Tin Biển Đông

 
 
 

Tin quân sự thế giới 24-9-2012

  • Cập nhật : 24/09/2012


Thêm 3 Hải giám, máy bay không người lái đến Senkaku/Điếu Ngư

Hôm nay (24/9), lại có ba tàu Trung Quốc đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một ngày sau khi cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) công bố sẽ sử dụng các máy bay không người lái để tăng cường công tác giám sát biển. Nhật Bản đã chính thức lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc trích lời Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc xác nhận vào sáng nay rằng hai tàu hải giám dân sự đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra “bảo vệ quyền lợi” ở vùng biển này. Một tàu ngư chính của Trung Quốc cũng đã xuất hiện tại vùng biển đang tranh chấp với Nhật Bản.

Nhật Bản đã chính thức lên tiếng phản đối hành động trên. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết đến chiều cùng ngày cả ba tàu của Trung Quốc đã di chuyển ra xa hơn khu vực này.

Trong khi đó, hôm qua (23/9), SOA công bố đã kiểm nghiệm một chương trình thí điểm máy bay không người lái làm nhiệm vụ hải giám viễn thám tại Liên Vân Cảng, một thành phố cảng thuộc tỉnh Giang Tô.

Yu Qingsong, giám đốc bộ phận của cơ quan này cho biết, với kinh nghiệm từ chương trình thí điểm này, SOA sẽ cố gắng thiết lập hệ thống quản lý và các quy tắc kỹ thuật nhằm xây dựng các căn cứ điều khiển máy bay không người lái tại các tỉnh dọc theo đường bờ biển của Trung Quốc.

SOA sẽ nỗ lực tăng cường giám sát tại các đảo lớn nhỏ, trong đó có cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo SOA, việc sử dụng máy bay không người lái để làm nhiệm vụ hải giám từ xa tương đối linh hoạt, có chi phí thấp và hiệu quả.

Một động thái khác có thể làm cho mối quan hệ giữa hai cường quốc Châu Á này thêm phức tạp và căng thẳng là khi một tổ chức ngư dân của Đài Loan cho biết sẽ có khoảng 100 tàu đánh cá được hộ tống bởi 10 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan đến vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư vào chiều hôm nay (24/9).

Quan hệ Trung-Nhật đã xấu đi rõ rệt sau khi Nhật Bản công bố mua một số hòn đảo trong quần đảo đang tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điều Ngư, châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc trong thời gian qua.

Tân Hoa Xã cho hay: "Trong những ngày gần đây, Nhật Bản đã liên tục gây lên những sự việc liên quan đến vấn đề đảo Điếu Ngư, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc". "Theo các luật có liên quan của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, (những tàu này) một lần nữa tiến hành tuần tra bảo vệ quyền lợi thường xuyên đối với vùng lãnh hải của Trung Quốc xung quanh đảo Điếu Ngư".

Phạm Khánh// Infonet
------------------------
Tàu sân bay TQ được đề xuất đặt tên Điếu Ngư

Ngày 24/9, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được chuyển giao cho hải quân nước này. Tàu có thể mang 30 máy bay chiến đấu và trực thăng, với khoàng 2.000 quân.

Báo chí Trung Quốc đưa rất ít thông tin về sự kiện này. Hoàn cầu Thời báo chỉ nói ngắn gọn, lễ chuyển giao được tổ chức tại cảng Đại Liên sau một thời gian dài thử nghiệm. Trong thời gian tới, sẽ có một buổi lễ để đưa tàu này vào trực chiến – báo chí cho rằng có thể là vào dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10. Bộ Quốc phòng không đưa ra thêm thông tin gì về việc chuyển giao tàu cho Hải quân.

Theo thông tin của hàng loạt báo chí địa phương, tàu sân bay đầu tiên của đất nước đã có tên gọi, tuy nhiên hiện thời chưa giới thiệu với công chúng rộng rãi. Nhiều khả năng là tàu sân bay này sẽ nhận tên gọi của một tỉnh trong nước.

Cùng thời gian này, trong bối cảnh bùng phát mâu thuẫn trong quan hệ Trung-Nhật vì tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Senkaku, hàng loạt chuyên viên quân sự Trung Quốc đề xuất đặt tên cho tàu sân bay là “Điếu Ngư”.

Lễ bàn giao diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đúng hôm 23/9, Trung Quốc hoãn lại lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật do căng thẳng xung quanh vấn đề Điếu Ngư / Senkaku.

Tàu sân bay của Trung Quốc được trang bị lại từ tàu sân bay cũ Varyag của Ukraina, vốn có từ thời Liên Xô. Trung Quốc mua thân tàu Varyag của Ukraina năm 1998, lúc đó tàu không có động cơ, không có điện hay động cơ đẩy. Năm 2002 họ bắt đầu cải tạo con tàu.

Trung Quốc nhiều lần khẳng định tàu không nhằm de dọa láng giềng và sẽ chỉ dùng chủ yếu cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Nhưng hàng loạt lần thử nghiệm tàu trên biển đã khiến các cường quốc trong khu vực rất lo ngại và đề nghị Trung Quốc minh bạch tại sao họ cần tàu sân bay.

Quân đội Trung Quốc rất kín tiếng về các chương trình quân sự của họ. Ngân sách quân sự chính thức của Trung Quốc đạt 106 tỷ USD năm 2012, tăng 11,2% so với năm trước đó. Theo báo cáo hồi giữa năm của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đang đổ tiền vào các công nghệ quốc phòng tiên tiến, như hàng không, tàu ngầm, vũ khí chống vệ tinh, tên lửa chống hạm. Báo cáo này cho biết, chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc lên tới 120 đến 180 tỷ mỗi năm. ( Khám Phá)
----------------
 'Hàn Quốc khiêu khích quân sự mạo hiểm'

Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng vừa lên tiếng chỉ trích việc các tàu chiến Hàn Quốc bắn cảnh cáo tàu cá Triều Tiên dọc giới tuyến trên biển tranh chấp phía Tây "là hành động khiêu khích quân sự mạo hiểm".

KCNA cũng dẫn lời Bộ Tư lệnh mặt trận phía Tây Nam Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) khẳng định Bộ này đã được lệnh "sẵn sàng chiến đấu" nếu Hàn Quốc bắn "dù chỉ một viên đạn" vào lãnh thổ Triều Tiên.

Trước đó, hôm 21/9, Hải quân Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo đối với 6 tàu cá Triều Tiên sau khi những tàu này vượt qua giới tuyến trên biển (NLL) trên biển Hoàng Hải.

NLL do Bộ Tư lệnh Liên Hợp quốc, do Mỹ đứng đầu, đơn phương vạch ra trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Triều Tiên không công nhận đường giới tuyến này.

TTXVN/Tin tức
-------------------------
Iran dọa tấn công phủ đầu Israel, châm ngòi thế chiến III

 Một quan chức cấp cao Iran hôm 23-9 cảnh báo cuộc xung đột Iran-Israel có thể “biến thành thế chiến III”, đồng thời tuyên bố rằng nếu Israel có dấu hiệu chuẩn bị tấn công Iran thì Tel Aviv chắc chắn sẽ phải hứng chịu một cuộc tấn công phủ đầu từ Tehran.
Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh lực lượng tên lửa thuộc Vệ binh Cách mạng Iran đã lớn tiếng đưa ra lời cảnh báo trên ngày 23-9 thông quan mạng lưới truyền hình tiếng Ả Rập. Ông nhấn mạnh thêm rằng Israel sẽ không thể tưởng tượng được quy mô cuộc tấn công của Tel Aviv. “Hậu quả sẽ cực kỳ khủng khiếp và cuộc tấn công phủ đầu chắc chắn sẽ là sự mở đầu của công cuộc xóa sổ (Israel)”, ông Amir Ali Hajizadeh tuyên bố.

Tư lệnh lực lượng tên lửa Iran còn nói thêm rằng Iran hiện vẫn chưa ra tay vào lúc này bởi ông tin rằng Israel sẽ không thực hiện cuộc tấn công mà không có đồng minh thân cận nhất của mình – chính là Mỹ.

Nếu Mỹ quyết định ủng hộ kế hoạch tấn công Iran của Israel, ông Hejizadeh khẳng định Tehran sẽ trả đũa cả Tel Aviv và Washington.

“Tehran sẽ tấn công các căn cứ của Mỹ ở Bahrain, Qatar và Afghanistan…Đối với chúng tôi những căn cứ này cũng sẽ bị đối xử như đất của Mỹ”, ông Hajizadeh nói.

Tuyên bố nói trên đưa ra sau khi Tướng Mohammad Ali Jafari - người đứng đầu Vệ binh Cách mạng Iran đưa ra nhận định cho rằng chiến tranh Iran-Israel “chắc chắn sẽ xảy ra”. Tuy nhiên ông Jafari không đưa ra thời gian cụ thể của cuộc chiến.
 
“Nếu cuộc chiến bắt đầu, người ta không khó để nhận ra hậu quả và “phần kết của câu chuyện”, ông Jafari nói trên các hãng tin địa phương.

Trợ lý của ông Jafari cũng tán đồng quan điểm trên, họ nói trên hãng thông tấn bán chính thức Fars rằng Iran sẽ không khơi mào cuộc chiến với Israel nhưng sẽ đáp trả một cách không khoan nhượng.

“Chiến lược phản công của Iran dựa trên thực tế chúng tôi có thể bị lôi vào một cuộc chiến đáng sợ chống lại liên minh do Mỹ cầm đầu”, Phó chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran Hossein Salami nói.

"Nếu chế độ Zion hành động chống lại Iran, đó sẽ là cơ hội lịch sử cho nước Cộng hòa Hồi giáo xóa sổ chúng khỏi bản đồ thế giới”, ông Salami nhấn mạnh thêm.

Những tuyên bố mới nhất này đưa ra nhằm đáp trả những đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran từ phía Tel Aviv. Israel vẫn một mực cho rằng hàng loạt các biện pháp cấm vận đã hoàn toàn thất bại trong việc chặn đứng chương trình vũ khí hạt nhân của Tehran.

Hôm 2-9, Thủ tướng Israel  Benjamin Netanyahu cáo buộc các nước lớn, trong đó có Mỹ đã thất bại trong việc vẽ ra một “lằn ranh đỏ rõ ràng”.
 
“Chỉ khi thấy rõ một lằn ranh đỏ rõ ràng, Iran mới ngưng cải tiến chương trình hạt nhân”, ông Netanyahu nói.

Tuy nhiên, chính quyền Obama đã từ chối đáp ứng nguyện vọng trên từ phía Israel. Hôm 14-9, Tổng thống Mỹ Obama khẳng định rằng sẽ không có “lằn ranh đỏ” nào hết bởi “hiện vẫn còn chỗ cho các biện pháp ngoại giao”.

Những tuyên bố nói trên từ phía Iran được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang dẫn đầu các cuộc tập trận hải quân có quy mô lớn chưa từng thấy tại vùng Vịnh với mục tiêu tạo áp lực với Iran. Cuộc tập trận chống mìn quốc tế (IMCMEX) này diễn ra từ ngày 16 đến 27-9 trên vịnh Persian thu hút lực lượng quân sự từ hơn 20 quốc gia trên thế giới, từ Mỹ, Anh, Pháp đến Nhật, Yemen, Jordan, New Zealand và Estonia...

 Đỗ Quyên (Theo RT, NLĐ)
----------------
 Iran tố Siemens gài chất nổ trong thiết bị bán cho nước này

Các chuyên gia an ninh Iran đã kịp thời phát hiện và tháo gỡ các vật liệu nổ trước khi được kích hoạt.

Truyền thông Iran hôm 23/9 đưa tin, nhà lập pháp Aladin Borujerdi- Chủ tịch Ủy ban chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia thuộc quốc hội Iran vừa cáo buộc tập đoàn Siemens của Đức cài các vật liệu nổ siêu nhỏ bên trong thiết bị bán cho Iran mà nước này mua để phục vụ cho các hoạt động hạt nhân.

Theo ông Borujerdi, các chuyên gia an ninh Iran đã kịp thời phát hiện và tháo gỡ các vật liệu nổ trước khi chúng được kích hoạt. Chính quyền Iran cho đây là “hành động thù địch” nhằm phá hoại các hoạt động hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này./.

Phương Anh/VOV-Trung tâm tin
Theo Alarabiya
--------------------------
Quan chức Iran cảnh báo nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ 3

Cuộc chiến trở thành hiện thực nếu xung đột giữa Iran và Israel tiếp tục căng thẳng hơn nữa.

Phát biểu trên mạng lưới truyền hình tiếng Ả Rập của Iran, Chuẩn tướng Iran Amir Ali Hajizadeh thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Iran cho rằng cuộc xung đột giữa Iran và Israel có thể biến thành "Chiến tranh Thế giới thứ 3".

Ông khẳng định nếu Israel  "đi tới những bước cuối cùng của việc tấn công Iran", thì nước này chắc chắn sẽ tấn công phủ đầu đối với Tel Aviv.

Theo ông, Israel sẽ  "không thể tưởng tượng được" lực lượng mà Iran sử dụng để phản ứng lại nếu Tel Aviv tấn công Tehran:  "Họ sẽ phải gánh chịu thiệt hại nặng nề và đó sẽ chỉ là bước mở đầu của sự phá hủy".

Ông cũng cảnh báo rằng nếu Mỹ quyết định ủng hộ Israel tấn công Iran, Iran sẽ tung đòn trả đũa cả Tel Aviv và Washington.

"Tehran nhất định sẽ tấn công các căn cứ của Mỹ ở Bahrain, Qatar và Afghanistan... Sẽ không có quốc gia nào yên ổn trong khu vực".  "Đối với chúng tôi, những căn cứ này đều tương tự như trên đất Mỹ".

Tuyên bố này được đưa ra sau khi người đứng đầu lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Tướng Mohammad Ali Jafari, cho biết cuộc chiến giữa Iran và Israel  "cuối cùng sẽ xảy ra". ( Theo TTVN)
--------------
Tàu công vụ Trung Quốc bất ngờ rút khỏi Điếu Ngư

Toàn bộ tàu công vụ Trung Quốc đã bất ngờ rời khỏi vùng nước Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) hôm 23/9, truyền thông Nhật dẫn lời lực lượng tuần duyên nước này.

Đây được xem là động thái đầu tiên từ phía Bắc Kinh nhằm làm giảm căng thẳng Trung - Nhật liên quan tranh chấp chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku.

Tuy nhiên, một nguồn tin của Nhật trước đó nói, có 10 tàu công vụ Trung Quốc đang "tuần tiễu trái phép" trong vùng nước Điếu Ngư/Senkaku.

Lực lượng tuần duyên Nhật đã điều tàu, trực thăng tới để canh phòng, không để tàu công vụ Trung Quốc "xâm phạm chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku".

Trong khi đó, khoảng 14h30 ngày 23/9 tại Đài Loan, hàng trăm người thuộc một số đảng phái đã xuống đường biểu tình phản đối Nhật.

"Một khi Tokyo chiếm đóng thành công Điếu Ngư/Senkaku, nó không chỉ làm người dân Trung Quốc mất đi ngư trường màu mỡ, mà còn ảnh hưởng tới quốc phòng Trung Quốc", một người biểu tình nói.

Căng thẳng Trung - Nhật leo thang kể từ khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa 3 trong 5 hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hôm 11/9.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tuyên bố mạnh mẽ rằng "Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia".

Sau đó, truyền thông Trung Quốc liên tiếp đưa tin về những cuộc tập trận, diễn tập ở nhiều địa điểm của nước này.

Ngày 17/9, Chinanews còn đưa tin, 1.000 tàu cá Trung Quốc đang kéo tới Điếu Ngư/Senkaku sau khi lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè trên Biển Hoa Đông kết thúc.

Sau cùng là hàng chục cuộc biểu tình lớn nhỏ nổ ra ở nhiều tỉnh, thành phố ở Trung Quốc, HongKong, Đài Loan phản đối Nhật.

Trong diễn biến khác, Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc hôm 23/9 đưa tin, hoạt động kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Bắc Kinh - Tokyo sẽ bị hoãn lại. Ban đầu, hoạt động này dự kiến diễn ra ở Bắc Kinh. ( Theo VTC)
-------------------
Tư lệnh Iran dọa tiến hành tấn công phủ đầu Israel

Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh lực lượng tên lửa thuộc Vệ binh Cách mạng Iran ngày 23/9 tuyên bố nước này có thể tiến hành cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Israel nếu biết chắc rằng nhà nước Do Thái đang chuẩn bị tấn công Iran.

Kênh truyền hình Al-Alam tiếng Arập thuộc sở hữu nhà nước dẫn lời ông Al-Alam nói: “Iran sẽ không khơi mào bất cứ cuộc chiến nào nhưng có thể ra đòn phủ đầu nếu biết chắc rằng các kẻ thù đang chuẩn bị tấn công mình”.

Ông đồng thời cảnh báo bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào lãnh thổ Iran sẽ châm ngòi cho một cuộc “Chiến tranh thế giới thứ ba”. Ông nêu rõ: “Chúng tôi không thể hình dung chế độ Zion sẽ tiến hành chiến tranh mà không có sự hậu thuẫn của Mỹ. Do đó, nếu nổ ra một cuộc chiến, chúng tôi sẽ giao chiến với cả hai nước này và chắc chắn sẽ tấn công các căn cứ của Mỹ. Trong trường hợp đó, những yếu tố khôn lường và khó kiểm soát sẽ xảy ra và có thể biến thành cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba”.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày càng nhiều động thái ám chỉ nước này sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, đồng thời chỉ trích lập trường của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng cần có thêm thời gian để các biện pháp trừng phạt và ngoại giao có thể ngăn chặn Iran sở hữu bom nguyên tử./.

(Vietnam+)
------------------
Trung Quốc lại "khuấy đảo" tranh chấp biển với chiêu cũ

Cục Hải dương Quốc gia (SOA) và Bộ Nội vụ Trung Quốc hôm 21/9 đã công bố danh sách các tên gọi được chuẩn hóa cho các thực thể địa lý trên quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – Điếu Ngư/Senkaku và các đảo lân cận.

Danh sách này còn bao gồm các vùng lãnh hải xung quanh quần đảo. Bản danh sách nêu chi tiết tên gọi bằng tiếng Trung và thông tin mô tả vị trí địa lý của nhiều núi, nhánh sông, mũi đất cùng các thực thể địa lý khác trong vùng.
 
Ngoài ra, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn công bố một bộ hải đồ cho các thực thể địa lý trên quần đảo này.

Động thái mới nhất này được đưa ra sau khi SOA công bố một chuỗi tọa độ trên Đảo Điếu Ngư/Senkaku và một số đảo lân cận khác giữa lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo này đang leo thang. Đây được coi là một nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền với quần đảo tranh chấp với Nhật Bản của Trung Quốc.

Hôm thứ Bảy tuần trước (15/9), SOA đã đưa ra chi tiết về đường kinh tuyến và vĩ tuyến của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và 70 hòn đảo lân cận, đồng thời công bố bản đồ định vị, và bản đồ phác thảo đối với quần đảo này.

 Trên trang web của mình, SOA cho biết, động thái được đưa ra nhằm giúp công chúng hiểu thêm về những thông tin xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng như các đảo lân cận.

Trong một diễn biến liên quan khác, cũng trong ngày 21/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Hồng Lỗi cho biết, nhiều kế hoạch và hoạt động trong dịp kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Trung Quốc đã bị ảnh hưởng, do "hành động sai lầm" của Tokyo khi "mua quần đảo Điếu Ngư một cách trái phép".

Mặc dù trước đó chỉ một này, Trung Quốc khẳng định vẫn sẽ vẫn tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, tuy nhiên, hôm 21/9, ông Hồng Lỗi đã tuyên bố Nhật Bản sẽ “phải chịu trách nhiệm" về vấn đề này.

Đan Khanh - (Theo Xinhua, VNmedia)
----------------------
Iran sẽ tiến hành tập trận không quân quy mô lớn

Theo Tân Hoa xã, kênh truyền hình Press TV của Iran ngày 23/9 đưa tin Không quân nước này đang lên kế hoạch tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn ở các khu vực phía Nam đất nước vào cuối năm nay theo lịch của Iran (tháng 3/2013).

Phó Tư lệnh Không quân Iran, Chuẩn tướng Aziz Nasirzadeh được dẫn lời nói: “Các cuộc tập trận của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran mang tính hòa bình và chứng tỏ Iran cùng các nước trong khu vực có khả năng bảo đảm an ninh của mình”.

Ông Nasirzadeh cũng tuyên bố sự hiện diện của các cường quốc ngoài khu vực ở Vùng Vịnh là “bất hợp pháp” và không cần thiết.

Theo ông, những cường quốc ngoài khu vực không thể đảm bảo an ninh cho các nước trong khu vực mà chính các nước trong khu vực có thể tự đảm bảo an ninh nếu cùng nhau hợp tác.

Việc Iran tuyên bố tập trận không quân diễn ra chỉ và ngày sau khi người đứng đầu lực lượng Vệ binh Cộng hòa, tướng Ali Jafari lần đầu tiên thừa nhận khả năng xảy ra cuộc chiến tranh với Iran, đồng thời Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết cho biết sẽ làm mọi cách để ngăn ngừa vũ khí hạt nhân của Iran./.

(Vietnam+)
----------------------------
Biểu tình ở Bangladesh dậy lửa bạo lực

Những ngày trước, Pakistan là nơi diễn ra biểu tình bạo lực nhất nhằm phản đối bộ phim Mỹ báng bổ Hồi giáo và tuần báo Pháp Charlie Hebdo đăng biếm họa về giáo chủ Mohammed.

Ngày 21-9, khoảng 10.000 người biểu tình sau lễ cầu kinh thứ sáu ở thủ đô Dhaka. Hôm sau, dù Bộ Nội vụ đã có lệnh cấm nhưng biểu tình vẫn diễn ra. Những người biểu tình đốt xe (ảnh). Cảnh sát bắn hơi cay. Xung đột xảy ra. Khoảng 50 người bị thương.

Chủ nhật 23-9, hoạt động ở Bangladesh hầu như tê liệt do tổng bãi công. Đa số các trường học, cửa hàng, văn phòng đóng cửa theo lời kêu gọi của các đảng đối lập. Khoảng 10.000 cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm đã được triển khai ở Dhaka. 42 người bị bắt vì ném đá vào cảnh sát và định dựng rào chắn trên đường.

Tại Israel, vào sáng 23-9, khoảng 500 người Palestine tập hợp ở Đông Jerusalem. Cảnh sát không can thiệp. Tại Đức, khoảng 1.500 người biểu tình hòa bình ở Dortmund (miền Tây). Nhiều cuộc biểu tình và tuần hành cũng diễn ra ở Freiburg, Munster, Karlsruhe, Hanover. Tại Áo, khoảng 500 người biểu tình hòa bình trước đại sứ quán Mỹ ở Vienna. Tại Thụy Sĩ, khoảng 200 người biểu tình ở Bern.

H.DUY/ PLTPHCM
-----------------
Đánh bom lớn ở Nigeria làm 50 người thương vong

Ngày 23/9, một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển một nhà thờ tại thành phố Bauchi, thủ phủ của bang cùng tên ở miền Bắc Nigeria, làm ít nhất hai người thiệt mạng và 48 người bị thương nặng.

Theo Cơ quan Kiểm soát tình trạng khẩn cấp quốc gia Nigeria (NEMA), vụ tấn công xảy ra tại nhà thờ St. John's vào khoảng 9 giờ (giờ địa phương), khi các tín đồ đang cầu nguyện.

Các nhân chứng cho biết một kẻ lạ mặt đã lái một chiếc ôtô chở đầy thuốc nổ lao thẳng về phía đám đông bên ngoài nhà thờ rồi kích nổ.

Kẻ đánh bom liều chết này cũng đã chết trong vụ tấn công. Các nhân viên an ninh đã phong tỏa hiện trường để tiến hành điều tra vụ việc.

Hiện chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công này.

Tuy nhiên, phần lớn giới chức nghiêng về giả thuyết thủ phạm là các thành viên giáo phái Hồi giáo cực đoan Boko Haram, vốn bị cáo buộc gây ra hàng trăm vụ đánh bom đẫm máu ở Nigeria, khiến hơn 1.400 người ở nước này thiệt mạng kể từ năm 2010.

Mới đây, tổ chức này đã nhận chủ mưu vụ tấn công tương tự tại một nhà thờ cũng ở thành phố Bauchi hôm 3/6 vừa qua, làm ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Trước đó, nhóm Boko Haram cũng thừa nhận đã tiến hành các vụ tấn công nhà thờ ở miền Bắc và miền Trung Nigeria thời gian gần đây cũng như các vụ tấn công một số nhân vật Hồi giáo và các mục tiêu khác, trong đó có tòa nhà của Liên hợp quốc ở thủ đô Abuja.

Hồi tháng Sáu, Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan tuyên bố Bôcô Haram đang kích động một cuộc xung đột tôn giáo thông qua các cuộc tấn công nhà thờ, với mục đích gây mất an ninh.

Bạo lực phe phái tiếp tục là nỗi ám ảnh với người dân Nigeria thời gian qua. Mới đây nhất, ngày 7/8, các tay súng đã tấn công một nhà thờ ở khu vực Okin, thuộc bang Kogi miền Trung nước này, làm ít nhất 19 người thiệt mạng.

Hồi tháng Sáu vừa qua, ít nhất 5 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ tấn công tương tự một nhà thờ ở thành phố Maiduguri, thuộc bang miền Đông Bắc Borno.

Tháng 2/2012, nhóm Boko Haram đã tấn công thành phố Maiđuguri và đốt phá hơn 100 cửa hiệu.

Trong tháng 1/2012, nhóm này cũng tiến hành hàng loạt vụ tấn công khủng bố tại Kano, thành phố đông dân thứ hai tại Nigeria, làm ít nhất 185 người thiệt mạng. Đây được coi là vụ tấn công đẫm máu nhất từ trước đến nay tại nước này.

Là nước đông dân nhất và có sản lượng dầu lớn nhất châu Phi, Nigeria đang bị chia rẽ gay gắt giữa miền Bắc có đa số người Hồi giáo sinh sống và miền Nam, nơi người Thiên chúa giáo chiếm đa số.

Những vụ tấn công, nhất là nhằm vào các tín đồ Thiên Chúa giáo, đang làm dấy lên lo ngại sẽ làm bùng nổ xung đột tôn giáo ở Nigeria./.

(TTXVN)
---------------
Indonesia bắt giữ thêm nhiều nghi can khủng bố

Cảnh sát Indonesia ngày 23/9 cho biết Đội tinh nhuệ chống khủng bố của nước này đã bắt giữ 10 phiến quân Hồi giáo và thu giữ hàng chục quả bom tự tạo của một nhóm được cho là lên kế hoạch tiến hành các vụ tấn công liều chết nhằm vào lực lượng an ninh và chính phủ nước này.

Người phát ngôn của Cảnh sát quốc gia Indonesia, Chuẩn tướng Boy Rafli Amar, cho biết 8 nghi can trong số này đã bị bắt hôm 22/9 tại thị trấn Solo, thuộc tỉnh Trung Java, nghi can thứ 9 bị bắt vào tối 22/9 ở Tây Kalimantan trên đảo Borneo, còn nghi can thứ 10 bị bắt ngày 23/9 tại Solo.

Theo ông Ama, hai trong số những nghi can bị bắt là những kẻ chuyên tuyển mộ thanh niên và dạy cho ít nhất một thành viên trong nhóm cách chế tạo bom. Ông còn cho hay nhóm này đã lên kế hoạch đánh bom tòa nhà quốc hội, bắn vào cảnh sát và tấn công các thành viên của đội chống khủng bố.

Ngoài ra, cảnh sát còn thu giữ được 12 quả bom tự tạo cùng một số thiết bị để chế tạo bom, 3 khẩu súng trường, 4 thanh kiếm và một số cuốn sách về đạo Jihat.

Trong thập kỷ vừa qua, đất nước Vạn đảo phải hứng chịu nhiều vụ đánh bom khủng bố do mạng lưới khủng bố khu vực Jemaah Islamiyah gây ra, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ đánh bom tại đảo Bali hồi tháng 10/2002, làm 202 người thiệt mạng, trong đó đa số là du khách Australia./.

(TTXVN)
-------------------------
Động thái mới của Trung Quốc trong tranh chấp với Nhật Bản
     
 Cục Hải dương Quốc gia (SOA) và Bộ Nội vụ Trung Quốc hôm 21/9 đã công bố danh sách các tên gọi được chuẩn hóa cho các thực thể địa lý trên quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – Điếu Ngư/Senkaku và các đảo lân cận.

Danh sách này còn bao gồm các vùng lãnh hải xung quanh quần đảo. Bản danh sách nêu chi tiết tên gọi bằng tiếng Trung và thông tin mô tả vị trí địa lý của nhiều núi, nhánh sông, mũi đất cùng các thực thể địa lý khác trong vùng.
 
Ngoài ra, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn công bố một bộ hải đồ cho các thực thể địa lý trên quần đảo này.

Động thái mới nhất này được đưa ra sau khi SOA công bố một chuỗi tọa độ trên Đảo Điếu Ngư/Senkaku và một số đảo lân cận khác giữa lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo này đang leo thang. Đây được coi là một nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền với quần đảo tranh chấp với Nhật Bản của Trung Quốc.

 Hôm thứ Bảy tuần trước (15/9), SOA đã đưa ra chi tiết về đường kinh tuyến và vĩ tuyến của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và 70 hòn đảo lân cận, đồng thời công bố bản đồ định vị, và bản đồ phác thảo đối với quần đảo này.

Trên trang web của mình, SOA cho biết, động thái được đưa ra nhằm giúp công chúng hiểu thêm về những thông tin xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng như các đảo lân cận.

Trong một diễn biến liên quan khác, cũng trong ngày 21/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Hồng Lỗi cho biết, nhiều kế hoạch và hoạt động trong dịp kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Trung Quốc đã bị ảnh hưởng, do "hành động sai lầm" của Tokyo khi "mua quần đảo Điếu Ngư một cách trái phép".

Mặc dù trước đó chỉ một này, Trung Quốc khẳng định vẫn sẽ vẫn tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, tuy nhiên, hôm 21/9, ông Hồng Lỗi đã tuyên bố Nhật Bản sẽ “phải chịu trách nhiệm" về vấn đề này.

Đan Khanh - (Theo Xinhua/VnMedia)
-------------------
Israel không thay đổi thoả thuận hoà bình với Ai Cập

Tuyên bố được đưa ra sau khi Ai Cập liên tục kêu gọi thay đổi quy định hạn chế binh sỹ trên bán đảo Sinai.

  Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman cho biết, nước này sẽ không đồng ý xem xét lại thoả thuận hoà bình với Ai Cập trong bối cảnh tình trạng mất an ninh đang gia tăng ở khu vực biên giới giữa 2 nước.

Phát biểu trên Đài phát thanh Israel, ông Lieberman nói rằng, sẽ không có chuyện Israel đồng ý về bất kỳ sự thay đổi nào trong thoả thuận hoà bình lịch sử năm 1979 với Ai Cập.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi và Phong trào Anh em Hồi giáo của ông đã liên tục kêu gọi thay đổi quy định hạn chế binh sỹ trên bán đảo Sinai. Nhiều người Ai Cập cho rằng, việc hạn chế này là xâm phạm đến chủ quyền quốc gia.

Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của các phiến quân, Israel và Ai Cập đã nhất trí tạm thời dỡ bỏ quy định hạn chế binh sỹ. Tuy nhiên, bạo lực vẫn diễn ra. Mới đây nhất, 3 tay súng và 1 binh sỹ Israel  đã thiệt mạng trong một vụ đọ súng ở khu vực biên giới ngày 21/9.

Quan hệ Israel và Ai Cập trở nên căng thẳng và khó đoán định sau khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak - người luôn duy trì thỏa thuận hòa bình ký năm 1979 giữa hai nước và hợp tác với Israel trong một số lĩnh vực, bị lật đổ năm 2011.

Israel tỏ ra lo ngại trước việc Tổ chức Anh em Hồi giáo thắng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6 vừa qua và việc ông Mursi được bầu làm Tổng thống. Việc Chính phủ Ai Cập triển khai lực lượng nhằm truy quét các tay súng Hồi giáo cũng khiến phía Israel lo ngại, cho rằng Ai Cập đang tìm cách duy trì sức mạnh quân sự ở khu vực biên giới./.

Thuỳ Linh/VOV-Trung tâm tin
(Theo AP)
 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục