụ thể, 230 máy bay quân sự đã tham gia cuộc tập trận này bao gồm các chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor và hàng chục ngàn binh sĩ.

Cuối tuần trước, Bình Nhưỡng đã lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận của Mỹ – Hàn đồng thời cáo buộc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang “van xin một cuộc chiến hạt nhân”.

Còn hôm 2/12, không quân Trung Quốc cho biết máy bay vận tải Y-9 do nước này tự chế tạo đã hoàn thành cuộc diễn tập lần đầu tiên trên Biển Đông. (Infonet)
-----------------------------

Trung Quốc sản xuất hàng loạt tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn nhằm mục đích gì?

Trung Quốc đang tăng tốc chế tạo tàu đổ bộ đệm khí Type 726/726A để phục vụ cho yêu sách lãnh thổ phi pháp. Trung Quốc sẽ còn sản xuất lô tàu đổ bộ Type 075 lớp 35.000 tấn mới.

day la hinh anh ve tinh cua jane's cho thay trung quoc dang day nhanh che tao tau do bo dem khi type 726a. anh: jane's/cankao.

Đây là hình ảnh vệ tinh của Jane's cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh chế tạo tàu đổ bộ đệm khí Type 726A. Ảnh: Jane's/Cankao.

Tờ Jane's Defense Weekly Anh gần đây cho biết hình ảnh vệ tinh chụp nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải, Trung Quốc cho thấy nước này đang gia tăng chế tạo tàu đổ bộ đệm khí Type 726/726A lớp Ngọc Nghĩa. 
Từ hình ảnh chụp ngày 24/11 có thể thấy những tàu đổ bộ đệm khí Type 726A sắp hoàn thành. Nghe nói, có 6 tàu đổ bộ đệm khí lớp Ngọc Nghĩa đã biên chế cho quân đội Trung Quốc, chiếc đầu tiên có số hiệu 3320 lộ diện vào năm 2007.
Những tàu đã chế tạo này chia làm hai lô, đã lần lượt biên chế cho quân đội Trung Quốc. Lô 3 chiếc đầu tiên sử dụng động cơ UGT6000 của Ukraine, lô 3 chiếc tiếp theo sử dụng tua-bin chạy ga QC-70 do Trung Quốc tự chế tạo.
Tàu đổ bộ Type 071 lớp Ngọc Chiêu dài 210 m, lượng giãn nước 20.000 tấn, có thể mang theo nhiều nhất 4 tàu đổ bộ đệm khí. Chiếc Type 071 đầu tiên biên chế vào năm 2007, chiếc thứ năm gần đây hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Hoa Trung, Hỗ Đông, Thượng Hải, dự tính biên chế vào năm 2018.
Một trong những nguyên nhân tàu đổ bộ đệm khí Type 726 chế tạo chậm chạp là do việc tích hợp động cơ QC-70 đã xuất hiện vấn đề khó khăn công nghệ. 
Tàu đệm khí Type 726 được thiết kế dưới sự hỗ trợ của Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô, có những điểm tương tự như tàu đổ bộ đệm khí LCAC của hải quân Mỹ, nhưng thể tích lớn hơn, khoang điều khiển/chỉ huy nằm ở mạn trái, chứ không phải mạn phải.
tau do bo dem khi type 726 trung quoc.

Tàu đổ bộ đệm khí Type 726 Trung Quốc.

Căn cứ vào Niên giám tàu chiến Jane's, tàu đổ bộ đệm khí này có thể chở theo 2 xe chiến đấu bộ binh đổ bộ ZBD-05 và binh sĩ tương ứng. Mặc dù được cho là có thể chở được 60 tấn, nhưng tải trọng lớn nhất của tàu Type 726 chỉ là mang theo xe tăng Type 96 nặng 42,6 tấn.
Do tốc độ sản xuất tàu đổ bộ đệm khí Type 726A chậm chạp, khả năng hỗ trợ phát động tấn công nhanh của tàu đổ bộ Type 071 Trung Quốc bị hạn chế, quân đội Trung Quốc hiện đang giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đã sử dụng các khoang của tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 để mang theo nhiều xe đột kích hơn, có lợi cho tiến hành các hành động tác chiến cự ly gần. Một lô tàu đổ bộ Type 075 lớp 35 tấn mới trang bị máy bay trực thăng dự tính sẽ được Trung Quốc sản xuất, chúng cũng sẽ đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với việc tăng sản lượng tàu đổ bộ đệm khí Type 726.
Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đối với hầu hết Biển Đông. Việc Trung Quốc tăng cường sản xuất tàu đổ bộ, tàu đệm khí cũng nhằm thực hiện yêu sách này.
Trung Quốc rất coi trọng phát triển lực lượng tàu đổ bộ, tàu đệm khí, đáng chú ý là đã có thể sản xuất, trang bị tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr, công nghệ Ukraine. Đây là loại tàu đệm khí lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã từng cho nó diễn tập trên Biển Đông…(Bivlive)
Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 01-12-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 01-12-2017

    Trung Quốc đồn trú chiến đấu cơ phi pháp ở đảo Phú Lâm; Mỹ cảnh báo chính quyền Triều Tiên sẽ bị hủy diệt nếu có chiến tranh; Thủ tướng Campuchia sang Trung Quốc tìm viện trợ; Ấn Độ cảnh báo lực lượng biên phòng về phần mềm Trung Quốc

  • Tin thế giới đáng chú ý 30-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 30-11-2017

    Trung Quốc hành động nóng, quyết giành miếng bánh Syria; Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa khi châu Á đang say ngủ; Triều Tiên gây sốc, phóng tên lửa đạn đạo ICBM có thể tấn công bất cứ đâu ở Mỹ; Mỹ nâng cấp AT4 cho chiến trường Trung Đông

Bài cùng chuyên mục