Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 02-09-2017

  • Cập nhật : 02/09/2017

Campuchia và Lào đạt thỏa thuận giải quyết vấn đề biên giới

Sau cuộc gặp kín hơn 2 giờ tại Phnom Penh, hai nhà lãnh đạo của Campuchia và Lào đã nhất trí 4 điểm quan trọng trong giải quyết vấn đề biên giới.

thu tuong campuchia hun sen va thu tuong lao thoungloun sisoulith (phai) bat tay trong cuoc hop bao to chuc o phnom penh ngay 1-9 - anh chup man hinh

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thoungloun Sisoulith (phải) bắt tay trong cuộc họp báo tổ chức ở Phnom Penh ngày 1-9 - Ảnh chụp màn hình

 

Theo báo Bangkok Post của Thái Lan, sáng 1-9, tại thủ đô Phnom Penh, sau cuộc gặp kín dài hơn 2 giờ đồng hồ tại Cung Hòa Bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisulith đã tổ chức họp báo về vấn đề biên giới giữa hai nước.

Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Hun Sen khẳng định cuộc gặp giữa Thủ tướng hai nước lần này là giai đoạn quan trọng, nhằm đưa hai nước tiến tới giải quyết dứt điểm các vấn đề biên giới còn tồn đọng.

Nhà lãnh đạo Campuchia đồng thời nhấn mạnh rằng nếu không có mối quan hệ gần gũi hơn 30 năm giữa hai Thủ tướng, vấn đề biên giới giữa hai nước sẽ rất khó giải quyết.

Thủ tướng Hun Sen cho biết hai vị đã nhất trí 4 điểm quan trọng trong cuộc gặp này.

Một là, trong vài ngày tới, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước sẽ tiến hành họp tại thủ đô Phnom Penh để thảo luận, tìm kiếm và thống nhất các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề biên giới còn tồn đọng.

Hai là, phía Lào đồng ý kiểm tra, giải quyết 4 điểm còn tồn đọng theo đề nghị của phía Campuchia được nêu trong thư của Thủ tướng Hun Sen gửi Thủ tướng Lào.

Ba là, hai bên thống nhất để Ủy ban Biên giới hai nước xuống thực địa khu vực O'Tangav xem xét và phân định biên giới tại khu vực này.

Bốn là, hai Thủ tướng sẽ cùng ký vào bức thư đề nghị tổng thống Pháp hỗ trợ chuyển bản vẽ bản đồ biên giới Campuchia - Lào do Pháp vẽ trước đây từ tỉ lệ 1/100.000 sang bản đồ tỉ lệ 1/50.000 và cung cấp các tài liệu liên quan đến biên giới hai nước.

"Chúng tôi cũng sẽ đề nghị phía Pháp hỗ trợ mọi tài liệu liên quan vấn đề biên giới giữa Campuchia và Lào", Thủ tướng Hun Sen tuyên bố tại họp báo.

Thủ tướng Hun Sen khẳng định cuộc gặp này là nhằm giải quyết cả gói các vấn đề còn tồn đọng giữa biên giới hai nước, mà không chỉ giải quyết từng vấn đề cụ thể.

Thủ tướng Lào đồng ý với 4 điểm Thủ tướng Hun Sen nêu nói trên, đồng thời khẳng định quan hệ trực tiếp giữa hai Thủ tướng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề còn bất đồng.

Nhà lãnh đạo Lào đồng thời tin tưởng rằng vấn đề biên giới giữa hai nước sẽ được giải quyết trên tinh thần hữu nghị, công bằng, bằng các biện pháp hòa bình và không ai có quyền can thiệp.

Thủ tướng Lào cho biết ông đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp ở các cột mốc biên giới 033, 017, 032 và ở khu vực O’Svay thuộc tỉnh Strung Treng của Campuchia. 

binh si campuchia di chuyen o thu do phnom penh ngay 12-8 trong boi canh duoc cho la len bien gioi voi lao - anh: afp

Binh sĩ Campuchia di chuyển ở thủ đô Phnom Penh ngày 12-8 trong bối cảnh được cho là lên biên giới với Lào - Ảnh: AFP

 

Trước đó, trong cuộc gặp ngày 12-8 tại thủ đô Vientiane của Lào, hai Thủ tướng cũng đã nhất trí hai bên sẽ cùng rút quân ra khỏi khu vực biên giới giữa tỉnh Attapue của Lào và tỉnh Strung Treng của Campuchia.

Căng thẳng giữa hai nước bất ngờ leo thang khi Thủ tướng Hun Sen, vào ngày 11-8, thông báo điều động binh lính, pháo và xe tải đến biên giới Lào và ra tối hậu thư để các binh lính Lào xâm phạm lãnh thổ Campuchia phải rút trước ngày 17-8. Ông thậm chí đe dọa động binh nếu Lào không rút quân.

Theo báo Bangkok Post, phía Campuchia cho rằng 30 binh sĩ Lào đã thâm nhập vào khu vực Strung Treng của Campuchia.

Sau đó, Thủ tướng Hun Sen bay sang Vientiane và gặp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith trong ngày 12-8.

Trong cuộc họp báo chung sau đó được truyền trực tiếp trên trang Facebook của ông Hun Sen, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết "tôi đã ra lệnh các cơ quan chức năng liên quan rút quân tại khu vực biên giới trước sáng mai (tức 13-8)".

Hiện tại có 121 trong số 145 cột mốc trên biên giới dài 533 km giữa hai nước Campuchia và Lào đã được cắm.(Tuoitre)
-----------------------

Tân Đại sứ Nga tại Mỹ: Không xin bỏ trừng phạt

Anatoly Antonov - Tân Đại sứ Nga tại Mỹ kiên định trong lập trường với Mỹ về các lệnh trừng phạt.

Tân Đại sứ của Nga tại Mỹ Anatoly Antonov sắp tới sẽ nhận nhiệm vụ. Vào đêm trước ngày khởi hành, ông đã trả lời phỏng vấn tờ Kommersant về nhiệm vụ mới đầy khó khăn của mình trong bối cảnh quan hệ hai nước đang xấu đi một cách nghiêm trọng.

Đại sứ Antonov thừa nhận đang bước chân vào một nhiệm kỳ khó khăn và quyết tâm nỗ lực làm tốt nhất công việc của một Đại sứ.

tan dai su nga tai my anatoly antonov.

Tân Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov.

"Nhiệm vụ chính của các đại sứ là đảm bảo và bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Người làm đại sứ nên sẵn sàng để làm điều đó trong mọi điều kiện, bất kể tình huống đối thoại với nước chủ nhà là như thế nào" - Đại sứ Anatoly Antonov nhận định.

Tân Đại sứ cũng đánh giá, quan hệ Nga- Mỹ trong những năm gần đây suy giảm nghiêm trọng bởi những hành động của chính quyền trước đó.

Đại sứ Antonov dẫn lời của Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, quan hệ xấu đi của hai nước không phải là lựa chọn của Nga và một cuộc đối thoại với chính quyền Mỹ hiện tại là không dễ dàng.

Theo đó, Đại sứ Nga nhấn mạnh, việc xấu đi trong mối quan hệ với Mỹ, một mặt bị ảnh hưởng từ những di sản mà chính quyền cũ của ông Barack Obama để lại.

Mặt khác, đó là những nỗ lực bền bỉ của một số lực lượng nhất định trong chính quyền Washington để sử dụng lá bài Nga cho một cuộc đấu tranh chính trị ở trong nước, bao gồm cả việc lôi kéo vô thời hạn về "những can thiệp" của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ năm ngoái và các vu cáo khác.

Điều này, tất nhiên, gây trở ngại cho sự tương tác giữa hai bên và tạo ra một nền tảng khó khăn cho công việc của cơ quan ngoại giao Nga tại Mỹ.

"Không thể gọi tình hình hiện nay là bình thường được khi mà các cuộc tiếp xúc thông thường giữa các quan chức và nhân viên Đại sứ dưới con mắt truyền thông, lại bị coi là các hoạt động gián điệp, các nhà ngoại giao của chúng tôi bị trục xuất ra khỏi đất nước mà không có một tuyên bố chính thức. Chúng tôi còn bị tước các cơ sở ngoại giao. Đây là vi phạm Luật pháp quốc tế" - ông Antonov chia sẻ.

Hiệu ứng "quá nóng" của tình hình chính trị Mỹ và các hoạt động vận động hành lang quá tích cực của những người ghét Nga được thúc đẩy, tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga. Đây là một đòn đánh nghiêm trọng đối với quan hệ song phương, ảnh hưởng tới khả năng hợp tác.

"Chúng tôi phải nói rằng quả là đáng tiếc và khó hiểu về quyết định của Mỹ khi áp đặt các hạn chế về việc đăng ký visa. Một cách chính xác và rõ ràng, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cho rằng, đây không phải việc bị trục trặc kỹ thuật từ một dịch vụ lãnh sự chuyên nghiệp và được bố trí tốt như Mỹ. Ông cân nhắc đây là một động cơ chính trị"- ông Anatoly Antonov nói.

Dẫu vậy, Đại sứ Nga vẫn tự tin về việc tìm kiếm một nền tảng chung với chính quyền Mỹ.

"Chúng tôi luôn quan tâm đến việc hợp tác mang tính xây dựng với Washington trên tất cả các chương trình nghị sự song phương và quốc tế... Thái độ của Tổng thống Mỹ mới - ông Donald Trump là cải thiện quan hệ Nga - Mỹ được thể hiện rất rõ ràng trong chiến dịch tranh cử. Đối với Moscow mà nói, tất nhiên, hiểu rằng, đây là một động thái tích cực.

Nhưng để cải thiện bầu không khí và đặc biệt là chất lượng của mối quan hệ song phương, chỉ có thể đạt được khi sự hợp tác được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng, tôn trọng lợi ích thực sự và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, mà không cần bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt ý chí của mình" - Đại sứ Nga nói.

Đã đến lúc dừng lại các biện pháp trừng phạt

Tân Đại sứ Nga tại Mỹ cho rằng Nga sẽ không bao giờ và cũng không có ý định yêu cầu hủy bỏ các biện pháp cấm vận của Mỹ. Điều này không có nghĩa các biện pháp trừng phạt mang lại điều kiện tốt hơn cho kinh tế Nga (dù điều đó là thật- PV) nhưng quan hệ giữa hai nước không thể cải thiện nếu có hàng rào trừng phạt này.

“Nga sẽ không bao giờ và cũng không có ý định yêu cầu hủy bỏ các biện pháp cấm vận (của Mỹ đối với Nga), dù rõ ràng các biện pháp này là thái độ thù địch chống lại đất nước chúng ta”- ông nói.

Đại sứ Nga cũng nhắc tới vấn đề hạt nhân khi kêu gọi Mỹ cùng ngồi lại với nhau và bỏ hết các biện pháp trừng phạt.

"Đã đến lúc dừng lại, bạn không thể không ngừng đi trên con đường về sự sao chép về hành động chống Nga (như chính quyền cũ- PV).

Chúng tôi hy vọng rằng, Washington hiểu được sự vô ích khi cố tình đẩy Nga ra xa. Chúng ta không được quên rằng Nga và Mỹ, với các khả năng sở hữu hạt nhân, cần có một trách nhiệm đặc biệt đối với sự ổn định và an ninh toàn cầu. Khi chúng ta cùng nhau hành động, thế giới đang trở nên an toàn hơn"- Đại sứ Nga nhấn mạnh.

dai su quan nga tai washington.

Đại sứ quán Nga tại Washington.

Ông Antonov cũng tuyên bố Moscow và Washington nên thiết lập lại các kênh liên lạc trực tiếp giữa những người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh, quân sự hai nước dưới dạng 2+2 như các cuộc gặp giữa lãnh đạo Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và Cơ quan Tình báo Đối ngoại (SVR) của Nga với Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ.

Theo vị Đại sứ, Nga và Mỹ hiện nay vẫn còn hợp tác song phương về các chương trình nghị sự quốc tế, trong đó có cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy chống, tội phạm có tổ chức, an ninh mạng. 

Cả hai đều có lợi thế để xây dựng mô hình tương tác, trong đó sẽ đảm bảo khả năng dự báo, loại trừ các phản ứng bất ngờ nhằm giảm thiểu tối đa căng thẳng.(ĐVO)
---------------------

Trung Quốc và Brazil thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Ngày 1/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Brazil Michel Temer đã nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

 

tong thong brazil michel temer (trai) va chu tich trung quoc tap can binh (phai). anh: afp

Tổng thống Brazil Michel Temer (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). Ảnh: AFP

 

Tổng thống Temer đang có mặt ở Bắc Kinh trong khuôn khổ chuyến thăm nhà nước theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong thời gian ở Trung Quốc, nhà lãnh đạo Brazil sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và Đối thoại Các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển diễn ra ở thành phố duyên hải Hạ Môn, thuộc tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc từ ngày 3-5/9.
  
Khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Năm nay, Trung Quốc giữ chức Chủ tịch BRICS. Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn sẽ là cơ hội để đạt được các bước tiến mới trong lĩnh vực văn hóa, giao lưu nhân dân và hợp tác, qua đó giúp củng cố sự ủng hộ của người dân đối với hợp tác trong BRICS. Chiếm 26% diện tích toàn cầu, BRICS có dân số tương đương 42% dân số thế giới và chiếm 27% tổng sản phẩm quốc nội thế giới.(Baotintuc)
-----------------------

Mỹ yêu cầu Nga đóng cửa tổng lãnh sự quán

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến căng thẳng ngoại giao Mỹ-Nga, Washington ngày 31-8 cho biết đã yêu cầu Nga đóng cửa một loạt cơ sở ngoại giao và cắt giảm nhân sự ngoại giao.

 

tong lanh su quan nga tai san francisco, my - anh: reuters

Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco, Mỹ - Ảnh: Reuters

 

Các cơ sở bị đóng cửa gồm tổng lãnh sự quán tại San Francisco cùng 2 cơ sở Thương vụ tại Washington và New York.

Động thái trên là phản ứng của Mỹ về việc bị điện Kremlin yêu cầu cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao tại Nga. Tháng trước, Matxcơva đã yêu cầu Washington cắt giảm hơn một nửa số cán bộ ngoại giao và nhân viên xuống còn 455 người, sau khi Quốc hội Mỹ ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. 

"Chúng tôi tin rằng hành động này là không xác đáng và gây thiệt hại cho quan hệ chung giữa hai nước" - Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.

Theo yêu cầu của Mỹ, Nga phải đóng cửa ba cơ sở ngoại giao trên trước ngày 2-9.

Ngoài việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại San Francisco, phía Mỹ cũng yêu cầu Nga giảm số lượng nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán ở thủ đô Washington và Tổng lãnh sự quán tại New York. 

Theo bà Nauert, như vậy tại mỗi nước sẽ đều có ba tổng lãnh sự quán với tổng cộng 455 nhân viên ngoại giao. 

Reuters cho biết bộ trưởng ngoại giao Mỹ Rex Tillerson đã thông báo qua điện thoại với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về vụ việc. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ các biện pháp mới của chính quyền Mỹ trước khi phản ứng" - bộ ngoại giao Nga thông báo, cho biết "lấy làm tiếc" về động thái mới của Mỹ.

Trong khi đó, Tổng lãnh sự Nga tại San Francisco, ông Sergei Petrov cho biết Tổng lãnh sự quán sẽ hành động theo chỉ thị của ban lãnh đạo Nga. Nga đã thiết lập sự hiện diện ngoại giao tại San Francisco từ năm 1852. Tòa lãnh sự Nga tại thành phố này từng bị đóng cửa vào năm 1924 do thiếu kinh phí và được mở trở lại năm 1934 sau khi Washington thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô cũ.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 01-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 01-09-2017

    Trang bị radar mạnh, Type 59 Trung Quốc bắn trượt; Hơn 1.200 người thiệt mạng vì lũ lụt ở Nam Á; Đề nghị Trung Quốc chấm dứt diễn tập quân sự ở Biển Đông; Mỹ không tin SM-3 trong nhiệm vụ đối phó Triều Tiên

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-09-2017

    Mỹ tự tin với 60% chặn được tên lửa Triều Tiên; ​Trung Quốc: chúng tôi không muốn chiến tranh ở cửa nhà mình; Rộ tin Hàn Quốc rèn quân đặc nhiệm ám sát lãnh đạo Triều Tiên; Bộ trưởng Quốc phòng nói ngược ông Donald Trump về Triều Tiên

Bài cùng chuyên mục