Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đôngvà sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo tại Manila.
Tờ Financial Times Anh ngày 1/4 đăng bài viết "Mỹ cần thừa nhận hiện thực Biển Đông" cho rằng, khi Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines vào tháng 7/2016, các chính khách ở Washington đều tỏ rõ thái độ vui mừng về chiến thắng của họ.
Nhưng sau đó, trong việc tranh đoạt quyền chủ đạo tuyến đường hàng hải quan trọng này (hàng năm hàng hóa vận chuyển qua đây khoảng 5.000 tỷ USD), Mỹ lại gặp khó khăn.
Từ đó trở đi, các nỗ lực của Mỹ trong việc lôi kéo các nước có tuyên bố chủ quyền khác ở khu vực này liên tiếp gặp trở ngại. Một số quan chức Mỹ thậm chí ngầm thừa nhận, Trung Quốc không mất một viên đạn mà vẫn giành chiến thắng ở Biển Đông. Trong lịch sử những giai đoạn suy yếu của Mỹ, đây chắc hẳn là một trang rất "nổi bật".
Sai lầm trong chính sách này của Mỹ phần lớn thuộc trách nhiệm của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Từ trước sau năm 2011 trở đi, chính quyền Barack Obama coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là thách thức quan trọng nhất đối với vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, đồng thời rõ ràng tìm cách thoát thân khỏi chiến sự ở Trung Đông, "chuyển hướng" sang điều động lực lượng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Do cuộc cách mạng dầu đá phiến trong nước đã làm giảm sự lệ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ khu vực Ả rập, chiến lược này càng trở nên hợp tình hợp lý.
Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV
Nhưng, sau vài năm gặp trở ngại, báo Anh cho rằng, chính sách "tái cân bằng" của Mỹ đã trở thành một "thảm họa". Vì nó không chỉ gây giận dữ đặc biệt cho Trung Quốc, mà còn làm cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực bắt đầu hết sức nghi ngờ về khả năng và quyết tâm của Mỹ.
Sau khi nhìn thấy Mỹ đưa ra rất nhiều “thỏa hiệp”, Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến trình có liên quan ở Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc còn thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao có hiệu quả rõ rệt trong một năm qua, thuyết phục các nước láng giềng rời xa Mỹ, xích lại gần Trung Quốc.
Một ví dụ điển hình nhất là Philippines, thuộc địa cũ của Mỹ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói lời “tạm biệt” với Mỹ, đồng thời làm dịu quan hệ với Trung Quốc. Từ sau tháng 7/2016, tất cả các bên khác ở Biển Đông như Malaysia, Việt Nam, Brunei đều cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Mỹ luôn kiên trì khẳng định họ chỉ muốn bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông. Nhưng, điều Mỹ thực sự muốn là tàu do thám và máy bay của họ có thể tự do triển khai các hành động giám sát đối với tuyến đường bờ biển của Trung Quốc.
Đương nhiên, Mỹ sẽ tuyệt đối không thừa nhận điểm này, song hiện nay họ đã làm tốt chuẩn bị cho các cuộc đàm phán.
Washington phải thừa nhận Trung Quốc chiếm ưu thế quân sự ở tuyến đường hàng hải Biển Đông; đồng thời cần xây dựng một chính sách ứng phó bao quát được lợi ích của tất cả các bên ở khu vực này, tránh xảy ra chiến tranh bất ngờ.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn